CÁCH QUÁN XÉT ĐỂ XẢ TÂM THAM ĂN UỐNG

                                                                                 ———————————–

Như chúng ta đã biết: Ăn uống là một nhu cầu tất yếu cần phải có để tồn tại sự sống của con người nói riêng và của tất cả loài hữu tình nói chung. Nếu không nhờ sự ăn uống này thì cơ thể chúng ta không thể duy trì và phát triển được.

Với một thân thể khỏe mạnh khối óc minh mẫn thì không có việc gì là chúng ta không thể không làm được, không có một sự khó khăn nào trên cuộc đời này mà chúng ta không thể vượt qua. Một đất nước văn minh phát triển là dựa trên đội ngũ cốt cán năng động khỏe mạnh, chứ không được xây dựng trên những thân thể ốm yếu bệnh tật. Một gia đình luôn vui vẻ bởi ai cũng mạnh mẽ tráng cường, với mỗi tự thân luôn đầy sức lực thì mọi việc đều thông suốt, không gì là khó khăn, không gì gây chướng ngại, mặc dù trong cuộc sống luôn đầy dãy mọi chướng ngại và khó khăn. Ở đâu có sức mạnh, ở đó có sự chiến thắng. Chính nhờ sự ăn uống mà mỗi tự thân có được sức mạnh, sức khỏe, nên mọi người trên thế gian này dù già hay trẻ, nam hay nữ, bình dân hay trí thức, bần cùng hay phú quý…Không ai là không bị ngã gục trên mặt trận ăn uống, luôn bị nó sai khiến, sai sử. Ít ai có thể thoát ra khỏi nanh vuốt của dục ăn uống . Chỉ có những vị tu hành đúng giới luật đức hạnh của Đạo Phật thì mới mong thoát ra khỏi sự lôi cuốn của dục ăn uống này mà thôi.

Vậy như thế nào được gọi là ăn?

Phàm tất cả những vật gì từ bên ngoài (Có thể ăn được) được đưa vào trong miệng, qua sự nghiền nát (Nhai) của răng tiết dịch vị của lưỡi trở thành hỗn hợp, nhỏ nhuyễn, nuốt xuống dạ dày (bao tử) thì đó được gọi là ăn. Qua sự ăn đó mà cơ thể được tồn tại và phát triển.

Sự ăn ở đây rất đa dạng và phong phú như ăn bằng mắt, bằng mũi, miệng, tai, mọi suy nghĩ và ăn trong mơ… thì đây được gọi là phương tiện ăn, còn thức ăn thì chỉ có hai món duy nhất đó là món ăn tinh thần và món ăn vật chất.

Ở đây chúng ta đi vào tìm hiểu sự ăn bằng miệng cung cấp dưỡng chất cho cơ thể con người tồn tại và phát triển để rồi từ sự ăn uống đó mà con người sinh tâm đắm nhiễm, chấp trước vào đó mà sinh ra muôn ngàn khổ đau thiêu đốt chúng ta, nhưng nào đâu mấy ai tỉnh giác được. Vì vậy hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu cách quán xét, để xả cái tâm tham ăn uống này, ngõ hầu cuộc sống của chúng ta tươi đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.

Từ thở ban sơ khi con người mới có mặt trong môi trường sống này thì con người chỉ biết kiếm ăn bằng cách như đi lượm, hái các loại hoa quả, hạt củ, lá cành… để ăn và kiếm nước sông suối để uống, để nuôi mạng sống thì đó là đời sống tự nhiên thích nghi với cấu tạo cơ thể con người, vì con người không có răng nanh, móng tay, móng chân nhọn và sắc bén như một số loài động vật chuyên ăn thịt. Điều này chứng tỏ con người chỉ ăn thức ăn thực vật là tốt nhất. Trải qua một thời gian sau con người mới bắt chước một số các loài động vật, mới bắt đầu ăn thịt chúng sinh. Nhưng con người có phát minh sáng kiến hơn đã biết dùng lửa nướng chín thịt động vật mới ăn, rồi lần lượt con người biết chế tạo ra cung tên, chài lưới để săn bắt bẫy lưới các loài động vật về để phục vụ cho nhu cầu ăn uống, con người lại phát minh ra nồi niêu xoong chảo, để chế biến ra nhiều món ăn, biết chăn nuôi gia súc gia cầm, đồng thời con người cũng trồng trọt các loại lương thực, rau mầu, cây ăn trái kết hợp giữa thức ăn động vật và thực vật, làm cho ngày càng dồi dào, phong phú đa dạng hơn. Nào là sơn hào hải vị, đồng quê…

Ngày nay các nhà khoa học, các nhà kinh doanh cũng nghiên cứu, chế biến, sản xuất ra nhiều các loại lương thực, thực phẩm chay cũng như mặn với nhiều hình thức khác nhau từ bình dân đến cao cấp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Cũng như các nhà hàng, khách sạn, quán xá về ăn uống từ bình dân đến sang trọng mọc lên như nấm chỗ nào cũng có. Từ nông thôn đến thành thị, từ ngõ hẻm đến đầu đường đâu đâu cũng thấy bầy bán các loại lương thực, thực phẩm để phục vụ cho việc ăn uống. Có thể thấy mặt hàng ăn uống chiếm phần đa so với các mặt hàng khác được bầy bán trên thị trường.

Điều này cho chúng ta thấy, cái nghiệp dục ăn uống của con người nó nặng như thế nào rồi.

Có một số người cho rằng đó là “một nét văn hóa ẩm thực ” phong phú của con người, chúng ta thử suy nghĩ kĩ xem có phải là VĂN HÓA ẨM THỰC hay không? Nếu thật sự là văn hóa ẩm thực thì phải đem lại lợi ích thiết thực cho con người, phải xây dựng cho con người có một lối sống đạo đức thanh cao KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH, KHÔNG LÀM KHỔ NGƯỜI, KHÔNG LÀM KHỔ CÁC LOÀI CHÚNG SINH. Thì mới được gọi là văn hóa ẩm thực, còn đằng này:

Vì ăn uống mà khiến cho con người sinh tâm tham lam, trộm cắp, xâu xé lẫn nhau, tranh giành lẫn nhau, giết hại lẫn nhau, con người giết con người, con người giết các loài động vật một cách dã man, ghê sợ chẳng có lòng thương xót.

Vì ăn uống mà người ta phải nghèo đói khổ sở, nợ nần, tán gia bại sản nên tục ngữ có câu: “MIỆNG ĂN NÚI LỞ Chỉ có cái lỗ miệng bé tý mà cả cơ ngơi sự nghiệp to lớn như quả núi cũng phải hết.

Xưa kia có một nhà hiền trí của Trung Quốc suốt cả cuộc đời ông chỉ làm nghề câu cá để nuôi thân, mỗi ngày ông ăn hai bữa cơm, mỗi bữa hết một bát gạo đầy, cứ mỗi buổi chiều đi câu về ông lại múc hai bát cát đầy về đổ phía sau căn nhà nhỏ của ông cho đến khi ông 80 tuổi thì thành một quả đồi cao hơn nóc nhà ông, ấy là chỉ có mỗi gạo không thôi mà đến mức như vậy, còn thứ khác chưa kể mà đã kinh khủng như vậy nên MIỆNG ĂN NÚI LỞ, là đúng thật.

Vì ăn uống mà cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt, cha mẹ và con cái phải xa lìa, anh em bạn bè phải ly tán.

Vì ăn uống mà người ta phải một nắng hai sương, chạy ngược chạy xuôi, buôn tảo, bán tần, vào luồn ra cúi.

Vì ăn uống mà thế giới luôn có chiến tranh, tiếp diễn giữa nước này với nước khác, xương máu con người chết chồng chất như núi như sông. Cũng chỉ vì “miếng ăn”, vì muốn ăn ngon, ăn theo sở thích của mình, mà con người trở thành những tên sát thủ, thành con vật hung ác, giết không biết bao nhiêu loài động vật khác để ăn thịt.

Vì ăn uống mà gây bao tội ác, rồi đây con người sẽ phải gánh chịu những quả khổ đau. Do những hành động ác như vậy nên con người chỉ cần một phút thanh thản an vui cũng chẳng có. Huống hồ là một cuộc sống bình an.

Cái dục về ăn uống nó đã đem đến cho con người và cho các loài vật biết bao nhiêu đau khổ và tai họa biết nhường nào vậy mà người ta gọi là VĂN HÓA ẨM THỰC” Văn hóa ở chỗ nào? “VĂN HÓA HAY LÀ VĂNG XƯƠNG.

Đem so sánh con người với các loài vật, thì con người cũng chẳng khác gì thậm chí con người còn tham hơn, ác độc hơn. Xưa kia có rất nhiều vị vua quan trong các triều đại bỏ bê việc triều chính suốt ngày suốt đêm chìm đắm trong dục lạc ăn uống sắc dục mà phải bị mất ngôi, mất nước. Thời nay nạn ăn nhậu lại càng nhiều hơn các quán ăn quán nhậu, nhà hàng khách sạn từ bình dân đến cao cấp mọc lên như nấm để phục vụ nhu cầu ăn uống từ rẻ tiền đến đắt tiền, loại nào cũng có để đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng, để nuôi thân mạng cho mập, cho béo. Nên Đức Phật dạy DO HỮU MÀ CÓ ÁI” tức là có thân thì phải ăn uống mới sống được. Mặt khác bên ngoài lại có quá nhiều đồ ăn, thức uống nên ai nấy đều đắm chìm vào việc ăn uống. Như vậy đã là một con người không có ai là không ÁI THÂN mà có ÁI THÂN thì phải có ÁI ĂN UỐNG. Có ái là có khổ nên ĐỨC PHẬT dạy DO ÁI SINH SẦU ƯU, DO ÁI SINH SỢ HÃItức là do ÁI sinh THỌ. Nên khi con người tiếp xúc với ăn uống mới sinh ra các cảm thọ. Do có cảm thọ nên mới sinh ra 11 ác pháp sau:

1, DO DUYÊN THỌ MÀ CÓ ÁI SINH:

      Tức là ngay khi còn nằm trong bụng mẹ là đã phải thọ dụng sự ăn uống để cho thai nhi phát triển qua nhau thai của người mẹ. Đến khi vừa mới lọt lòng lại tiếp tục thọ dụng sự ăn uống bằng cách bú sữa từ mẹ hoặc uống sữa ngoài.. Nếu mẹ không đủ sữa để bú cho no, hoặc đang bú dở mà không cho bú nữa thì sẽ khóc hoặc giẫy giụa để đòi cho bằng được mới thôi. Do đó khi con người còn nằm trong thai và khi mới sinh ra là đã mang cái nghiệp tham lam ăn uống rồi. Càng lớn bao nhiêu thì lại càng huân tập nghiệp tham lam ăn uống nhiều hơn nữa. Lúc còn nhỏ thì được cha mẹ quan tâm yêu thương chiều chuộng nên có bao nhiêu đồ ăn ngon, thức bổ dưỡng đều nhường hết cho con. Hôm nào không có đồ ăn ngon thức uống bổ là dỗi không ăn, là buồn là khóc. Đến tuổi trưởng thành không còn phụ thuộc vào cha mẹ chăm nom nữa thì tiếp xúc với xã hội bên ngoài lại có rất nhiều việc, nhiều sự kiện liên quan đến ăn uống như: Bạn bè gặp nhau, trai gái yêu nhau cũng rủ nhau đi ăn uống. Sinh nhật, đám giỗ, đám cưới, đám ma, tân gia, đám hỏi, thăng quan tiến chức, ngày lễ, ngày tết, hội hè… đều bày ra ăn uống. Ký một hợp đồng hay một công việc gì cũng bày ra ăn uống. Mà con người tiếp xúc với thức ăn nhiều thì càng ưa thích. Tức là khi chúng ta thọ dụng một món ăn nào đó hợp với khẩu vị của mình là mình  sinh ra ưa thích món ăn đó, bữa nào có món đó là phải ăn món đó trước và thường hay đi tìm thức ăn đó để ăn.

         2, DO ÁI MÀ CÓ TÌM CẦU:

Tức là do ưa thích ăn uống nên nó thúc đẩy con người phải đi tìm, đi kiếm để ăn uống. Loài vật chúng đi tìm ăn khi chúng thấy đói, còn con người thì tìm ăn bất kể lúc nào, đói cũng tìm ăn, no cũng tìm ăn, ăn ngày ăn đêm. Chính vì vậy mà nó thúc đẩy người ta phải đi tìm, đi kiếm, bằng mọi cách, bất chấp thiện hay ác. Nói đến đây con lại nhớ hồi con còn nhỏ giữa trưa nắng mùa hè trưa nào con cũng ra đồng để bắt cua ngôm, cá chết nắng, còn mùa đông thì ra đồng bắt cá chết rét, trời mưa to con cũng dầm mưa để kéo vó, hoặc thả lưới để bắt cá tôm. Đến khi lớn hơn thì không còn đi bắt cá tôm nữa thì lại một nắng hai sương suốt tháng quanh năm trên xó chợ đầu đường để buôn bán lương thực. Con chẳng màng tới sức khỏe, chỉ mong sao cho có để ăn uống cho no đủ sướng cái lỗ miệng thật đúng là: CÁI MIỆNG NÓ KHIẾN CÁI THÂN nó đẩy cái thân phải đi tìm, đi kiếm. Thủa ban sơ thì con người chủ yếu tìm cầu ăn uống bằng cách đi lượm, đi đào, đi hái hoặc đi săn đi bắt còn thời nay hiện đại hơn nên ngoài người biết trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm. Biết vận dụng khoa học vào việc tìm cầu. Người ta chế ra đủ thứ lương thực, thực phẩm chay, mạng, ngon bổ rẻ. Xưa kia thì các loài cây ăn quả, cây lương thực một năm chỉ có một mùa, ngày nay một năm có hai, ba mùa, có khi có quanh năm. Thủa xưa một lần đi săn hay đi bắt chỉ được một vài con. Thời nay mỗi lần đi săn đi bắt được vô số không thể kể hết. Những con thuyền, con tàu to nhỏ hiện đại mỗi lần ra khơi đánh bắt không biết bao nhiêu tánh mạng chúng sanh mà kể. Rồi những trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm khắp nơi đâu đâu cũng có. Có những trang trại nuôi mấy ngàn con lợn, con bò, mấy chục ngàn con gà… Rồi ở các gia đình nhất là ở nông thôn và miền đồi núi nhà nào cũng nuôi một vài con lợn, con bò, con chó, con mèo, con thỏ, mấy chục con gà, con vịt.. Để ăn thịt hoặc để lấy trứng làm thực phẩm hàng ngày cho tiện, cho rẻ, rồi cho đến đào ao xây bể, hồ để nuôi thủy hải sản…Có một số người tìm kiếm bằng cách mang súng đạn, cung tên bẫy để bắt các loài chim thú rừng về ăn hoặc ngâm rượu như: Rượu rắn, tắc kè, cao hổ cốt…Có một câu chuyện có thật mà chính bác bộ đội đặc công kể cho chúng con nghe: “Thời chiến tranh ăn uống thiếu thốn, nên buổi tối hôm đó bộ đội ta vào rừng để săn bắn thú rừng về ăn. Có hôm đã vô tình bắn nhầm chết một người đồng đội của mình, chỉ vì miếng ăn mà ban đêm phải đi tìm kiếm bắn chết lẫn nhau. Đúng là ác giả, ác báo tức thì”. Bất cứ thứ gì mà con người ăn được là họ có thể đi mua, đi kiếm, đi ăn cắp về để ăn cho bằng được. Các loại côn trùng như giun, dế, cào cào, rết… giờ đây là món ăn đặc sản. Dẫu nó ở sâu dưới lòng đất hay ở trong rừng xa, hay trên trời dưới biển thì con người cũng đi tìm, đi bắt cho bằng được đem về chế biến để ăn. Thậm chí trên mạng còn đăng tin có người bắt côn trùng ăn trực tiếp như loài động vật thật ghê tởm, ác độc. Một số người vào rừng săn bắn thì lấy củi nướng ăn ngay tại chỗ. Hồi con còn đi làm ruộng con thấy họ bắt cá, cua ốc rồi lấy cỏ rạ nướng ăn, khi con vật đang còn sống, còn bẩn mà họ vẫn ăn được.

Đối với những người ăn chay thì họ luôn tìm những món ăn ngon bổ lạ từ rau, củ, quả đến các loại hạt, loại rong đắt tiền như: Măc ca, hạnh nhân, óc chó, hạt điều, rong biển, tảo biển… Nói chung chỗ nào cũng có thực phẩm để người ăn chay tìm kiếm. Thậm chí có những loài rau như xuyến chi, tàu bay, bồ công anh…cứ miễn sao ngon bổ họ đều mang về chế biến nên họ thích ăn chay nhiều hơn vì nghĩ nó tốt cho sức khỏe, trẻ lâu không bị bệnh tật nan y, nên họ sẵn sàng bỏ tiền và công sức ra tìm kiếm, đi mua cho bằng đươc những thực phẩm đó.

3, DO TÌM CẦU MÀ LỢI SINH:

Tức là do hàng ngày phải ăn uống nên trong nhà bắt đầu sinh ra hẳn một phòng bếp chuyên chỉ để phục vụ cho việc ăn uống. Có phòng bếp rồi mới sinh ra việc đi mua đi sắm đủ thứ vật dụng to nhỏ các loại để phục vụ cho bữa ăn từ nồi xoong bát, đũa, muỗng, dao, kéo bàn ghế, tủ lạnh… đủ các thể loại hình dáng to nhỏ…tiếp đó còn sắm ra các thiết bị máy móc hiện đại đắt tiền như bếp từ, bếp hồng ngoại, lò nướng, lò vi sóng….  để bảo quản và chế biến đồ ăn thức uống từ vài triệu đến vài trăm triệu cũng có.Vì cái lỗ miệng thôi mà tiền bạc tiễn biệt không biết bao nhiêu mà kể và nhất là phải mua về đủ thứ gia vị như mắm, muối, súp, hạt nêm , dầu hào, tương chao….Có người còn có thể tự làm những thứ đó để có thể tạo thành nhiều hương vị khác nhau để phục vụ cho cái khẩu vị cho cái miệng thèm ăn khát uống khiến cho trong nhà lúc nào cũng cất chứa nhiều đồ đạc sắm cho cái lỗ miệng còn nhiều đồ hơn cho cái thân. Có những người thích ăn uống nên chọn nghề nấu ăn, khi học xong ra bắt đầu tìm chỗ mở quán, nhà hàng. Có người mở ra mấy quán ăn một lúc, mấy nhà hàng một lượt. Không chỉ có quán nhà hàng bán đồ ăn uống chín mà còn mọc ra nhiều như nấm các quán bán đồ ăn uống phụ như: kem, sữa chua, bánh mỳ, cà phê, sinh tố….và cả những siêu thị, đại lý lớn, nhỏ bán cả đồ ăn uống chính, phụ nhiều vô kể. Nên đi đến đâu cũng thấy toàn đồ ăn thức uống. Thậm chí thời nay hiện đại hơn là có rất nhiều người mở ra các trang WEB hoặc các trang mạng xã hội để bán, để quảng cáo đồ ăn, thức uống, chỉ cần chọn đặt mua thôi là có người mang đến tận cửa. Chính vì vậy mà làm cho con người lúc nào cũng quay cuồng, từ việc nghĩ xem đang muốn ăn gì rồi đi tìm quán bán đồ ăn uống đó lại chọn thời gian đi ăn, đi uống, rủ ai đi cùng cho vui. Không thì lại nghĩ xem hôm nay ăn gì uống gì, nấu món gì và phải mua những thứ gì để nấu… cho nên do tìm cầu và lợi sinh ra rất nhiều thì khổ càng tăng, phải hao tốn rất nhiều tiền bạc, của cải, nhất là sức khỏe, vì phải nai lưng đi làm thì mới có tiền để tụ tập ăn uống, để mua đồ về ăn uống, để sắm vật dụng, để tìm kiếm thức ăn nào ngon, thức uống nào bổ, đồ dùng thiết bị nào chất lượng và còn bỏ cả công sức ra để đi đặt hoặc trực tiếp đến để mua, chỉ vì cái miệng mà sinh ra đủ thứ chuyện thật vất vả và tốn kém vô cùng.

          4, DO LỢI SINH NÊN PHẢI TIÊU DÙNG:

     Khi đã có đồ dùng thiết bị, mới bắt đầu sinh ra việc phải lo nấu nướng đủ các thể loại món ăn thức uống từ sáng đến tối, thậm chí ăn đêm, có người ăn 5-6 bữa một ngày, có người lúc nào cũng ăn, đói là ăn hoặc hứng lên là ăn không kể bữa nào hết, nên có người vừa làm vừa ăn, vừa chạy xe vừa ăn, vừa đọc báo đọc sách vừa ăn, coi tivi, ngồi trên tầu, xe, máy bay cũng ăn, thậm chí có người đứng tiểu bậy bên đường mà họ vẫn cầm ổ bánh mỳ hay bắp ngô cạp ăn luôn miệng…Rồi lúc nào cũng phải lo trước bữa sáng ăn gì, ăn xong nghỉ được 1-2 tiếng lại lo trưa ăn gì, trưa chưa ăn xong lại lo tối nay ăn gì, tối chưa hết bữa đã lo ngày mai ăn gì… Nhất là mỗi ngày nghĩ xem hôm nay nấu gì, luộc gì, xào gì, bữa sau còn cái gì nấu thêm món gì, và còn uống thêm thứ gì, ăn loại hoa quả nào…Cả ngày chỉ lo ăn uống cái gì? Cứ như vậy suốt tháng quanh năm. Ăn và ăn! Ăn uống xong rồi lại phải mang đi dọn rửa, người ta nói căng da bụng, trùng da mắt ngại vô cùng. Có người ngại dọn tới mức xếp thành chồng hết ngày rửa một thể, còn có người lười tới mức ăn hết bát đĩa rửa một lần luôn (Thường là thanh niên cả nam lẫn nữ ở một mình) nên tục ngữ có câu: “Chớ cho thằng đói nấu cơm, thằng no rửa bát, thằng hờn rửa rau” rồi những người mở quán ăn, nhà hàng thì lúc nào cũng phải trông coi, thuê nhân viên, quan trọng là chất lượng món ăn thức uống nhất là nhà hàng chay vì món chay rất phong phú nếu không thường xuyên thay đổi sẽ bị chán và có khi phải chế biến ra những món ăn liên tục để hợp khẩu vị mọi người, RỒI PHẢI ĐI HỌC HỎI thêm nhiều kinh nghiệm khắp trong nước đến nước ngoài để nâng thương hiệu quán nhà hàng, bởi vậy người ta thường nói không có nghề nào vất vả bằng nghề bán hàng ăn, luôn phải thức khuya dậy sớm 3-4h thậm chí là phải đi chợ mua đồ lúc nửa đêm có những người còn mở quán ăn đêm tưởng đâu được làm việc theo sở thích là sướng ngờ đâu cực khổ, vất vả trăm bề. Phục vụ người ăn thì nhiều còn cái thân có khi mệt đến nỗi không muốn ăn, rồi sinh ra đủ thứ bệnh vì ăn uống thất thường. Và nhất là từ khi mọc ra hàng quán, con người mới thích đi ăn, đi uống, tìm chỗ nào ngon, bổ, rẻ, tụ tập người thân bạn bè đối tác làm ăn vv…Cũng chính từ đó mới có việc nhậu nhẹt, say xỉn, để rồi cảnh bạo lực gia đình, cảnh tai nạn giao thông mới xảy ra nhiều vô kể như vậy. Cho nên lợi sinh ra càng nhiều thì tiêu dùng càng nhiều, tiêu dùng nhiều thì khổ đau càng tăng, tiêu tốn rất nhiều tiền của, thời gian, công sức và còn ảnh hưởng đến sức khỏe hay mắc các bệnh đường ruột, tiêu hóa ngộ độc thức ăn, béo phì vv…Vì thực phẩm có khi không bảo đảm và cơ thể thì phải làm việc quá nhiều lần trong ngày.

          5, DO TIÊU DÙNG MÀ THAM DỤC SINH:

 Đồ ăn ngon thức uống bổ ai mà chẳng thích. Càng ăn thì lại càng tham, từ tham ít sinh tham nhiều, nên cứ ăn một món gì ngon, uống một thứ gì bổ, thì người ta nhớ rất kỹ, lại muốn lần sau mua món đó nữa, làm món đó tiếp, lần sau lại đến quán đó để được ăn những thứ mình thích.

Hồi con còn nhỏ ở Chùa cũ con hay nấu món bún riêu chay và món sinh tố bí đỏ xay với sữa để đãi khách và Phật tử, ai ăn uống xong cũng tấm tắc khen và hỏi cách nấu để về nhà nấu. Có người nói: khi nào Thầy nấu những món này Thầy gọi điện cho con đến ăn với ạ, cho nên càng ăn thì lại càng tham, nhất là khi người ta đói bụng thì họ ăn ngồm ăn ngoàm, ăn ngấu, ăn nghiến, ăn cố ăn ráng, ăn cho no căng cả bụng mà vẫn thích ăn nữa, thật đúng là con mắt to hơn cái bụng. Có người ăn no rồi ra ngoài móc cổ nôn ra rồi vào ăn tiếp. Con nghe kể nhà hàng buffet chay An Lạc khách vào ăn xong họ ngồi nói chuyện chơi điện thoại một lúc họ ăn tiếp, có người ăn xong ngồi ngủ gật trên bàn một lúc dậy ăn tiếp. Người ta vì tham ăn nhiều quá. Khiến cơ thể béo phì, bụng to như cái trống, đi đứng khó khăn mệt nhọc sinh ra đủ thứ bệnh… Nào là đau dạ dày, tiểu đường, suy thận… toàn là những bệnh nan y khó chữa, có người vì tham ăn quá đứt ruột chết luôn. Hồi năm 1945 ở Việt Nam có nạn đói ghê rợn nhưng một số người không bị chết đói, nhưng đến khi có thức ăn nhiều quá nên bị bội thực chết no. Cũng khá nhiều thật đúng là tham dục càng nhiều thì khổ càng tăng.

          6, DO THAM DỤC SINH MÀ ĐẮM TRƯỚC SINH:

     Như uống nước biển, càng uống lại càng khát, khát rồi lại uống, cứ như vậy không bao giờ hết được, chẳng bao giờ chấm dứt được mà chỉ mãi mãi tiếp diễn cơn khát này mà thôi. Càng thọ dụng thì lại càng tham đắm, càng chìm sâu vào, đắm chấp vào mỹ vị hương thơm ấy cho nên hễ ở đâu có món ăn ngon vật lạ, là họ rủ nhau đi tới, không ngại nắng mưa xa xôi cách trở, chỗ nào có đồ ăn ngon hoặc khuyến mãi là phải đi mua nhanh sợ hết. Mọi người luôn coi trọng cái ăn, hễ đồ ăn thức uống nào không hợp với họ là họ tỏ ra khó chịu quát tháo, hoặc nói bóng nói gió. Nhiều gia đình chồng đi làm về nhà mà chưa có cơm nước để ăn hoặc mâm cơm không có những món mà mình ưa thích để nhắm rượu là họ bắt vợ hoặc con phải đi nấu thêm hay đi mua về mới chịu ăn. Nếu vợ con không phục vụ đến nơi đến chốn là họ quát tháo, có khi đánh đập cả vợ con cũng chỉ chấp vào cái ăn cái uống, họ coi miếng ăn hơn cả tình nghĩa. Có một số người dính mắc vào ăn uống họ coi đó như một sự cao sang quyền quý, đẳng cấp, cao thượng, nhất là thời phong kiến các vị vua quan ăn toàn những món cao lương mỹ vị thậm chí bát đĩa thìa muỗng… đều sơn son thiếc vàng quý giá. Thời nay các vị quan chức họ ăn uống những nơi nhà hàng, khách sạn sang trọng mỗi bữa ăn tốn đến mấy chục triệu có khi lên đến cả trăm triệu để thể hiện đẳng cấp của mình, Các sếp lớn còn có kiểu ăn “ĂN CƠM ĐÚT tức là thuê các em xinh đẹp ăn mặc hở hang đút cho ăn, rót cho uống, vừa ăn nhậu vừa sờ mó gợi dục linh tinh. Ở Nhật Bản còn có kiểu ăn nhậu không cần bàn, mâm mà họ thuê một cô gái trẻ đẹp không mặc áo quần nằm ngửa rồi bầy đồ ăn nên khắp người cô gái ấy để vừa ăn vừa ngắm nhìn người đẹp.

Hay trong các ngày lễ ngày tết hoặc đám cưới, đám hỏi, đám giỗ người ta luôn coi trọng việc cỗ bàn, lo lắng ăn uống đêm hôm linh đình, có nơi phải đãi khách mấy ngày liền, dù nhà giầu hay nghèo cũng thi nhau phải làm cho linh đình, không thì sợ mọi người chê trách, khinh thường, vì vậy mà đâu đâu cũng chấp đắm vào ăn uống, việc gì cũng phải ăn uống tiệc tùng, đến cả người chết cũng là một lý do để có cỗ bàn ăn uống linh đình suốt ngày thâu đêm. Nói chung là mọi người luôn mê đắm dính mắc vào ăn uống rất nhiều, nên phải tốn hao sức người sức của, tốn hao thời gian, tiền bạc, công sức một cách lãng phí.

          7, DO ĐẮM TRƯỚC SINH CHẤP THỦ:

       Tức là khi đắm nhiễm vào sự ăn uống rồi họ sinh ra chấp thủ, họ coi trọng đồ ăn thức uống đó như vậy còn hơn cả người thân, mặc dù họ ăn không hết, nhưng họ vẫn không muốn cho ai ăn, chỉ giữ khư khư để ăn một mình, có ai mà đụng đến đồ ăn uống của họ là họ đánh chửi đánh đập ngay nên tục ngữ có câu: “miếng ăn là miếng tồi tàn, mất đi một miếng lộn gan lên đầu”. Vì chấp thủ vào ăn uống mà người ta tranh giành cãi vã nhau không khác gì hai con vật đang giành nhau. Chúng ta thường chứng kiến ở những nơi chợ búa, hàng quán người ta tranh nhau, chửi nhau, đánh nhau cũng vì mớ rau, cân thịt, con gà, con cá…Cái này tôi đang lựa chọn, tôi trả giá trước. Trong các nhà hàng, quán xá thì vị trí này, bàn ăn này tôi đã đặt trước, đã gọi món đó trước, phải để vào bàn của tôi trước mới được…Trong bữa ăn gia đình người Việt Nam thường để dành vài món ăn ngon hơn cho bố mẹ chồng, cho chồng. Ở nhà quê thường có tục lệ “Mâm trên, mâm dưới” Mâm trên dành cho các bậc lớn tuổi hoặc nam giới, mâm dưới dành cho các cháu nhỏ hoặc phụ nữ. Món ngon vật lạ phải để dành cho các bậc bề trên hoặc nam giới ăn nhậu. Ở một số các Chùa đại thừa cũng vậy họ phân biệt giữa tu sĩ và cư sĩ cũng phải có chế độ ăn uống khác nhau, vị trí ngồi khác nhau. Ngay cả tu sĩ với tu sĩ họ cũng phân biệt người tu trước thọ giới cao hay có quyền chức thì được ăn trên ngồi trước, còn người thọ giới sau ngồi dưới ăn thường hơn.

Còn đối với một số người luôn ăn theo nhu cầu cơ thể lúc nào họ cũng chấp vào việc ăn uống sao cho có chất, món nào không có chất họ không ăn nên khiến bữa ăn lúc nào cũng cầu kỳ phức tạp có khi ăn nhiều quá lại sinh chướng bụng khó tiêu khiến cơ thể khó chịu đứng ngồi không yên, ngủ không ngon giấc khiến cơ thể lúc nào cũng bần thần mỏi mệt.

Còn có những người luôn ăn theo sở thích thì cứ chấp rằng ăn thứ mình thích mới sướng, chứ ăn theo nhu cầu khó ăn dù biết là tốt nhưng vì có khi phải ép mình ăn nên họ không ăn được họ lại coi việc ăn đó là khổ sở. Chính vì vậy mà cái gì họ cũng ăn và phần đa con người luôn ăn theo sở thích, nên mới sát hại mạng chúng sanh nhiều vô số kể, vì vị chế biến từ thịt chúng sanh luôn lôi cuốn họ mạnh gấp nhiều lần đồ thực vật, nên người ta mới chấp vào từng bữa ăn nếu không có thịt họ không ăn được. Khiến họ mắc đủ thứ bệnh tật, hết bệnh này đến bệnh khác, triền miên suốt tháng quanh năm nhưng không khi nào họ nhận ra điều đó, cứ chấp vào cái ngon để rồi khiến cả thể xác lẫn tinh thần luôn phải sống trong cảnh khổ đau vô cùng tận thật đúng là “CÁI MỒM LÀM HẠI CÁI THÂN

 8, DO CHẤP THỦ NÊN SINH RA ÍCH KỶ, NHỎ MỌN, HẸP HÒI:

Tức là do chấp thủ đây là đồ ăn, thức uống của tôi, của nhà tôi không ai có quyền được ăn được nếm nếu không cho phép. Vì cái tâm tham lam ăn uống mà họ chỉ biết đến cá nhân họ, gia đình họ mặc kệ mọi người xung quanh, ai đói mặc ai. Đời sống mà KẺ ĂN KHÔNG HẾT, NGƯỜI LẦN CHẲNG RA”. Người giầu có ăn uống dư thừa đổ bỏ lãng phí, họ đâu thèm quan tâm thương xót gì đến bao nhiêu người đói khát khổ sở.

Rồi đến vấn đề an toàn thực phẩm họ chỉ nghĩ an toàn cho họ, hàng xịn, hàng tốt thì giữ lại cho mình cho nhà mình ăn uống, còn hàng giả, hàng hết hạn thì mang cho, mang bán ra ngoài. Hay những người nông dân các loại rau, quả, lương thực nào mà họ để ăn thì họ không phun thuốc, không bón phân hóa học. Còn chỗ nào phun thuốc, bón phân hóa học thì bán ra thị trường SỐNG CHẾT MẶC BAY. Họ chẳng cần quan tâm đến sức khỏe, sinh mạng người khác nên khiến bao người bị chết hoặc bị bệnh vì ngộ độc thức ăn. Rồi cuộc sống gia đình có nhiều nhà vợ hay chồng đi ăn nhậu hàng quán tối ngày chẳng hề quan tâm đến mọi người ở nhà ăn uống ra sao, thậm chí có người chồng đi không về ăn cũng không gọi về báo cho gia đình, để mọi người phải chờ đợi, phải gọi để hỏi xem có ăn không thì họ mới ăn rồi mới dám ăn. Có một số gia đình thì đến bữa ăn sắp riêng cho bố mẹ già ăn một chỗ khác vì họ ăn uống rơi vãi làm mất vệ sinh, có người còn cho bố mẹ ăn cơm thừa canh cặn giống như đối xử với đầy tớ trong nhà thời phong kiến, thật đúng là vì ăn uống mà mắc tội bất hiếu bất nhân đối với bố mẹ.

Chưa kể đến việc vì ăn uống mà người ta săn bắn đánh bắt trích điện quá mức làm cho cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên làm tiệt chủng nhiều loài động vật. Họ chỉ biết ăn cho thật nhiều, ăn cho sướng cái miệng mà họ chẳng bao giờ quan tâm để ý đến sự đau khổ chết chóc, kêu la của các loài vật. Thậm chí có người biết điều đó nhưng họ vẫn cứ làm. Con có người anh làm đồ tể (mổ lợn) họ nói là họ vẫn biết việc ấy là ác nhưng vì miếng cơm manh áo của bản thân và gia đình nên đành phải làm như vậy vả lại bữa ăn phải có thịt, cá, tôm, cua…thì ăn mới ngon miệng cho nên họ đành nhắm mắt làm liều, tội đến đâu biết đến đó trước mắt cứ ăn cho ngon miệng, khoái khẩu, họ còn nói: THÀ BỊ BỆNH, BỊ CHẾT NON CHỨ KHÔNG CHỊU CHẾT THÈMthật quá ngu ngốc, thật đáng thương.

Còn đối với các loại thực vật thì sự ích kỷ nhỏ mọn hẹp hòi của họ rất quá đáng, ông cha ta thường hay nói “ăn quả nhớ người trồng cây”. Nhưng con người thời bây giờ ăn quả xong bẻ cây luôn, chặt cây luôn, đào luôn cây mang về nhà mình trồng để ăn một mình, nhất là nạn lấy măng, măng luồng, măng nứa trong rừng vừa mới nhú lên là họ bẻ cho bằng hết. Đây là nạn phá rừng, phá hủy tài nguyên thiên nhiên và môi trường, còn có những người ích kỷ nhỏ mọn bằng cách là thấy ai ăn được mà mình không ăn được là sinh tâm “ăn không được thì đạp đổ” họ phá không để lại người khác ăn. Như con thấy chú con có trồng một cây bưởi trước nhà mới có quả năm đầu tiên được ba quả, bị người ta ăn trộm, thế là chú chặt cây bưởi đó luôn. Qua đó chúng ta thấy do chấp thủ vào ăn uống mà nó làm cho con người trở nên ích kỷ, nhỏ mọn, hẹp hòi.

          9, DO LÒNG ÍCH KỶ, NHỎ MỌN, HẸP HÒI NÊN THỦ HỘ SINH:

      Tức là do lòng bỏn xẻn hẹp hòi nên lúc nào cũng phải lo cất giữ, tích trữ đồ ăn uống cho thật nhiều, cho thật cẩn thận như ngày xưa nhà nào cũng xây một cái kho để cất giữ lương thực cho cả gia đình ăn suốt tháng quanh năm. Thời nay thì gia đình nào cũng có tủ lạnh, tủ bảo ôn để cất chứa bảo quản đồ ăn uống, rồi các loại rau, cây trái, củ, quả, hạt. Họ sấy khô, phơi khô hoặc ướp lạnh, muối chua để dành ăn cho được lâu, thịt hộp, cá hộp, tôm khô, cá mắm cất chứa trong kho bốc mùi nồng nặc. Trong các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản thì luôn kín cổng cao tường có bảo vệ canh giữ, camera hoặc nuôi chó becgie để giữ. Thậm chí có người còn cài điện ngầm vào cửa kho hoặc cổng chuồng trại để có kẻ gian nào mà tới sẽ bị điện giật. Ở xóm con có một gia đình nuôi một chuồng gà cứ tối là cài điện ngầm vào cửa chuồng đến sáng thì ngắt điện. Một hôm sáng quên không ngắt điện đến khi mở cửa chuồng để cho gà ăn thì bị điện giật gần chết phải đưa đi bệnh viện cấp cứu, thật  đúng là “gậy ông lại đập lưng ông”

          10, DO THỦ HỘ NÊN MỘT SỐ ÁC PHÁP SINH:

      Tức là do thủ hộ (cất giữ) để ăn uống nên tâm trí lúc nào cũng sợ đồ ăn uống bị hư hỏng, bị hết hạn, sợ bị người khác ăn mất phần mình, sợ người khác lấy cắp, hay sợ bị chó, mèo, chuột ăn vụng, do đó mà khiến cho mọi người luôn bất an. Còn một số người quá chú trọng vào việc ăn uống cho có chất nên khi chẳng may hết thứ đó hoặc không có thì sợ sinh bệnh tật trong cơ thể, thành ra luôn bị lệ thuộc vào nó, đi đâu cũng phải mang theo bên mình, không có không chịu được, như người bị nghiện. Ngay cả đồ dùng hễ ai dù con cái cháu chắt, bố mẹ, vợ chồng… mà chẳng may làm rơi vỡ, làm hỏng từ cái bát, đĩa… đến các loại máy móc để nấu ăn thì kiểu gì cũng bị mắng chửi một cách thậm tệ, nhất là trẻ con hay bị những trận đòn roi khi quậy nghịch đồ của người lớn, hay trong bữa ăn mà quậy phá không cho mọi người ăn là sẽ bị mắng, bị đánh, phải ngồi ăn cơm chan nước mắt, chỉ vì đụng vào món ăn của mọi người.

          11, MỘT SỐ ÁC PHÁP SINH THÌ TRƯỢNG KIẾM, ĐAO BÚA, ĐẤU TRANH, ĐẤU KHẨU, ÁC KHẨU, VỌNG NGỮ.. NÊN MỚI CÓ ƯU BI SẦU KHỔ GIEO THÙ KẾT ÁN NHIỀU ĐỜI

  • TRÊN THỰC TẾ CHO CHÚNG TA THẤY :

Con người luôn có tư tưởng “có thực mới vực được đạo” vì thế mà không người nào mà không tham ăn và đặc biệt là ai cũng thèm ăn, tham ăn, thích ăn thịt và giết hại chúng sinh, không những không gớm tay mà lại còn thấy thích thú, mỗi khi đánh đập, cắt cổ, lột da, quay nướng, thiêu đốt… chúng sinh quá dã man nhất là trong các lò mổ, nhà hàng, quán xá để phục vụ bán cho khách một lúc phải tới hàng ngàn mạng chúng sinh bị giết bởi thói quen của con người. Cứ hễ có sự kiện hay dịp lễ gì từ nhỏ đến lớn, từ việc cá nhân đến việc tập thể, từ chuyện vui đến chuyện buồn… dù cho bất cứ việc gì thì con người cũng chỉ biết tìm đến cái ăn cái uống là cách giải quyết tốt nhất, vì vậy mới sinh ra cảnh chúc tụng rồi nhậu nhẹt rượu bia khiến cho đầu óc mê mờ, không còn tỉnh táo và nhất là việc “rượu vào lời ra” Có khi đầu bữa còn gọi anh em bạn bè người thân, đến cuối bữa thì mày tao rồi cãi nhau, chửi nhau, thậm chí đánh giết nhau ngay trên bàn ăn. Khi tan cuộc thì vật vã đầu đường xó chợ, vỉa hè, không biết đâu là nhà, bạ đâu ngủ đấy như những kẻ điên mất trí, có khi chết luôn ngoài đường. Như con có người bác rể đi nhậu say về loạng choạng ngã úp mặt vào vũng nước ngạt chết, thật không hiểu nổi. Rồi cảnh  bạo lực gia đình cũng từ việc tham ăn uống nên mới xẩy ra khắp mọi nơi. Khi chồng nhậu say về nói năng lảm nhảm, hay còn chửi cha mắng mẹ, chửi vợ đánh con rồi đập phá đồ đạc, có một số người vợ còn bị chết oan vì chồng say xỉn vô tình đánh chết khiến cuộc sống gia đình như địa ngục trần gian rồi khiến cho cả xã hội luôn phải sống trong cảnh bất an, bất ổn. Mọi người luôn tranh giành nhau, kèn cựa, tỵ hiềm, đánh mắng, chửi nhau từ miếng ăn cho đến phương tiện làm ra món ăn rồi cũng luôn xảy ra đầy dãy những sự thương vong, chết chóc một cách ghê rợn. Khi có nhiều cảnh người chết không toàn thây vì tai nạn giao thông, khi uống rượu bia lái xe xảy ra nhiều. Mãi đến năm gần đây pháp luật bắt buộc phải xử phạt nặng nề về việc uống rươu bia khi lái xe, có khi mức sử phạt tới vài chục triệu đồng với một lần vi phạm. Từ đó mới làm giảm bớt được việc nhậu nhẹt lẫn tai nạn giao thông đi phần nào.

Rồi cũng từ tâm tham ăn thịt chúng sinh nên con người mới bắt đầu xây dựng, làm ra các chuồng trại, trang trại chăn nuôi đủ các thứ loại con từ nhỏ đến lớn luôn nhốt chúng trong những cái chuồng cái lồng sắt chật hẹp, chen chúc hết con này đến con khác. Hàng ngày luôn thải một số lượng phân lớn và nước tiểu ra môi trường đất, nước, không khí làm ô nhiễm môi trường một cách nặng nề. Từ đó mới sinh ra đủ các thứ dịch bệnh, con này nuôi con kia, thậm chí lây sang cả con người, khiến người ta sợ hãi nên đành phải mang đi lấp đất chôn sống, hoặc mang đi thiêu đốt hàng ngàn mạng chúng sinh một lúc làm cho lượng khói độc CO2  thải ra quá nhiều khắp mọi nơi ảnh hưởng trực tiếp vào nơi tâm tính con người trở nên hay sân hận dễ cáu gắt nên mới sinh ra nhiều cuộc ẩu đả chém giết nhau không ai nhường ai giống như những con thú vật vậy (vì máu sân hận của chúng sinh trước lúc chết đã ngấm vào cơ thể con người nên khiến con người dần trở thành MẶT NGƯỜI MÀ LÒNG DẠ THÚ cùng với khí hậu nóng bức dễ sinh tâm cáu gắt, tức giận từ đó mới làm cơ thể con người âm thầm ủ độc trong từng tế bào) nhưng cũng có những con người vô lương tâm tới mức lợi dụng thịt bệnh thiu thối họ đem tẩm ướp, tiêm thuốc làm thịt tươi trở lại thậm chí còn làm nặng thịt lên để cân bán lấy lời và còn đóng dấu cả mác giả an toàn thực phẩm lên thịt để lừa người mua không nghi ngờ, từ lòng tham này sinh ra lòng tham khác, khiến con người dần biến chất không còn là con người nữa mà biến thành các loài ác thú đội lốt người, luôn tranh giành nhau từng miếng ăn, đến việc sẵn sàng hãm hại sự sống của nhau để đổi lấy cho được miếng ăn ngon, phục vụ cho mình. Nhất là ở các nước phát triển họ còn xây dựng lên các nhà máy với đủ các loại thiết bị máy móc hiện đại, chuyên để xay, nghiền, mổ, xẻ…hàng loạt theo dây chuyền nên cứ mỗi giây trôi qua là hàng trăm, hàng triệu sinh mạng chúng sinh bị giết chết. Máu và nước mắt của chúng sinh luôn chảy ra không ngừng nhiều không thể kể thấu, nên Đức Phật mới nói NƯỚC MẮT CHÚNG SINH NHIỀU HƠN NƯỚC BIỂNlà vậy.

Cũng do suốt từ nam chí bắc, từ đông sang tây, khắp mọi nơi đâu đâu cũng luôn đầy dãy thịt, xương máu tanh hôi, nước mắt, rên la, đau đớn, thảm thiết, kèm theo sự uất hận tột cùng đến tận xương tủy của vô lượng chúng sinh trong từng sát na và cộng với tâm tham lam độc ác, ích kỷ của con người, luôn phủ trùm khắp mọi nơi trên hành tinh này, nên mới phóng xuất gia vô số những từ trường xấu ác chiêu cảm trực tiếp vào môi trường sống, bằng chứng chính là những trận thiên tai, động đất, sóng thần, lũ lụt, giông bão, lốc xoáy, sạt lở đất, cháy rừng, thời tiết nóng lạnh thất thường khắc nghiệt. Trái đất đang ngày một nóng lên theo năm tháng, dịch bệnh thì lan tràn đủ loại.. khắp nơi cứ chỗ nào hay giết hại chúng sinh bằng cách thức nào thì sẽ gặp tai họa, thiên tai tương đương với cách thức đó khiến cho sự sống của con người không khi nào được bảo đảm, tâm trí lúc nào cũng luôn lo lắng, bất an, sợ hãi, vì mỗi khi thiên tai ập đến là luôn dầy dẫy những cảnh tan cửa nát nhà, người chết, người bị thương, người mất tích, luôn trong tình trạng bỏ của chạy lấy người phải chịu cảnh màn trời chiếu đất, hay phải sống trong những nơi công cộng tập thể thiếu thốn, bẩn thỉu không khác gì cái chuồng nhốt chúng sinh, trở thành những người không chỉ tay trắng mà còn trở thành người vô gia cư, gia đình bị chia cắt, ly tán, mất tích, hoặc bị thiệt mạng do thiên tai nhấn chìm, chôn vùi, thiêu cháy, cuốn trôi. Thảm hại nhất ngay trong hiện tại đây chính là trận đại dịch covid 19 kéo dài suốt hơn một năm từ 12/2019 đến nay và nó vẫn đang tiếp tục hoành hành con người khi phải chịu cảnh bắt nhốt, cách ly giống như nhốt chúng sinh trong chuồng trại khổ sở, rồi cũng bị đem đi thiêu đốt, lấp đất chôn vùi hàng loạt giống cảnh chúng sinh cũng bị con người đối sử tương tự như vậy, rồi cảnh phải chứng kiến người thân bị chết trong vùng dịch mà không sao đến cứu được khiến tâm con người dày xéo khổ đau, nước mắt đầm đìa, cũng giống với cảnh con người bắt giết chúng sinh, bắt chúng phải chứng kiến cảnh người thân của chúng bị giết hại thê thảm ngay trước mắt, vì vậy nên con người vẫn cứ đang phải tiếp tục chịu những sự khổ đau tột cùng như việc con người sát hại chúng sinh vậy, cho nên mới nói luật nhân quả không bao giờ sử phạt sai một ly hào nào đối với những hành động tàn ác của con người, thật khổ sở, thật đáng thương vì không mấy ai thấy được điều đó.

Chính vì vậy nên các bậc cổ đức mới nói “BỆNH TỪ MIỆNG MÀ VÀO” quả không sai bởi do tất cả mọi sự khổ đau trên đều bắt nguồn từ việc tham ăn, thèm ăn thịt và giết hại chúng sinh của con người nên con người phải tự gánh lấy những hậu quả khổ đau do chính con người tự tạo ra từ của cải vật chất đến thể xác tinh thần mà ta luôn thấy hàng ngày rõ nhất đó là qua những sự rên la, đau đớn trên giường bệnh của con người vì bệnh tật hoành hành trên khắp cơ thể, không có người nào là không có bệnh, không phân biệt đối tượng tuổi tác hay ngay cả khi nằm trong bụng mẹ vẫn bị mắc bệnh như thường, không bị bệnh nặng (ung thư) thì bị bệnh nan y không chết mà cũng không chữa khỏi, phải chấp nhận ăn ngủ cùng bệnh, dùng thuốc điều trị cầm chừng suốt tháng, quanh năm, có khi chưa khỏi này đã sinh thêm bệnh khác. Còn có người bị bệnh ngấm ngầm trong người cứ nghĩ bệnh nhẹ không sao, đến khi bị đau dữ dội mới chịu đi viện khám thì ôi thôi! Đợi ngày thần chết gõ cửa, đọc tên. Nên của cải dù có chất như núi cũng lần lượt ra đi, làm được đồng nào chữa bệnh đồng đấy, thậm chí trở thành con nợ. Nhưng vốn con người luôn sống trong sự vô minh, thiếu trí tuệ nên không nhận ra những sự khổ đau đó đều do con người tự tạo ra, bởi vậy khi bệnh rồi người ta lại càng cố tìm thêm nhiều loại con vật để tẩm bổ dưỡng bệnh nhiều hơn nữa, thành ra bệnh không đỡ mà lại càng khiến sự đau đớn rên la khổ đau tăng lên gấp bội, không khác  chúng sinh đau đớn, dẫy dụa, rên la trước khi chết. Đó cũng chính là từ trường uất hận của chúng sinh phóng xuất ra đang quay lại báo oán con người mà con người không hề hay biết.

Chỉ vì tâm dục, vì sự sai khiến của tâm thèm ăn khát uống mà nó khiến con người mê muội, không còn tỉnh táo, tạo ra vô số tội ác, để rồi không chỉ khiến chính con người phải chịu khổ đau mà còn kéo theo muôn loài vạn vật cũng đều phải gánh chịu chung với con người những hậu quả khổ đau đó, làm cho chúng vừa sợ hãi, vừa căm thù, ghét bỏ con người, chúng nhìn con người giống như những con ÁC QUỶ DẠ XOA, điều này trong thơ cổ đã nói:

 

“Hàng ngày trong bát cơm ăn

 Oán sâu như bể hận bằng non cao

Muốn xem binh lửa thế nào

 Hãy nghe lò mổ, tiếng gào đêm thâu

Như vậy qua những sự triển khai trên cho chúng ta thấy chỉ vì lòng tham ăn thịt và giết hại chúng sinh của con người mà đã biến cho hành tinh này thành một bãi chiến trường đẫm máu luôn chứa đầy những sự uất ức, căm phẫn, hận thù, oan oan tương báo, người giết vật, vật oán lại người khiến cả người lẫn vật luôn phải sống trong cảnh khổ đau vô cùng vô tận! Phải nói rằng nghiệp sát sinh của con người là nguyên nhân chính sinh ra tất cả mọi sự khổ đau trên thế gian này vậy mà hiếm có người nào giác ngộ  điều đó, phần đa con người trên thế gian này đều chỉ biết sống trong ảo tưởng khi luôn tìm đến thần linh trời Phật, Chúa, Thánh… để cầu phước, cầu lộc, cầu an.. nhưng họ không khi nào nhận thấy rằng dù có cầu bao nhiêu đi chăng nữa thì họ vẫn mãi phải chịu quá nhiều khổ đau suốt cả cuộc đời. Hết đời này sang đời khác bởi giết mạng thì phải đền mạng đó là luật công bằng hiển nhiên, chứ sao có thể lách luật qua việc cầu khẩn “hối lộ” Phật Thánh Chúa… để cầu xin cái lợi cho mình, còn cái khổ đau thì để người khác, vật khác phải chịu hay sao, thật vô lý! Vậy mà con người vẫn tin theo được, và phải nói rằng các tôn giáo ra đời nhiều thì lại khiến con người đua nhau giết vô số sinh mạng chúng sinh càng nhiều để đem đi cúng, đi tế Thánh, Thần, Phật … rồi xin các vị phù hộ ban lộc, ban phước cho họ được sống bình an hạnh phúc. Bình an, hạnh phúc thế nào được khi bàn tay họ luôn vấy đầy máu tanh, nước mắt, sự hận thù, nếu ai cũng sống ác rồi cầu được an vui như họ thì thử hỏi còn có sự công bằng trên sự sống hay không, bắt vật chết để mình sống bình an hạnh phúc hay sao, con người thật quá ích kỷ trong sự VÔ MINH, ĐIÊN ĐẢO, NGU SI hết chỗ nói. Họ không khi nào suy nghĩ lại được rằng “thần thánh, tiên Phật là những vị THÁNH luôn yêu thương chúng sinh thế mà ta lại đi cúng tế sinh mạng sinh cho các vị thánh như vậy tử hỏi là HỌA hay PHƯỚC đây? Nếu thánh mà cũng ăn thịt chúng sinh như những kẻ phàm phu thì đâu còn là thánh nữa, và nếu thánh cũng ăn thịt chúng sinh thì hành tinh này trở thành một “HÀNH TINH CHẾT vì không nơi đâu có sự “bình đẳng”, không nơi đâu có lòng yêu thương chân thật hay sao? Vì thế nên nếu con người không chịu ngừng việc tham ăn thịt và giết hại chúng sinh thì cả NGƯỜI lẫn VẬT trên thế gian này sẽ bị chết chìm trong sự đau khổ mãi mãi, không bao giờ có thể chấm dứt, đó là điều QUYẾT CHẮC theo đúng QUY LUẬT NHÂN QUẢ CÔNG BẰNG luôn vận hành trên thế gian này cho nên chỉ có con người mới tự cứu lấy mình ra khỏi biển khổ được mà thôi, chứ không có vị Phật, Thánh, Chúa… nào ban phước hay cứu khổ con người được vì chính Đức Phật  đã dạy CÁC NGƯỜI HÃY TỰ THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI, TA KHÔNG THỂ ĐI THẾ CHO AI ĐƯỢC, TA CHỈ LÀ NGƯỜI HƯỚNG ĐẠO”, Đạo mà Đức Phật  muốn hướng cho mọi người đi để hết khổ đó chính là việc không nên ăn thịt và giết hại chúng sinh đấy quý vị ạ.

Trên đây mới chỉ là một khía cạnh chính của sự khổ đau do tâm tham ăn uống đem lại nói chung, do việc ăn thịt và giết hại chúng sinh của con người nói riêng. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem trên thực tế hiện tại còn có những hình thức tham ăn nào khác nữa và từ hình thức đó đã đem đến những sự lợi ích hay tai hại gì đến cho con người.

Hiện tại trên thực tế chúng ta thấy phần đa con người luôn có hai hình thức ĂN UỐNG đó là người ĂN MẶN (như trên chúng con đã phân tích) và người ĂN CHAY về hình thức ăn chay người ta cũng phân ra làm hai hình thức ăn uống chính đó là:

         1, Ăn chay vì sức khỏe:

Tục ngữ có câu “Không thấy quan tài không đổ lệ”. Thật đúng vậy, do con người phải chịu quá nhiều khổ đau khi ăn thịt và giết hại chúng sinh nhất là cảnh họ phải chịu đau đớn, rên la trên giường bệnh vì vậy đã khiến không ít người phải thức tỉnh và suy ngẫm thấy rõ tai hại của việc ăn thịt và giết hại chúng sinh nên buộc lòng họ phải thay đổi cách ăn uống chuyển sang ăn chay để cơ thể họ được khỏe mạnh ít bệnh tật nan y, cũng như vậy họ trở thành ham thích ăn chay. Nhất là họ luôn sẵn sàng bỏ ra rất nhiều công sức, tiền bạc để tìm kiếm mua về những thứ dưỡng chất bổ béo từ các thực phẩm chay hết nơi này đến nơi khác, quán này đến quán khác, vùng này đến vùng khác, trên rừng dưới biển…Họ tìm ra cách thức ăn chay theo chế độ gạo nứt muối mè…Người ăn cho khỏe, người ăn để chữa bệnh. Làm cho họ luôn phải tuân thủ cách ăn uống, không dám ăn sai giờ giấc và ngay cả số bữa ăn, cách ăn uống. Khiến việc ăn uống trở nên rất vất vả áp lực và còn làm nhiều người bị lệ thuộc theo cách ăn uống đó, tức là khi còn ăn theo thì còn khỏe mạnh hết bệnh. Nhưng khi khỏi bệnh mà không ăn theo nữa thì bệnh tật phát trở lại và thậm chí còn phát sinh thêm bệnh khác. Nên họ phải ăn theo chế độ đó suốt ngày, suốt tháng. Rồi có người họ đi tìm học thêm các lớp thực dưỡng hoặc đi tìm các công ty bán thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng để làm việc. Họ tìm cách vừa ăn uống bổ, vừa kiếm tiền nhiều. Vì vậy nên khiến họ lúc nào cũng bận rộn cả ngày chỉ lo việc ăn uống. Vừa phải lo cho mình, vừa phải lo cho khách, lo chưa xong bữa này đã phải tiếp bữa sau. Có những người tuân thủ ăn uống tới mức cài đồng hồ báo thức, hay đi đâu cũng phải mang theo không nhiều thì cũng đủ dùng cho vài ngày khi đi xa không thì sợ cơ thể hụt năng lượng sẽ mệt mỏi sinh bệnh thành ra phải dùng thì mới thấy khỏe không dùng thì thấy mệt mỏi sinh bệnh nên khiến họ trở thành con NGHIỆN hồi nào không hay, có thì khỏe không có thì ốm yếu, nhưng họ lại chọn cách mất tiền mất sức và tham cái ăn cái uống cho ngon cho khỏe còn hơn phải mất tiền cho bác sĩ, cho thuốc men mà bệnh có khi chẳng khỏi.Vì vậy mà khiến họ chẳng quản gian lao, cực nhọc, vất vả cho việc chạy theo lòng ham muốn ăn uống đồ chay dưỡng chất, bổ béo.

2, Ăn chay theo tôn giáo:

        Những người ăn chay theo tôn giáo họ cũng có cách thức, mục đích ăn khác nhau như: Có người ăn chay vì lòng thương yêu chúng sinh và cũng để cầu phước cho cá nhân và gia đình nên phần đa những người ăn chay như vậy họ chỉ ăn chay được trong thời gian nhất định từ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng chứ ít người nào ăn được ăn được chay trường, chưa vì lòng yêu thương chúng sanh mà để cầu cạnh. Và họ có ăn chay được thì tâm tham ăn của họ vẫn còn nguyên vẹn, nhất là họ vẫn nhớ hương vị thịt, cá…nên người ta thường nói: Ăn mặn nói ngay, ăn chay nói dối” họ mới bắt đầu chế biến làm ra các loại thực phẩm chay giả thịt như: giò, chả, sườn non…tạo thành hương vị khi nấu khi ăn giống như đồ thịt thật. Điều này Đức Phật gọi là “tưởng thực” mà cũng vì dân còn tham ăn uống nên cũng khiến họ tốn rất nhiều tiền bạc và cả thời gian, công sức, nấu nướng để phục vụ cho việc ăn làm sao để vừa được sướng được cái miệng và lại vừa yêu thương được chúng sinh và lại cầu phức được cho tự thân, cho gia đình. Thói quen chung của tất cả những người ăn chay là họ ăn rất nhiều bữa, vì họ luôn nghĩ ăn chay là dễ tiêu hóa, nên nhanh đói, vì vậy trong nhà họ luôn lúc nào cũng phải tích chứa các loại đồ chay, từ đồ khô đến đồ tươi, từ đồ ăn liền, mì gói, cháo, bánh, sữa, trái cây… ăn uống hết bữa chính lại tới bữa phụ. Cũng chính vì ăn uống không có giờ giấc, còn hay ăn những đồ giả chay nhiều bột nên dễ khiến cho họ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, dạ dày…Những người nào luôn nghĩ ăn chay sẽ không bị bệnh tật thì họ cần phải tìm hiểu cho rõ ăn chay như thế nào mới không bị bệnh tật, chứ còn nếu ăn chay với tâm tham ăn, hốt uống thì họ vẫn sẽ không sao tránh khỏi bệnh tật.

Vì vậy khi ăn chay mà còn chạy theo lòng dục tham ăn uống thì vẫn đem đến những sự khổ đau cho con người nhưng vì đã giảm bớt nghiệp sát sinh và ăn thịt chúng sinh thì tâm tính trở nên hiền từ hơn và đau đớn bệnh tật cũng được trả bớt đi chứ không tránh khỏi không bệnh được. Bởi đó là quy luật tồn tại của con người luôn phải đi theo một lộ trình chứa đầy khổ đau mà Đức Phật đã xác đinh trong “TỨ THÁNH ĐẾ” thuộc về “KHỔ ĐẾ” tức là bốn chân lý khổ đau của kiếp người đó là SINH-GIÀ-BỆNH-CHẾT. Ngài biết rất rõ tất cả con người trên thế gian này ai ai cũng luôn lo lắng, sợ hãi khi phải trải qua từng giai đoạn sống luôn phải tuân theo bốn sự khổ đau này suốt cả cuộc đời, vậy nên Ngài mới hướng dẫn chỉ dạy cho con người đường đi nước bước cách thức tu tập làm sao để không những làm chủ mà còn có thể vượt thoát chấm dứt được quy luật khổ đau này cho con người thông qua việc ăn uống (hay còn gọi là Đạo Đế)

Vậy phải ăn uống như thế nào mới làm chủ và vượt thoát được ra khỏi bốn sự khổ đau của kiếp người, mới đúng với mục đích ăn chay mà đức Phật đã khuyên dạy con người.

Ở đây những người họ ăn chay vì lòng thương yêu chúng sinh, thân tâm họ thậm chí còn ngao ngán, sợ hãi mùi vị của thịt chúng sinh, và họ ăn chay để tâm họ ly dục ly ác pháp về việc ăn uống bằng cách chỉ ăn ngày một bữa và không màng gì đến sự ngon hay dở, bổ hay béo mà họ ăn chỉ để giải quyết “nghiệp đói” của thân giúp thân duy trì được sự sống để tu hành, để sống có đạo đức KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH- KHÔNG LÀM KHỔ NGƯỜI- KHÔNG LÀM KHỔ MUÔN LOÀI CHÚNG SINH. Nhưng chính nhờ vào việc ăn uống với tâm ly dục đó sẽ giúp họ có đủ đạo lực để làm chủ bốn sự khổ đau SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT chấm dứt con đường sinh tử luân hồi chứa đầy đau khổ của kiếp người để họ nhập vào trong trạng thái BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÀ VÔ SỰ. Một trạng thái vô sanh giải thoát NIẾT BÀN (hay còn gọi là DIỆT ĐẾ trong TỨ THÁNH ĐẾ) khi nhập vào trong trạng thái này thì con người sẽ chấm dứt mọi sự khổ đau mãi mãi. Họ chỉ còn luôn luôn và vĩnh viễn sống trong trạng thái “sống thanh thản, chết nhẹ nhàng, sống hạnh phúc, chết bình an” mà thôi. Đó là điều mà tất cả mọi người trên thế gian này ai cũng đều mong muốn có được một cuộc sống như vậy, và đó cũng chính là mục đích cốt lõi của Đạo Phật trong việc ăn chay. Vì vậy đối với Đạo Phật vấn đề ăn uống rất quan trọng. Cho nên ăn uống cần phải tiết độ đúng cách, ăn uống của Phật giáo như lời Đức Phật đã dạy: “Này hiền giả, thế nào là tiết độ trong ăn uống? Ở đây tỳ kheo như lý giác sát, thọ dụng các món ăn không phải để vui đùa, không phải đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình mà chỉ để thân này duy trì và bảo dưỡng để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ phạm hạnh. Nghĩ rằng: Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi nên các cảm thọ mới và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn. Như vậy, này hiền giả, là tiết độ trong ăn uống” (180 tương ưng tập 4)

*Đúng như vậy:

– Người tu sĩ Phật giáo ăn không cần ngon, ăn không không phải để ưa thích, ăn không thể để cơ thể mập khỏe, trẻ, đẹp mà ăn để duy trì sự sống không bệnh tật, để cơ thể khỏe mạnh để tu tập sống đời phạm hạnh.

– Ăn không vì các cảm thọ lạc mà vì sự ngăn ác pháp và diệt trừ các ác pháp để sống trong tâm bất động, để thấy được tâm thanh thản an lạc vô sự, ăn để sống làm chủ thân tâm.

Cho nên ăn theo Phật giáo không có khó khăn mệt nhọc, chúng ta ăn vì mục đích “GIẢI THOÁT vì vậy “ĂN ĐỂ SỐNG CHỨ KHÔNG PHẢI SỐNG ĐỂ ĂN” vì thế ai cho gì ăn nấy, cho sao dùng vậy chứ không phải vì ăn mà đi chọn lựa thức ăn này, thức ăn khác và đồng thời chỉ ăn ngày một bữa, không ăn uống phi thời lặt vặt, người ăn uống phi thời lặt vặt không phải là đệ tử của Phật

Còn người nào ăn chay dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo mà còn chạy theo tâm dục, tham ăn uống, ngày ăn nhiều bữa, dẫu ăn theo tôn giáo thì cũng được gọi là “hạ khẩu thực” thì đó là họ đang nuôi tà mạng, bởi ăn nhiều thì sinh dục nhiều khiến đầu óc không còn sáng suốt minh mẫn để sử lý công việc gì, vì tốn quá nhiều thời gian cho việc ăn uống và cũng tự làm cho bản thân họ phải chịu nhiều khổ đau, nhất là sinh ra nhiều bệnh tật vì cơ thể họ một ngày  phải làm việc quá nhiều lần, không khi nào được nghỉ ngơi.

Và còn các vị thầy Sư chọn cách đi coi bói tay, coi tướng, coi ngày giờ tốt, xấu, coi sao đoán hạn, cầu an cầu siêu…để kiếm tiền nuôi thân mạng đó được gọi là “ngưỡng khẩu thực” thì đó không khác nào thầy đang lợi dụng tôn giáo buôn thần bán thánh để ngồi trong mát ăn bát vàng, để các thầy có thể chạy theo dục ăn uống một cách dễ dàng, đó vừa là sự nuôi “Tà Mạng” và cũng đồng thời nuôi “Tà Sư” đang hủy hoại Phật Giáo. Rồi cho không ít tín đồ vì nghe theo lời các Thầy khiến tiền họ mất mà tật họ vẫn phải mang, vẫn luôn phải chịu  nhiều đau khổ.

Vì vậy nếu con người còn cứ chạy theo lòng dục thèm ăn, khát uống, còn lo nuôi TÀ MẠNG thì những tai họa, những sự khổ đau sẽ luôn ập đến, bủa vây lấy cuộc sống con người không sao kể thấu mà cũng không thể nào thoát khỏi hết khổ đau kiểu này mà lại khổ đau kiểu khác, thậm chí khổ đau từ đời này sang đời khác, từ kiếp này sang kiếp sống khác, khổ đau này chồng lên khổ đau khác… cứ luôn kéo dài triền miên bất tận không bao giờ có thể chấm dứt nếu như con người còn sống với tâm THAM ĂN UỐNG.

Để bản thân con thấm nhuần, thấu hiểu rõ hơn nữa sự đau khổ do tâm tham ăn uống này đưa tới cuộc sống con người trong hiện tại và mãi mãi về sau, con đi vào tìm hiểu thêm một vài phương diện xung quanh bàn tròn ăn uống này.

1, Vì vui thú hân hoan mà ăn uống:

Những cuộc vui trên thế gian này đều được thể hiện bằng những bàn tiệc dầu linh đình, đình đám hay đơn sơ, đạm bạc tất thảy đều mượn đồ ăn thức uống để nói nên, giãi bày niềm hân hoan vui vẻ đó.

Nếu gia đình giầu có thì đặt mâm cỗ ở nhà hàng, khách sạn, quán xá… họ lo liệu hết thảy cho mình, nhưng mọi người trong gia đình ngày hôm ấy cũng liêu siêu mệt mỏi, đọa đầy vì tiếp người này rước người kia. Còn gia đình kinh tế eo hẹp tự túc mọi mặt thì ôi thôi!!! Khổ hết chỗ nói chuẩn bị trước cả tháng trời bày biện chọn món gì…Món gì hợp thời tiết, hợp với thời đại, ăn món đó thì phải uống thứ gì….Đặt mua thực phẩm ở đâu tươi ngon, vùng miền nào, nhà cửa lo trang hoàng, dọn dẹp lại … ngày nào cũng thấy giấy tờ, tính tới tính lui cái thực đơn ăn uống. Rồi lo lắng thêm không biết tiền ngần ấy liệu có đủ không để vay mượn thêm lo cho đủ, đời người chỉ có một lần đâu để mọi người cười chê…

Gọi là tiệc vui sao chẳng thấy vui tý nào, từ lúc khởi sự cho đến hồi kết thúc. Họ ăn uống no say, họ về để lại cho “gia chủ” một bãi chiến trường ngổn ngang phải mất mấy ngày mới hoàn hồn trở lại. Vui đâu chẳng thấy toàn là mệt, toàn là khổ. Chưa dừng lại ở đó còn mấy người bạn chí thân ở lại ăn uống đến no say không tự về được phải gọi xe đưa họ về không lỡ có gì họ đổ thừa cho gia đình mình.

Ôi miệng lưỡi thế gian đáng sợ như Nguyễn Trãi đã từng nói:

Miệng thế gian hơn gươm mác nhọn

 Lòng người quanh tựa nước non quanh.

Ăn uống no say rồi hát hò inh ỏi, ồn náo …Đúng thật là một ngày tiệc là một xâu chuỗi của sự tra tấn từ tinh thần đến thể xác.Vì gia đình còn khó khăn nên gia đình phải tự giết, sự sát mổ không biết bao nhiêu là thân mạng chúng sinh. Rồi đây nghiệp quả sát sinh ấy ai gánh, ai vác cho, thân hiện tại sinh bệnh, sinh tật, tương lai oan oan tương báo lẫn nhau nào đâu tránh khỏi được họa này.

Ngoài thế gian không biết bao nhiêu sự tủi nhục, khổ đau cho bản thân, cho gia đình cũng bởi do sự ăn uống này. Những cặp đôi nam nữ rủ rê đi ăn đi uống rồi không làm chủ được mình bởi uống vào rồi thú tính nổi lên đâu còn biết gì nữa, học hành dang dở, sự nghiệp chưa có làm cho gia đình đã vất vả khốn khó, giờ lại cơ cực cơ hàn hơn thêm. Cũng vì để có bạn ăn bạn nhậu mà gia đình tan nát, thời bây giờ đâu chỉ có con trai biết nhậu, mà con gái còn nhậu hơn cả con trai. Ngày trước người ta nói: “Trai vô tỉu như cờ vô phong” nhưng câu nói đó hôm nay được nhường lại cho con gái. Con gái mà không biết nhậu thì không phải là gái thời nay.

2, Vì đam mê mà ăn:

Đã qua được cái thời chỉ cần no cơm ấm áo, chỉ mong sao có được bát cháo để cầm lòng qua ngày đoạn tháng, mong sao có được miếng cơm để yên giấc đêm dài…Bây giờ đời sống vật chất sung túc đầy đủ nên mọi người chú trọng vào việc ăn uống nhiều hơn. Ăn gì cho ngon, ăn gì cho bổ, cho trẻ khỏe…vì sức khỏe là trên hết, ăn thức gì để ăn cơm được nhiều, ăn ngon miệng như người ta thường nói: “ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”. Nên ai cũng muốn mình làm tiên, cho nên rất chăm chú vào cái ăn, sự uống, ăn rồi thì bị cái ngon, cái bổ đó làm cho thèm khát, chết mê, chết mệt với cái hương thơm mỹ vị của món đó khiến thân tâm lao đao khổ sở tìm kiếm nơi này, đến chốn nọ, chết vì miếng ăn. Người ta có tiền thì người ta mua được, còn mình không có tiền thì bỏ sức đi tìm, đi kiếm bất chấp sự sống còn, vì bổ dưỡng mà leo ra tận mỏm đá cheo leo cao vút để lấy được tổ yến (lúc trước người ta chưa nuôi) lỡ không may xảy tay, tụt chân mà rơi xuống thì ôi thôi! Thân xác tan tành trăm mảnh, còn giữ được cái mạng này mà hưởng mà ăn hay không, sao khổ đầy khổ đọa như vậy. Tất cả do sự đam mê này mà ra, mọi người quá xem thường sự sống này, đem sự sống đi đổi cái chết. Cá mập được liệt vào danh sách bảo tồn của thế giới, vậy mà con người đâu từ nạn săn bắt nó, giết nó thì ngoài thị trường mới có bán. Đúng là con người chẳng sợ “trời” mà cũng chẳng sợ “đất”. Chỉ sợ cái miệng của mình không được ăn, không có ăn, không xem luật pháp ra gì, vì sự đam mê này mà con người bất chấp tất cả, miễn sao mình thỏa mãn được sự ăn uống này, đây gọi là “ăn để mà chết” chứ không phải ăn cho bổ dưỡng, cho cơ thể có sức khỏe để làm việc. Họ đâu biết chính những sự bồi bổ đam mê đó mau chóng đưa họ đến, đưa họ vào con đường của bất hạnh, của ốm đau bệnh tật, của sự diệt vong. Nào là linh chi ngàn năm, sâm cao ly, yến trắng, yến đỏ, đông trùng hạ thảo… tất cả đều được đóng hộp phải dùng hóa chất, chất bảo quản, sấy khô … thì mới để lâu vậy được thế là “bệnh tùng khẩu nhập” ăn cho nhiều, uống cho nhiều, đi bệnh viện ngày ngày phải tiêm phải chích, xét nghiệm này, xét nghiệm kia mệt mỏi thân tâm, tinh thần suy sụp, tự mình, hại mình “gậy ông đập lưng ông” mà thôi.

Lúc chưa ăn đồ bổ dưỡng thì thân thể khỏe mạnh, ưa ăn gì thì ăn, ăn gì cũng được không cần kiêng dè gì cả, ăn lúc nào chán thì thôi. Từ khi ăn đồ bổ vào đâu dám ăn gì, ăn gì cũng sợ tăng đường, tăng huyết áp, mỡ trong máu tăng, ôi sợ đủ thứ tăng, bây giờ chắc chết vì thèm khát mà không được ăn, được uống quá thôi.

Tự mình làm khổ mình, tự mình giết chết mình. Thì đó là nói về sự khổ của những người do đam mê vị ngọt, vị ngon, đam mê bổ dưỡng mà mình còn có tiền để thỏa mãn được sự ăn uống đó. Còn có nhiều người không có tiền cũng vì sự đam mê ăn uống này mà phải lãnh biết bao nhiêu sự đắng cay, tủi nhục…

Giầu sang có sự đam mê của giầu sang, bần cùng có sự đam mê của cùng cực, không ai là không có niềm đam mê. Nhưng khổ hơn do siêng ăn nhát làm nên đành ăn nợ, ký sổ quán này, quán nọ, lâu ngày không trả người ta tới đòi không có trả, xin khất hứa hẹn lần này, lượt khác cũng không có, nên lời qua tiếng lại thôi đã vậy không trả luôn. Vậy là xẩy ra chuyện có đâu ăn không, uống không của người ta được như vậy, người ta buôn bán để nuôi gia đình người ta đâu phải để nuôi mình, vậy là thanh toán lẫn nhau, người thì vô viện kẻ thì tạm giam. Ôi! Tất cả vì một miếng ăn, chút uống mà ra.

Rồi vì sự đam mê ăn uống này mà dọa nạt, ức hiếp người khác. Ăn uống một cách bất lương vô đạo đức, dã ăn của người ta còn làm họ phải sợ hãi.

Mấy kẻ gọi là xã hội đen đến quán người ta gọi đồ ăn, đồ uống phả phê ăn nhậu đã đời no nê rồi đứng dậy ra về còn đá bàn đá ghế liêu siêu thị uy chủ quán, đâu ai dám hé môi nói nửa lời gì. Nếu im lặng thì còn kiếm cơm mà ăn hàng ngày được, còn nếu nói nửa lời liệu e còn quán mà kiếm cơm đong gạo hàng ngày nữa không. Vì sự ăn uống của mình mà ức hiếp làm khổ biết bao nhiêu người sợ hãi khiếp nhược.

Cũng vì sự đam mê ăn uống này mà tự biến mình thành kẻ không biết gì tàm quý, không còn xấu hổ, lương tâm con người bị bán rẻ coi thường. Mới nghe qua thôi cũng đã thấy đau lòng rồi. “Ôi! Nói gì hạng người đó nó bị đứt dây thần kinh cảm giác rồi, không biết gì nữa đâu”…họ đâu xem mình là người nữa, một sự mỉa mai, khinh miệt đến bị tổn thương vô cùng. Duyên cớ vì sao mà khiến mọi người phải buông ra những lời nói vô lương tâm như vậy?

À! Cũng phải thôi, hạng người này thường gợi ý người khác để ăn. Người ta đầu tắt mặt tối lo làm ăn, còn mình rảnh rỗi, ngồi không để ý nhòm ngó nhà người ta có gì mới, có gì thay đổi là đòi ăn cho kỳ được “sao không thấy rửa xe, không rửa là không được, không bền đâu nha..” “Hôm nay ăn ở nhà anh, mai kia mốt nọ lại qua nhà tôi” nhưng khổ  nỗi nhà anh thì tôi qua ăn rồi, còn nhà tôi thì năm này qua năm nọ chẳng thấy đâu. Sang nhà người ta đánh chén từ đầu chí cuối không hay biết gì trời đất, người ngang kẻ dọc thật đáng xấu hổ là vậy. Nên từ đó mọi người tẩy chay ít ai nhòm ngó, quan tâm, còn bị cho là người đứt dây thần kinh cảm giác còn gì đau khổ hơn, còn gì nhục nhã hơn, đi đâu cũng bị nhòm, bị ngó, bởi người ta truyền miệng sự hay, sự dở của đời người, người này tật này, người kia tật nọ. Pháp luật đâu có cấm miệng mọi người nói, chỉ vì miếng ăn mà chúng ta đánh mất đi nhân phẩm của chính mình để người đời mỉa mai, khinh miệt, coi thường. Con người chúng ta khác với loài vật là ở cái tâm biết tàm quý (xấu hổ) nếu không có tâm này thì mình với nó đồng nhất hạng. Còn sự tủi nhục đau khổ nào hơn khi để mọi người cho rằng mình đứt dây thần kinh cảm giác không còn biết gì. Nói vậy khác nào gián tiếp cho rằng mình là loài vật. Cho nên đừng vì một chút ăn, chút uống mà bán đi nhân phẩm của tự thân, xấu hổ cho gia đình mang tai mang tiếng vô cùng vô tận. Không biết đến đời nào, kiếp nào có thể rửa sạch được vết nhơ nhớp này, mà nó còn  bị truyền mãi cho dòng họ con cháu mình về sau, với sự tủi nhục, nhục nhã… của các bậc tiền bối, bởi thế gian thường nói:

Trăm năm bia đá thì mòn

 Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

Cho nên qua một việc làm, hành động của chúng ta nó đánh giá nhân phẩm giá trị đạo đức của tự thân. Phản ánh nên sự giáo dục của một gia đình đối với con cái. Sự quan tâm thương yêu dạy bảo của cha mẹ đối với con cái đâu phải dạy chúng ta những thói hư tật xấu như vậy. Cho nên đừng vì một chút ăn uống mà làm phiền toái đau lòng tủi nhục cho cha mẹ. Chúng ta không thể báo hiếu công ơn sinh thành và giáo dưỡng của cha mẹ đối với chúng ta như thế vậy được. Hãy xem lại để khắc phục và sửa đổi.Cũng do sự đam mê ăn uống này mà suốt đời phải chịu cảnh khố rách áo ôm, sống cảnh vô gia cư, màn trời chiếu đất.Do bởi lẽ làm được đồng nào, xào hết đồng ấy, suốt ngày chỉ có ăn với ăn, có được thì ăn ngon, ăn nhiều, ăn không có ngày mai, ăn chẳng có tương lai, đã vậy còn “chịu chơi” ham ăn hàng, ăn quán, ai kêu làm gì có được vài đồng ra quán ăn uống phả phê, nhậu nhẹt đã đời, ngày mai không có thì thôi, ăn gì cho qua loa cũng được. Nhà thì đâu gọi là nhà, chỉ là chỗ núp đỡ mưa, đỡ nắng, đâu thấy đó.. chỉ là cái lều dựng tạm, xô mạnh thì sụp đổ hoàn toàn vậy mà cũng đâu có dành dụm, chắt bóp được gì khi nắng còn có khi mưa, khi khỏe mạnh thì còn làm ăn, lúc ốm đau thì lấy gì trang trải, người ta có giúp thì cũng bữa một bữa hai, ai đâu có thể giúp mình cả đời cho mình được. Cuộc sống đối với những con người này sao nó mong manh đến lạ thường, sao chưa tu gì mà “giác ngộ chân lý” sớm vậy không biết. Bởi họ chỉ luôn sống với giây phút hiện tại không màng gì tới tương lai. Nên có đồng nào cố gắng ăn sạch, ăn gọn, ăn kỹ… trong người không bao giờ có nổi vài trăm bạc, lúc ốm đau không có tiền mua thuốc lại ngửa nón đi xin, ai cho gì tốt nấy, cho gì ăn nấy, vừa bệnh tật, vừa không có chỗ yên thân. Ăn uống thì lây lất bữa có bữa không, sống nay chết mai trong sự ốm đau bệnh tật, đói khát…là điều không thể tránh khỏi đối với những con người này. Vậy là xong cho một kiếp người ham mê ăn uống.

3,Vì để làm đẹp, trang sức cho bản thân mà phải khổ vì ăn uống:

Để giữ cho vóc dáng, làn da, mái tóc… phải luôn thon thả, thân hình cân đối, đạt chuẩn về các số đo ba vòng… rồi làn da luôn căng mịn sáng láng, trắng hồng rạng rỡ, không có chút gì tỳ vết của mụn tàn nhang, rám cháy…mái tóc luôn suôn mượt óng ả, không bị trơ, bị gẫy, chẻ ngọn… thì quý cô trẻ nói riêng và tất cả phái nữ nói chung đều đốt cháy nhiều thời gian, tiền của nhất là việc làm đẹp này. Thôi ăn gì đây, uống gì đây, sao ăn gì mà nổi mụn nhiều thế này. Cái này ăn nóng, trái cây này mát, thôi ăn gì mà tăng cân nhanh quá. Ôi uống gì mà tóc khô gẫy nhiều quá, triệu triệu câu hỏi, triệu triệu nỗi lo âu cho làn da mái tóc để tuổi thanh xuân tồn tại. Vậy là bắt đầu hành trình truy lùng vẻ đẹp tươi mới để luôn trẻ mãi không già. Ăn gì, uống gì, ăn như thế nào, uống ra sao, bất chấp khổ cực miễn sao (bảo tồn) được vẻ đẹp nhất là mấy cô người mẫu, siêu mẫu, những cô luôn đi chụp ảnh quảng cáo cho các nhãn hàng mỹ phẩm..Ôi thôi! Sự ăn của họ phải gọi là “kỷ luật thép”. Ăn gì đâu mà như liễu cầm hơi, ăn toàn đồ nhập khẩu, đúng chế độ dinh dưỡng phải theo đúng thực đơn của người quản lý, thèm cho nhỏ nước miếng có lẽ cũng không dám ăn, tăng lên một vài gram thấy sợ hãi hú hồn. Sợ béo, sợ xấu, đủ thứ sợ, âu cũng phải thôi vì lên cân thì đâu gọi là siêu mẫu nữa mụn nổi da khô xấu xí thì ai mời quảng cáo nữa.. Nên cuộc đời của những con người này luôn luôn làm nô lệ cho những món ăn, thức uống. Để làm đẹp, để trang sức cho thân thể, làn da, mái tóc của họ nhiều khi phải cực để ăn, để uống nhưng để được đẹp duy trì sự tươi trẻ nên phải cố gắng nhắm mắt nuốt đại cho đẹp, Ôi! Sao phải đọa đầy vậy hả các siêu mẫu, hoa hậu, á hậu..?.

4– Những niềm vui, nỗi buồn từ sự ăn uống của những người con Thích Tử:

Thế gian họ làm ra để ăn, để hưởng thụ mọi thứ trong cuộc sống, bởi đó là niềm vui, sự giải trí, sự thăng hoa trong cuộc đời của họ vì vậy không bao giờ họ có thể chấm dứt được mọi sự khổ đau… chỉ có đi tới đau khổ và tăng trưởng khổ đau. Nhìn thấy nhận thức được sự khổ của cuộc đời như vậy nên từ giã chốn sa hoa phù thế, khoác nâu sòng để giải thoát tự thân, nhưng tâm chúng sinh lại nhiều hơn tâm Phật, hay như lời các bậc cổ đức đã dạy:

“Nhất niên Phật tại tiền.

 Nhị niên Phật bán thiên.

 Tam niên Phật thăng thiên

Chỉ cần qua ba năm là rõ biết Phật hay là chúng sinh đâu còn nữa đời sống thiểu dục tri túc nhìn lại thấy nhức nhối đau lòng hơn thêm. Quá hơn người thế gian:

  Ăn ngày chí tới ăn đêm

 Sắp tới đi ngủ còn thêm tô mì

Hay thêm ly sữa nhâm nhi

 Hoa quả bánh trái giấc yên đêm dài.

Chỉ lo ăn uống hưởng lợi bảo sao Phật không thăng thiên. Bởi Phật ăn ngày một bữa tối ngủ gốc cây mà những người này ăn vậy bội thực, ngủ quá ấm, quá êm, chuông thỉnh bên tai nào đâu ai biết cho nên Phật thăng là chí phải. Thật là quá xấu hổ cho Đức Từ Phụ.

Sư phụ con kể: lúc thời Sư phụ con có Sư cô đó một phần do lòng tham, một phần do lúc đó xã hội còn khó khăn chưa mở cửa hội nhập nên Sư cô đó mua được một non bò húc cất giấu đợi tối mấy chị em đi ngủ hết lấy ra uống. Ai dè tiếng bật nắp non, cộng thêm mùi thơm của nước bò húc nó bay hết phòng vậy là ai cũng biết, xấu hổ lắm thôi. Từ đó mỗi lần ai gặp cô đâu gọi cô bằng pháp danh nữa mà đổi lại chị Red bull hoặc chị bò húc. Đúng là khổ nên mọi người trong Chùa thường căn dặn mấy tiểu đừng ăn vụng sầu riêng, đừng ăn vụng bò húc, tham uống một chút mà lưu danh thiên cổ.

Còn thế hệ chúng con thì ôi thôi, khỏi nói chi không biết đời sống thiểu dục tri túc là gì nữa, vì cứ ăn suốt ngày. Ở Chùa thì ăn kiểu ở Chùa, đi học thì ăn kiểu đi học, lao tác thì ăn theo kiểu lao tác. Đức Phật dạy phải luôn luôn chánh niệm tỉnh giác còn chúng con “Chánh là ăn, tỉnh là ăn” mở mắt là mở miệng, bất kể giờ giấc, bất chấp ngày đêm rồi còn ngụy biện “có thực mới vực được đạo” cho nên không quán nào là không vô, không nhà nào là không biết “vô ăn để vùi đạo” ăn bao nhiêu thì đạo lao xuống dốc bấy nhiêu. Vì quá cung dưỡng sắc thân, chỉ muốn ngồi mát ăn bát vàng, ăn trên mồ hôi nước mắt của đàn na đâu biết rằng, đâu có lưu tâm gì lời dạy :

“Thà nuốt hòn sắt nóng

Như đống lửa đốt thân

Hơn ác giới buông lung

Ham lãnh của tín thí”

Thật là đáng sợ, chỉ vì miếng ăn mà tự biến mình thành chúng sinh trong ba cõi sáu đường, cuộc sống hiện tại đầy bệnh tật tai ương, lại tạo cho thiên hạ được xem trò hài kịch những sự cười chê, phỉ báng, chưa làm gì báo đáp ơn Phật, ơn đàn na… mà tự biến mình thành kẻ tà ma ngoại đạo phá hoại Phật giáo vì một miếng ăn, miếng uống, đúng là những kẻ tiểu nhân vì chỉ biết ăn, lấy sự ăn uống làm chân lý sống của đời xuất gia. Sống mà để phục vụ cho lý tưởng ăn uống… không phải mượn nhờ sự ăn uống cho đời sống phạm hạnh, đời sống giải thoát khổ đau cho tự thân, cho tất cả muôn loài vạn vật trên thế gian này.

Thì  trên thế gian này bao nhiêu sự khổ về ăn uống  sau cánh cửa thiền môn có bấy nhiêu sự. Bởi họ cũng là những con người từ thế gian bước vào hai cánh cửa ấy mà thôi. Cũng đầu đen máu đỏ, cũng lòng dục lòng tham…Như mọi người nên khi vào Chùa rồi mà không biết sống “thiểu dục tri túc” không nghiêm mình trong giới luật, đức hạnh thì e rằng còn tham nhiều hơn, tạo tội nhiều hơn người thế gian gấp bội lần trội hơn, đây là một sự thật đang diễn ra hàng ngày và sẽ tiếp tục mãi mãi về sau. Điều này ai cũng hay, ai cũng biết đâu có gì là vinh danh, vinh hạnh gì cho Phật giáo cho những người được gọi là: “thiên nhân chi đạo sư” chỉ thêm trò cười chế giễu cho thiên hạ mà thôi.

Vậy nên dầu tăng hay tục, dầu đạo hay đời, một khi đã đắm nhiễm vào sự ăn uống thì đều hưởng chung cả trời đau khổ. Sự vui thì như mây bụi trần, sự khổ thì như tu di hòn núi.

Tóm lại:

Qua những sự triển khai trên đây đã cho chúng ta thấy nghiệp dục THAM ĂN UỐNG nó đã đem đến nhiều khổ đau, tai nạn cho cuộc sống con người đến thế nào rồi, vì vậy những người tu hành như chúng ta thấy nghiệp dục THAM ĂN UỐNG nó là MA CHƯỚNG vô cùng to lớn cho cuộc đời tu tập đến giải thoát của chúng ta .Vì nó khiến chúng ta không thể giữ gìn GIỚI LUẬT ĐỨC HẠNH nghiêm chỉnh được, sẽ không tránh khỏi việc vi phạm mười giới Đức Thánh Sa Di. Nếu chúng ta vi phạm giới luật đức hạnh này thì con đường tu hành giải thoát sẽ trở nên biệt mù, bế tắc không bao giờ có ngày tới đích. Vì Đức Phật đã chỉ dạy và xác định lần cuối cùng trước lúc Ngài nhập niết bàn rằng: “Này các tỳ kheo. Sau khi ta diệt độ cần phải tôn trọng, cung kính giới luật đức hạnh, xem giới luật đức hạnh như người MÙ ĐƯỢC THẤY, như người NGHÈO ĐƯỢC CHÂU BÁU. Các ngươi nên biết giới luật đức hạnh là bậc ĐẠI SƯ của các người cũng giống như ta ở đời không có sai khác. Giới là chánh thuận, là GỐC của giải thoát cho nên gọi là Ba la đề mộc xoa. Do GIỚI mà sinh ĐỊNH, từ ĐỊNH mà phát TUỆ, từ đó diệt khổ đau. Các người nên giữ tịnh giới, CHỚ CÓ HUỶ PHẠM KHUY KHUYẾT, nếu giữ tịnh giới thì được các pháp lành, nếu không giữ tịnh giới thì các thiện công đức không thể sinh được.

Các ngươi hãy TINH TẤN để TỰ GIẢI THOÁT, HÃY TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI . Ta nay sắp nhập Niết Bàn, và đó là những lời dạy cuối cùng của ta .

Cho nên nếu chúng ta muốn tu tập để tâm được VÔ LẬU thì phải có lòng tin vững chắc vào giới luật đức hạnh (GLĐH) phải biết lấy GLĐH làm HÒN ĐẢO, làm chỗ NƯƠNG TỰA VỮNG CHẮC và luôn coi GLĐH là bậc ĐẠI SƯ cho cuộc đời tu tập của mình. GLĐH còn là mình còn, GLĐH mất là mình mất. Mà muốn áp dụng thực hành được GLĐH nghiêm chỉnh trong sự tu hành thì chúng ta cần phải ĐẬP DẸP, TRỪ KHỬ tâm THAM ĂN UỐNG ngay đừng để nó vùng lên điều khiển. Tức là chúng ta phải đoạn dứt tận gốc ÁITHỌ về ĂN UỐNG. Mà muốn đoạn dứt tận gốc về ÁITHỌ về ĂN UỐNG thì chúng ta phải đi thứ tự từng bước các pháp như: TỨ CHÁNH CẦN, TỨ VÔ LƯỢNG TÂM, TỨ BẤT HOẠI TỊNH. Muốn tu tập 3 pháp này thì chúng ta phải đi tuần tự các bước như: PHÒNG HỘ, NGĂN CHẶN, TRAU DỒI, ĐOẠN DIỆT có tu tập các pháp này thì mới giúp chúng ta đoạn dứt tận gốc được lòng tham đắm ăn uống.

  • SAU ĐÂY LÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH CỤ THỀ :
  • CÁCH PHÒNG HỘ (hộ trì):

Nói đến ăn uống là nói đến khẩu nghiệp của con người, các bậc cổ đức đã dạy: “ Bệnh tùng khẩu nhập, Họa tùng khẩu xuất” khẩu nghiệp của con người gồm có hai phần:

1, KHẨU NGHIỆP VỀ LỜI NÓI (thuộc lớp chánh ngữ):

Khi miệng nói ra phải cẩn thận, nếu không cẩn thận sẽ mang nghiệp vào thân khiến thân, tâm phải chịu nhiều phiền não, đau khổ, hối hận vì vậy hộ trì miệng là giữ lời nói không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ muôn loài chúng sinh, luôn nói lời êm ái, nhẹ nhàng, ôn tồn, nhã nhặn, đầy lòng từ ái, ôn hòa, tha thứ, thân thương và yêu mến. Lời nói luôn luôn làm mình vui, người và vật khác vui.

2, KHẨU NGHIỆP VỀ ĂN UỐNG (Thuộc lớp chánh mạng):

Nếu ăn uống không tiết độ, không đúng cách khiến thân thọ lấy những khổ đau bênh tật, nghiện ngập, tu hành không ly dục, ly ác pháp được

  • Cho nên HỘ TRÌ MIỆNG VỀ ĂN UỐNG thì:

+ Không được ăn uống có sự chết chóc đau khổ của chúng sinh, không được ăn uống phi thời, ăn uống phải có tiết độ phải đúng giờ giấc, ăn uống không được ham thích ăn ngon, phải quán bất tịnh để sinh tâm nhàm chán.

+ Ăn uống phải sáng suốt tư duy: Ăn để sống chứ không phải sống để ăn, ăn để sống, sống để TU HÀNH, để THÂN TÂM này lúc nào cũng THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ.

+ Ăn để sống, sống để HỘ TRÌ CÁC CĂN, không cho các dục và ác pháp tác động, sai khiến hoặc xâm chiếm làm khổ mình, khổ người, khổ tất cả chúng sinh.

+ Ăn để sống, sống để làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT và chấm dứt SINH TỬ LUÂN HỒI, ăn để sống để LÀM CHỦ THÂN TÂM  khiến cho thân tâm BẤT ĐỘNG trước các ÁC PHÁP và các CẢM THỌ chứ không phải để hơn thua, để tranh đua về ăn uống, để tranh chấp DANH-LỢI-TÌNH với người đời.

+ Ăn để sống, sống để BIẾT YÊU THƯƠNG MỌI NGƯỜI, để GIÚP ĐỠ MỌI NGƯỜI trong xã hội, để AN ỦI, CHIA SẺ những nỗi đau thương, những nỗi mất mát mà con người đã và đang phải chịu.

+ Ăn để sống, sống để THẤY TRÁCH NHIỆM VÀ BỔN PHẬN ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI, LÀM THÁNH chứ không phải ăn để sống, để chà đạp lên sự sống của bao nhiêu người khác, vật khác.

 

  • TÓM LẠI:

 

HỘ TRÌ MIỆNG là điều cần thiết nhất trong cuộc sống, nhất là người tu hành chúng ta. Nếu không biết cách hộ trì miệng thì cái lỗ miệng của chúng ta nó là cái “lỗ châu mai chôn xác các loài vật”, đồng thời nó cũng là “cái máy chém, để nghiền thịt xương các loài động vật” không biết bao nhiêu mà kể, và như vậy thì TAI HOẠ SẼ ẬP ĐẾN cho chúng ta bất cứ lúc nào, thế nên chúng ta phải biết HỘ TRÌ MIỆNG bằng cách hữu hiệu nhất là chỉ có sống độc cư một mình nơi thanh vắng núi rừng ít người qua lại không có hàng quán, siêu thị ít phải tiếp duyên với ai, và như vậy cũng sẽ giúp chúng ta tập được thói quen ăn uống đơn giản, không cầu kỳ phức tạp, không đòi hỏi, ăn uống phải theo ý mình mà ai cho sao ăn vậy, và chúng ta phải thường xuyên dùng câu pháp hướng:

“Ta nên đề cao cảnh giác, không nên để ý căn khởi nghĩ đến việc thèm ăn bất cứ thứ gì hay đòi hỏi muốn ăn thứ gì ta phải nhớ ta là người khất sĩ đi xin ăn chỉ là người nương nhờ vào Phật tử, là kẻ ăn nhờ ở tạm, họ cho mình ăn đủ no để có sức tu tập là đã tốt, đã yêu thương mình lắm rồi đừng nên đòi hỏi bất cứ thứ gì nữa.”

  • Hoặc câu :

“Ta luôn phải nhớ: ĂN UỐNG chỉ để GIẢI QUYẾT NGHIỆP ĐÓI CHO THÂN, nó chỉ là một LIỀU THUÔC CHỮA ĐÓI mà thôi, đừng quá xem trọng, nếu không nó sẽ quay lại hại chết chúng ta bất cứ lúc nào”.

*Muốn vượt thoát ra khỏi tâm tham ăn uống thì chúng ta phải thấy đây là một sự NGUY HIỂM, NGUY HẠI cho con đường GIẢI THOÁT, ta phải nên gấp rút CẮT ĐỨT, DỨT BỎ ngay những Ý NIỆM nhớ nghĩ đến ĂN UỐNG bằng pháp tứ chánh cần, tứ vô lượng tâm, tứ bất hoại tịnh.

+Cách ngăn chặn(Tứ chánh cần)

“Cái tâm đang nhớ nghĩ đến ĂN UỐNG này phải CHẤM DỨT NGAY, không được nhớ nghĩ nữa”. Chúng ta phải tác ý cho thật mạnh câu: CHẤM DỨT NGAY phải ĐÌNH CHỈ NGAY không được tiếp diễn nữa.”

Sau đó chúng ta lại tiếp tục sử dụng pháp TỨ VÔ LƯỢNG TÂM, TỨ BẤT HOẠI TỊNH để an ủi xoa dịu cái tâm của chúng ta.

  • CÁCH TRAU DỒI BẰNG “ TỨ VÔ LƯỢNG TÂM”

+Trau dồi bằng tâm Từ Vô Lượng:

– “Hằng ngày những vật dụng cần thiết như: Cơm ăn, áo mặc, thuốc thang, nhà ở là mồ hôi công sức, nước mắt của mọi người cực nhọc mới có để cúng dường cho ta.Vậy ta phải biết ơn và yêu thương họ và yêu thương tất cả mọi người dù có cúng dường cho ta hay không ta cũng phải yêu thương họ với một tấm lòng chân thật. Không bao giờ to tiếng, nặng lời với ai, dù cho họ có như thế nào ta cũng nói lời nhẹ nhàng an ủi để cho mọi người đều vui.”

+Trau dồi bằng tâm Bi Vô Lượng:

 “Ta hãy xót thương cho mọi loài trên hành tinh này đang bị DỤC LẠC ĂN UỐNG sai khiến như những tên nô lệ trong sự VÔ MINH, kém phước luôn tự làm hại chính mình, nhưng lại lầm tưởng mình đang thương mình. Vậy ta hãy ước nguyện cho mọi loài có đủ duyên lành gặp được chánh pháp để thấu rõ được dục tham ăn, hốt uống nó tai hại đến thế nào và cũng để biết cách vượt qua làm chủ thứ tâm dục lạc đau khổ này.”

+ Trau dồi bằng tâm Hỷ Vô Lượng:

“Ta hãy luôn hoan hỷ tỏ lòng trân trọng mỗi khi ta được thọ nhận thực phẩm của đàn na tín thí đã nuôi sống ta hàng ngày để ta có đủ sức tu tập đến ngày giải thoát nên dù nguội lạnh, hay ngon dở thì đó cũng là tấm lòng của họ đối với ta, ta hãy ăn và ước nguyện cho mọi người cũng sẽ có đủ phước duyên để tiến về con đường giải thoát hoàn toàn như ta.”

+ Trau dồi bằng tâm Xả Vô Lượng :

“ Ta là người tu tâm xả, vậy ta hãy xả cho bằng hết, xả cho thật sạch tâm tham ăn uống dù là ăn uống theo sở thích hay theo nhu cầu chỉ chấp nhận có sao ăn vậy, có như vậy thì tâm ta mới luôn được thanh thản an lạc và vô sự”

  • BẰNG TỨ BẤT HOẠI TỊNH

       + Niệm Phật Bất Hoại Tịnh:

“Đức Phật từng là vị Thái tử của một đất nước luôn được ăn sung mặc sướng, vậy mà khi Ngài giác ngộ chân lý, Ngài đã sẵn sàng buông bỏ sạch những thứ đó không chút tiếc rẻ, để chọn con đường xuất gia giải thoát, chấp nhận đi xin ăn ngày một bữa, thậm chí Ngài còn tu khổ hạnh suốt 6 năm để ly dục ly ác pháp. Quyết tìm thấy chân lý giải thoát, vậy ta là người đệ tử của Phật thì hãy noi theo gương hạnh của Ngài xả cho thật sạch tâm tham ăn uống, chỉ ăn ngày một bữa để đủ sức lực, trí lực cho việc tu tập không bị chướng ngại mà thôi”

          + Niệm Pháp Bất Hoại Tịnh:

Đức Phật dạy:  “Tất cả các loài hữu tình do ăn mà an trú” vậy từ nay về sau ta chỉ ăn để duy trì được sự sống cho cơ thể được an ổn, có đủ sức tu tập mà thôi, chứ đừng nên chấp đắm, dính mắc vào việc ăn ngon, bổ như người thế gian, mà mỗi ngày ta ăn một bữa là thân tâm an trú yên ổn nhất”

+ Niệm Tăng Bất Hoại Tịnh:

          “Đức Trưởng Lão đã từng suốt chín tháng ăn rau rừng, uống nước suối, sống trên núi và khi Trưởng Lão trở về cũng gần như ăn cơm với rau lang chấm nước muối qua ngày … vậy mà Ngài vẫn luôn tu tập, lao động từ việc chân tay đến trí óc. Ngài viết ra hàng mấy chục đầu sách để dạy mọi người học đạo đức và còn hướng dẫn các tu sinh tu tập. Vậy ta hãy học tập gương hạnh của Ngài, dù ai cho ta ăn như thế nào thì ta cũng có thể ăn được miễn sao đủ sống…đủ sức cho ta tu hành đến ngày giải thoát hoàn hoàn là được”.

+ Niệm Giới Bất Hoại Tịnh:

“Trong giới bổn Sa Di, Tỳ Kheo, Đức Phật dạy: “Không ăn uống phi thời –  giới đức thánh ly tham. Vậy từ nay về sau ta hãy chỉ ăn ngày một bữa duy nhất, không ăn uống lặt vặt linh tinh ngoài giờ ăn để ta có thể giữ gìn trọn vẹn giới đức thánh này để thân tâm ta ngày một ly dục, ly ác pháp hoàn toàn để tiến đến con đường giải thoát chấm dứt mọi khổ đau của kiếp người”

  • Hàng ngày phải SIÊNG NĂNG TU TẬP sử dụng các câu pháp hướng này, phải NHẮC ĐI NHẮC LẠI NHIỀU LẦN để phòng hộ ý căn, thiệt căn. Vì Ý CĂN dễ khởi niệm dính mắc với đồ ăn thức uống, THIỆT CĂN dễ bị đắm nhiễm khi tiếp xúc với đồ ăn thức uống, chúng ta chỉ cần sơ hở một tý là Ý CĂN, THIỆT CĂN bị đồ ăn thức uống CUỐN HÚT NGAY. Nếu BƯỚC ĐẦU TU TẬP không nương vào PHẬT- PHÁP- TĂNG –GIỚI làm gương hạnh sống thì khó có thể đạt được Giải Thoát, vì vậy chúng ta phải siêng năng cần mẫn dùng câu pháp hướng nhắc tâm mãi thì nó sẽ thấm được cái lý nên khi tiếp xúc với đồ ăn thức uống thì tâm ta vẫn luôn thản nhiên bất động, không còn bị dính mắc, chấp đắm vào ăn uống nữa. Do sự tác ý này mà nó làm cho thân tâm được thanh tịnh, không còn đắm nhiễm nữa.
  • CÁCH ĐOẠN DỨT (ĐỊNH VÔ LẬU)

Chọn một nơi thanh vắng ngồi kiết già hoặc bán già rồi đặt niệm ăn uống trước mặt mà quán xét xem ăn uống từ đâu mà có, từ đâu mà không, do đâu mà hoại diệtnó đưa đến cho chúng ta những sự khổ đau như thế nào?

MỤC ĐÍCH: Của sự quán xét này là để giúp chúng ta có sự hiểu biết đúng như thật về ăn uống là vô thường, là khổ, là chịu sự biến hoại, nó không phải là ta, của ta, là bản ngã của ta. Vậy ta còn ưa thích nó để làm gì, nó là ác pháp, nó đưa đến cho mình, cho người,cho muôn loài vạn vật một sự khổ đau vô cùng. Vậy từ nay về sau mỗi khi có ai cho ta đồ ăn uống ngon hay dở ta cũng không nên khởi tâm ham thích hoặc không thích những thứ đồ ăn thức uống đó hay thậm chí ta cũng không nên chọn lựa hay yêu cầu mọi đồ ăn thức uống theo ý ta nữa, mà ta phải luôn thấy nó là sự đau khổ, sự nguy hiểm chứ chẳng có gì là ngon bổ, là an vui là hạnh phúc khi ăn uống nó cả.

+Bây giờ chúng ta tự đặt câu hỏi: Vì sao người nào cũng đều tham ăn uống, dù già hay trẻ, dù lớn hay bé, sang hay hèn, dù bình dân hay tri thức cũng không ai thoát khỏi nanh vuốt của tâm tham ăn uống?

Trả lời: Nguyên nhân gốc chính là do chấp thân này là có thật, là cao quý ,thường  hằng…. nên ai cũng muốn ăn uống cho thật nhiều, cho thật ngon bổ dưỡng để thân này luôn được mạnh khỏe, trẻ đẹp sống lâu. Cho nên muốn đoạn diệt tâm tham lam ăn uống thì chúng ta phải quán xét cho thật sâu, cho thật tường tận về thân con người quán xét thực phẩm bất tịnh như trong kinh Pháp cú Đức Phật đã dạy :

 

 

Ai sống nhìn tịnh tướng

Không hộ trì các căn

Ăn uống thiếu tiết độ

Biếng nhác chẳng tinh cần

Ma uy hiếp kẻ ấy

Như cấy yếu trước gió

Ai sống quán bất tịnh

Khéo hộ trì các căn

Ăn uống có tiết độ

Ma không uy hiếp được

Có lòng tin tinh cần

Như núi đá trước gió.”

 

Qua hai bài kệ trên Đức Phật dạy chúng ta phải quán vô lậu về thân con người và quán vô lậu về thực phẩm bất tịnh thì chúng ta mới có thể đoạn diệt được tâm tham lam ăn uống. Sau đây chúng ta cùng quán xét:

1, Quán xét SẮC THÂN CON NGƯỜI hay chính là THÂN TA:

Sắc thân con người được sinh ra do VÔ MINH DUYÊN HỢP của các MÔI TRƯỜNG SỐNG mà có. Trong môi trường sống gồm có ĐẤT,NƯỚC, GIÓ, LỬA, CÁC TỪ TRƯỜNGCÁC CHẤT KHÍ cấu tạo hợp thành. Vì vậy khi tan rã thì ĐẤT trả về cho đất, NƯỚC trả về cho nước, GIÓ trả về cho gió, LỬA trả về cho lửa. Khi trả xong thì chẳng còn gì vì: Đất đâu phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta; Nước đâu phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta; Gió đâu phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta; Lửa đâu phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta, THÂN TA do đủ duyên hợp lại mà thành, hết duyên thì tan rã, thì chẳng còn gì mà chỉ còn lại một TỪ TRƯỜNG NGHIỆP LỰC THIỆN ÁC TIẾP TỤC TÁI SANH LUÂN HỒI, khi thì mang thân người, khi thì mang thân các loài vật. Nên Đức Phật dạy:  “  NGHIỆP là cha đẻ ra con người, con người là “THỪA TỰ CỦA NGHIỆP”.

2, Quán xét THỰC PHẨM BẤT TỊNH :

Trên thực tế chúng ta thấy, tất cả thực phẩm (chay) nuôi sống ta hàng ngày đều từ đất mọc lên và được nước nuôi sống rồi được người ta mang về chế biến ra món ăn thức uống, khi ta ăn uống qua miệng rồi vào đến thân ta chúng lại bị tiêu hóa phân hủy thành những thứ bất tịnh (phân, nước tiểu…) chứ đâu còn thơm tho, thanh tịnh như khi ta ăn, uống. Không những vậy khi ta thải ra ngoài môi trường đất rồi người ta đem đi bón cây, rau củ quả … cho nhanh lớn và tiếp tục họ lại đem bán cho người mua về lại chế biến thành các món ăn, thức uống thơm ngon, đánh lừa khứu giác, vị giác của ta nhất là tư tưởng có nhiều chất trong những món đó để khiến ta thích ăn, chứ thực ra các thức ăn đồ uống đó bản chất đều là ĐẤT, là NƯỚC: Lấy đất, nước bên ngoài (đồ ăn, thức uống) nuôi đất nước bên trong (thân ta) và ngược lại đất nước bên trong thải ra lại đem nuôi ngược trở lại đất, nước bên ngoài hay nói cách khác dạng này là chuyển thể của dạng kia, dạng kia là chuyển thể của dạng này. Rồi cửa chính trên (miệng) ăn vào nuôi cửa dưới  (hậu môn) cửa hậu dưới thải ra lại nuôi cửa chính trên vậy nên không có gì là SẠCH SẼ, THANH TỊNH, NHIỀU CHẤTcả mà đều là BẤT TỊNH như nhau mà thôi. Ăn uống vào nhiều thì thải ra nhiều. Có lúc cục trắng thơm ngon trên chưa nuốt hết thì cục vàng dưới đã đòi thải ra. Chứ có giữ được gì trong thân quá ba ngày đâu. Chưa kể thân này có lúc còn phả ra thứ mùi làm mất tình đoàn kết, làm mất sự tự tin trước mọi người. Sự thật thân này chỉ là cái BỘ MÁY XỬ LÝ THỨC ĂN, ĐỒ UỐNG, chuyển thức ăn, đồ uống từ dạng thơm thành dạng thối, khai; từ dạng ngon thành dạng dở, từ dạng nhiều (các loại món) về dạng ít hai dạng chính (phân, nước tiểu) và dù cho có bao nhiêu chất bổ khi ta ăn uống vào thì rồi cũng có vô lượng vi khuẩn trong thân ăn rồi thải ra qua khắp các bộ phận trên cơ thể. Thực tế thân này cũng chỉ là một MÔI TRƯỜNG SỐNG hay một CÁI CHUỒNG, CÁI TRẠI chăn nuôi vô lượng vi khuẩn. Khi thân này còn hoạt động (sống) thì chúng ăn mòn từng phần (chính là những thứ cặn bã trên cơ thể hàng ngày luôn thải ra). Còn khi thân này ngừng hoạt động (chết) thì chúng đục rỉa hết máu thịt chỉ còn lại bộ xương trơ trọi, cho nên ta đang ăn uống hàng ngày là ta đang cho vô lượng vi khuẩn ăn. Miệng ta chỉ là cái máy nghiền nhỏ thức ăn để vi khuẩn ăn dễ dàng hơn mà thôi. Ta ăn uống cái gì thì vi khuẩn ăn uống cái đó. Chúng đâu biết cái gì bổ, cái gì không bổ chúng chỉ biết khi ta ăn với tư tưởng ác thì khiến tâm tính chúng trở nên ác và quay lại ăn các tế bào trong thân. Khiến cho thân sinh bệnh tật. Nếu ta ăn với tư tưởng thiện thì tâm tính chúng cũng sẽ hiền lành theo và làm cho thân ngày một khỏe mạnh. Bởi những vi khuẩn trong ta cũng giống như con ta vậy, ta làm sao thì con ta cũng sẽ làm như vậy, ta và chúng đều là một. Cho nên THÂN này chẳng có gì là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Nó chẳng qua là một MÔI TRƯỜNG SỐNG THU NHỎ, là một vật vô thường, là một vật bất tịnh, là một vật sinh ra muôn thứ khổ đau. Nó luôn biến hoại, không thường hằng mà di dịch thay đổi liên tục.

Từ (1) và (2) => DO VÔ MINH không hiểu biết nên ta mới dính mắc, chấp đắm thân này là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Do sự lầm chấp như vậy nên ta mới luôn chăm chú việc ăn uống làm sao cho thân này trẻ, khỏe, đẹp để được hưởng thụ những thứ lợi lạc, bổ béo từ đó mới sanh ra vô số các ÁC PHÁP, từ các ác pháp mới có SINH-GIÀ-BỆNH-CHẾT ưu bi sầu khổ từ kiếp này sang kiếp khác.

Sự thật là như vậy, thân này chỉ là do các DUYÊN NHÂN QUẢ tạo thành theo NGHIỆP LỰC của nó làm lên chứ đâu phải do đấng tạo hóa hay thần thức, hay linh hồn đi tái sinh luân hồi như các tôn giáo tưởng tượng. Khi thân này tan hoại thì sáu thức hoại diệt chẳng còn thức nào tồn tại. Chỉ cần một hơi thở ra không thở vào là đã qua kiếp khác. Chỉ còn lại cái thây ma vô tri và tiếp tục biến thành thức ăn cho vô lượng vi khuẩn, bị những con vật khác (quạ, diều hâu…) cấu rỉa máu thịt bằng hết, chỉ còn một bộ xương khô theo năm tháng cũng mục nát theo năm tháng hóa thành tro bụi theo không khí chứ đâu còn gì. Vậy nên dù ta có ăn sang uống bổ nhiều đến mấy, thì đến cuối cùng cũng phải chấp nhận sự thật này mà thôi! Chúng ta cứ suy ngẫm xem có đúng cái lý này không?

*Mục đích của việc quán xét này là để giúp chúng ta thấy và hiểu rõ  đúng như thật về thân tâm con người và THỰC PHẨM ĂN UỐNGquyết chắc, tin chắc thân tâm con người và thực phẩm ăn uống nói chung, nói riêng là thân tâm ta là duyên hợp, là vô thường, là bất tịnh, là khổ, không có gì là ta, của ta là bản ngã của ta, đó là điều hợp  lý rõ ràng, cụ thể, không ai chối cãi được. Dù con người ở hiện tại cho đến con người ở mãi mãi về sau cũng đều phải chịu chung một quy luật này. Chúng ta càng suy tư, càng suy xét kỹ bao nhiêu thì chúng ta lại càng phá tan, đập bẹp, trừ khử được kiến chấp, ngã chấp bấy nhiêu và lại càng quét sạch phiền não mây mờ đau khổ trong lòng chúng ta mới phá, đập tan tâm tham ăn uống, nó không còn sai khiến chúng ta được nữa là nhờ vào sự siêng năng tu tập, học hỏi nên chúng ta đã có sự hiểu biết bằng CHÁNH TRI KIẾN về tâm tham ái (ngũ triền cái) nói chung và về tâm THAM ĂN UỐNG nói riêng.

Từ sự hiểu biết đó chúng ta IN ĐẬM VÀ KHẮC GHI MÃI TRONG TÂM, có như vậy nó mới giúp chúng ta quét sạch tâm tham ái (ngũ triền cái) nói chung và tâm tham ăn uống nói riêng từ đó đã giúp cho thân tâm chúng ta cảm nhận được phần nào nguồn giải thoát tức là trạng thái tâm “thanh thản, an lạc, vô sự” sẽ lần hồi hiện tiền. Khi đạt được đến trạng thái này thì xem như người đó đã giải thoát hoàn toàn, không còn bị đau khổ và sinh tử luân hồi nữa.

  • Tóm lại:                 Trăm năm trước thời ta chưa có

                                         Trăm năm sau có lại hoàn không

                                         Cuộc đời sắc sắc không không

                                        Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi.

Đúng vậy: Đức Tự Phụ Thích Ca ngài đã nhập diệt cách đây 2565 năm vậy mà âm vang từ bi vẫn hùng hồn tuôn chảy. Ngài thương chúng sanh quá ư vô minh, luôn lấy khổ làm vui, lấy tương tàn, máu chảy, nước mắt rơi… làm trò tiêu khiển. Lấy luân hồi làm đích đến cuối cùng…. Từ khổ đau, chết về đau khổ. Từ lúc lọt lòng đã mang tham sân si cố hữu. Càng lớn lại càng đắm chìm vào danh, vào lợi, vào tình, rồi ăn uống. Chỉ vì ba tấc lưỡi, vì đắm chìm trong mỹ vị, hương thơm mà không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp đã gửi thân ra chốn gò hoang, trôi lăn mãi trong ba nẻo, sáu đường… Cho nên muốn thoát ra khỏi sự thống khổ của kiếp người nói riêng và không bao giờ phải mang hình vạn loại thì không gì hơn hãy nghe theo lời dạy của Đức Phật giữ gìn trọn vẹn giới Đức Thánh Ly Tham, không ăn uống phi thời, chỉ ăn ngày một bữa để giúp thân này có đủ sức tu tập mà thôi. Đây cũng là một việc làm vô cùng khó bởi nó là  hạnh sống của các bậc thánh hiền đã ly dục ly ác pháp nên nó trái ngược với đời sống hưởng thụ của thế gian. Bởi thế gian thường quan niệm: “không ăn thì sống làm gì, sống là để ăn, đời là mấy mà không ăn cho sướng”. Nếu không ăn đủ chất, ăn nhiều bữa thì sẽ mệt mỏi ốm đau, sinh bệnh, chết sớm…Cho nên nếu nói đến việc ly dục ăn uống thì khiến mọi người trên thế gian này quá ư là sợ hãi. Nhưng xin thưa không phải vậy đâu quý vị ạ. Khi ta đã lìa được dục ăn uống thì cũng là ta đã muội lược được lòng tham lam đủ thứ trên đời. Lúc nào cũng biết sống thiểu dục tri túc ít muốn biết đủ, sống được như vậy thì xã hội đâu còn xảy ra những tệ nạn trộm cắp, cướp giật, nghiện ngập, bạo lực gia đình, tai nạn giao thông … Chúng sanh được sống bình an, không bị bỏ mạng một cách oan uổng. Xã hội không còn những tệ nạn này thì đất nước phát triển, nhà nhà an vui hạnh phúc. Còn đối với các bậc tu hành thì sẽ giúp họ có đủ đạo lực để tiến về con đường giải thoát chấm dứt sinh tử luân hồi khổ đau vô lượng kiếp. Và chỉ ăn ngày một bữa mà chúng ta thấy Đức Phật và các vị Thánh Tăng, Thánh Ni, vẫn sống khỏe mạnh, trí tuệ của các ngài vượt xa con người phàm phu và còn sống thọ tới 80 tuổi như Đức Phật thậm trí tới 120 tuổi như ngài ANAN và ngày nay có Đức Trưởng Lão Ngài còn vừa lao động cuốc đất, trồng khoai, làm nghề rèn, rồi sau này còn viết ra hàng chục đầu sách, hàng vạn trang giấy không kể đêm ngày với niềm mong mỏi dựng lại Chánh Pháp, dựng lại nền đạo đức nhân bản- nhân quả mà Đức Phật đã để lại cho loài người được học tập thoát khổ đau. Vậy mà Ngài vẫn sống thọ đến 85 tuổi và đặc biệt là những sự lụm khụm, già nua hay các bệnh tật đau nhức không thể chi phối quấy nhiễu làm phiền thân, tâm các Ngài được.Các Ngài luôn ung dung tự tại trước giặc sinh tử. Đó là những việc làm mà những người phàm phu không thể làm nổi. Bởi vậy chỉ có ai noi theo gương hạnh ngày ăn một bữa và sống đúng với giới luật đức hạnh mà các Ngài khuyên dạy, thì đến một ngày không xa quả vị giải thoát xẽ hiện tiền. Sẽ giúp chúng ta làm chủ nhân quả, làm chủ sinh, già, bệnh và chết, làm chủ thân tâm giống như các Ngài. Muốn được như vậy thì đòi hỏi chúng ta đầy đủ lòng tin, đầy đủ ý chí nghị lực, đầy đủ dũng mãnh gan dạ và bền chí thì mới dám đi theo con đường này. Mặc dù biết khó như vậy nhưng nhờ hạnh sống ăn ngày một bữa và cùng với lòng tin sắt đá vào Chánh Pháp của Đức Phật mà đã giúp cho ý chí nghị lực tăng trưởng mạnh mẽ trong con. Giúp con nhiều lần chiến thắng được những cảm thọ bệnh đau như cắt da, xẻ thịt, cũng như giảm thiểu đi rất nhiều những trạng thái khổ đau trong nội tâm con trước kia mà thay vào đó là trạng thái thanh thản an lạc vô sự. Nhưng vì trạng thái đó chưa hiện tiền mọi lúc nên con vẫn đang tiếp tục ngày một cố gắng rèn luyện mình bằng giới luật đức hạnh và noi gương hạnh của Đức Phật và các bậc Thánh để tiến vào con đường giải thoát như các Ngài.

PHỤ LỤC:

1, Trong kinh pháp cú Đức Phật dạy:

“Người ưa ngủ,ăn lớn

 Nằm lăn lóc qua lại,

Chẳng khác heo no bụng,

Kẻ ngu nhập thai mãi”.

Chúng ta là những tu sĩ tu tập hạnh giải thoát mà chưa giải thoát được cái ăn thì còn giải thoát được cái gì? Vậy chúng ta phải tập ăn ngày một bữa đủ nuôi thân chúng ta mà thôi, không được chạy theo dục lạc về ăn uống. Phải luôn cố gắng khắc phục trong ăn uống. Ăn uống không khắc phục thì có thể khắc phục được cái gì.

Hạnh ăn uống là đối tượng diệt ngã ác pháp.Từ nay về sau quý vị cố gắng khắc phục nó để mỗi ngày ăn một bữa đủ sống mà thôi. Đừng bắt chước các vị thầy khác ăn uống phi thời mà con đường tu hành không đúng với Đạo Phật, nhưng cũng không nên ăn quá ít hoặc ăn quá nhiều. Ăn ít là tiết thực, điều này tai hại cho sự tu tập vì sức khỏe yếu kém. Ăn nhiều là dư thừa, sanh dục, ham ngủ, mê muội, cũng hại cho đường tu. Phải sáng suốt, linh động.

Ăn đúng cách là TU, TU ĐÚNG CÁCH là làm chủ cái ĂN, đừng bắt chước người khác mà ăn ít (vì bản chất người ấy không ăn nhiều được) và cũng đừng ráng ăn nhiều (vì sợ đói). Phải tùy vào thể trạng của mình và phải làm chủ mình trong khi tu hạnh ĂN UỐNG

(THIỀN CĂN BẢN-TRANG 30,34)

Ăn uống là một nét đẹp, nét văn hóa thể hiện con người có sự giáo dục,có lễ phép tắc, thế gian cũng đâu vì lẽ ăn uống mà để mọi người cười chê, khinh miệt… Vậy há chúng ta là những người con Thích Tử, làm thầy dạy đạo cho thế nhơn lại vùi dập trong ăn uống hay sao?

           2, Đức Trưởng Lão dạy:

Giới Đức Thánh không ăn uống phi thời giúp cho Tu Sĩ có 8 điều lợi ích:

-Lợi ích thứ nhất: Có nhiều thời gian tu tập

-Lợi ích thứ hai: Tâm ly dục về ăn uống

-Lợi ích thứ ba: Cơ thể ít bệnh, không bao giờ bị bệnh nan y

-Lợi ích thứ tư: Ít buồn ngủ, hôn trầm.

-Lợi ích thứ năm: Xứng đáng là một tu sĩ Phật giáo, sống thiểu dục tri túc.

-Lợi ích thứ sáu: Đời sống vượt hẳn người chưa xuất gia.

-Lợi ích thứ bẩy: Cơ thể có thời gian nghỉ ngơi ít làm việc.

-Lợi ích thứ tám: Người cư sĩ rất mến phục và tôn kính.

Cho nên Thánh Đức Không Ăn Uống Phi Thời giúp cho chúng ta sống trong cuộc đời đầy đau khổ mà thoát ra khỏi khổ đau, giúp cho chúng ta liễu sinh thoát tử, tất cả ác pháp không xâm lấn thân tâm của chúng ta được, chỉ còn lại một tâm hồn thanh thản giữa đất trời bao la bởi tâm tham lam ăn uống đã được bào mòn, ngủ, nghỉ, sắc dục, giận hờn… đâu còn làm phiền ta được nữa. Vì vậy ăn ngày một bữa là chúng ta LY THAM – LY SÂN – LY SI và lìa SẮC DỤC một cách rõ ràng cụ thể.

                                                                                                                                                  HẾT

 

TU SINH KHU TỊNH DƯỠNG AN LẠC THỰC HIỆN