CÁCH QUÁN XÉT ĐỂ XẢ TÂM THAM DANH

—————————-

  • DANH là một trong 5 thứ dục lạc của con người.Vậy DANH là gì? Và tại sao người tu sĩ theo đạo Phật phải đoạn diệt tâm THAM DANH?

–       DANH tức là chức năng, địa vị hay quyền hạn lớn hoặc nhỏ của mỗi con người. DANH cũng chính là DANH DỰ,Vinh Hạnh của mỗi cá nhân, của mỗi gia đình, của mỗi tập thể trong cộng đồng xã hội.

–       DANH nó cũng có một sức mạnh cám dỗ, lôi cuốn con người không thua kém gì tiền bạc vật chất. Cho nên là một con người thì không ai là không ưa thích DANH, dù già hay trẻ, bé hay lớn, giàu hay nghèo, sang hay hèn, bình dân hay trí thức, vua hay quan, ai ai cũng đều mong muốn cho mình có một cái chức năng, địa vị, quyền hạn lớn hay nhỏ trong mỗi gia đình, mỗi tập thể và trong mỗi cộng đồng xã hội. Họ cho cái chức năng, địa vị, quyền hạn lớn hoặc nhỏ đó là niềm DANH DỰ, là niềm VINH HẠNH đến cho bản thân, cho gia đình, cho tập thể, cho đất nước. Cũng chính từ cái DANH này mà từ trong quá khứ, trong hiện tại và mãi mãi trong tương lai thường xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột, xô xát, thưa kiện, đánh chém giết nhau, tranh giành lẫn nhau, giữa nước này với nước khác, giữa tập thể này với tập thể khác, giữa gia đình này với gia đình khác, giữa cá nhân này với cá nhân khác. Đã khiến cho không biết bao nhiêu sinh mạng sinh linh phải mất mạng một cách oan uổng và khiến cho cuộc sống con người luôn lo lắng, đau khổ, bất an, tất cả cũng chỉ vì cái DANH.

–       DANH có nhiều cấp bậc cao thấp khác nhau, nhưng bản chất hiếu danh thì không người nào là không có, chỉ có điều là người hiếu danh nhiều hay hiếu danh ít, hoặc là do sự khéo che đậy mà thôi. Muốn biết rõ điều này thì chúng ta hãy quay lại nhìn vào trong nội tâm của chúng ta, chúng ta sẽ thấy ngay tâm HIẾU DANH nó thể hiện qua những trạng thái vui mừng phấn khời hay lo lắng phiền não vv…

        VD1: Khi chúng ta bị một cá nhân hay tập thể nào đó chê bai, hay cảnh cáo, hoặc sa thải chúng ta, là chúng ta buồn phiền xấu hổ, mất thiện cảm ngay với cá nhân hay với tập thể đó liền, mặc dù sự chê bai hay cảnh cáo, hoặc sa thải đó là đúng, là chính xác nhưng chúng ta vẫn cứ buồn phiền, xấu hổ như thường.

        VD2: Khi chúng ta được một cá nhân hay tập thể nào đó khen ngợi tuyên dương ban thưởng là chúng ta cảm thấy vui mừng phấn khởi, sung sướng vô cùng, có nhiều khi sự khen ngợi đó là không đúng sự thật là như vậy, nhưng chúng ta vẫn lấy đó là DANH DỰVINH HẠNH cho mình.

       VD3:Khi chúng ta được thăng quan, tiến chức lên một chức vụ gì, một cấp bậc nào, hay chúng ta đạt được một bằng cấp, chứng chỉ hay một học vị nào, hay chúng ta thành đạt được một công danh hay sự nghiệp nào đó là trong lòng chúng ta hớn hở vui mừng, rạo rực thì đó là tâm ham DANH đang lộ diện rồi đó.

  • ® Như vậy chúng ta phải tự nhận thấy những trạng thái vui mừng phấn khởi hay xấu hổ buồn phiền khi được khen hay chê thì đó là trạng thái của TÂM HAM DANH. Còn khi chúng ta bị chê hay được khen mà tâm chúng ta vẫn THẢN NHIÊN BẤT ĐỘNG, coi như không có chuyện gì xảy ra thì đó là trạng thái của những người không có TÂM THAM DANH. Điều này trong kinh Pháp Cú Đức Phật đã xác định :

“ Như tảng đá kiên cố

         Không gió nào lay động

         Cũng vậy giữa khen chê

             Người trí không dao động”

–       Như ở đoạn trước đã nói DANH tức là chức năng, địa vị, vv…Vì DANH mà làm cho con người cực khổ rất nhiều, có khi phải chịu vào luồn ra cúi, nịnh bợ, ton hót người khác. Muốn có bằng cấp, chứng chỉ học vị thì phải thức khuya, dậy sớm, nỗ lực học hành.Vì DANH mà người ta phải ra sức làm việc ngày đêm để hoàn thành công việc xuất sắc, để được tặng thưởng khen ngợi. Cành tham DANH VỌNG thì càng phải cực khổ, lo lắng nhiều về trách nhiệm nghề nghiệp nên tâm trí đâu được nghỉ ngơi, chẳng có phút giây nào thanh thản, an lạc, giải thoát của tâm hồn. Bởi vì khi có Danh có chức thì ăn ngủ không yên luôn phải lo lắng, sợ hãi người khác chiếm đoạt vị trí hay hãm hại mình, hay sợ người khác nổi tiếng, giỏi hơn mình. Dẫu biết rằng là khổ nhiều như vậy nhưng trên đời này chưa ai thoát ra khỏi  ĐƯỜNG DANH NẺO LỢI nên Đức Phật nói “ DO HỮU MÀ CÓ ÁI”, tức là đời sống của con người, từ bản thân đến gia đình, đến tập thể, đến tôn giáo và mỗi quốc gia trên thế giới từ việc lớn đến việc nhỏ gì đều phải có DANH, có chức để quản lý lãnh đạo, để được ca ngợi khen tặng, vì vậy mà ai ai cũng yêu thích DANH( ÁI), mà có yêu thích phải có khổ (THỌ), nên Đức Phật nói “ Do ÁI mà có THỌ”, do Thọ nên mới sinh ra 11 ác pháp sau:

         1.Do duyên thọ mà có ái sinh :

Tức là do hàng ngày con người thường va chạm tiếp xúc mọi người ngoài xã hội có nhiều vị trí, danh phận khác nhau hoặc theo dõi, để ý xu hướng xã hội đang phát triển về lĩnh vực gì, nghề nào hót, thịnh hành rồi mới sinh ra ưa thích, muốn được làm, được có cương vị đó, coi đó là ước mơ, mục tiêu phải đạt được trong tương lai bằng mọi cách. Cho nên vì ưa thíc cái DANH mà nó khiến cho người ta phải vào luồn ra cúi, lạy lục người trước, bộ đỡ kẻ sau, nó khiến cho người ta phải chạy đôn chạy đáo, chạy tháo mồ hôi, chạy ngày, chạy đêm, chạy hết nơi này đến nơi khác, chạy hết nước này đến nước khác.Vì vậy có ái là có khổ, nên Đức Phật nói:

       “ Người đời sống phóng dật

         Ái tăng như dây leo

        Nhảy đời này đời sau

       Như vượn tham quả rừng”

“Người bị ái buộc ràng

  Vùng vẫy và hoảng sợ

   Như Thỏ bị sa lưới

   Ai bị ái trói buộc

   Chịu khổ đau lâu dài”

2.Do ái mà có tìm cầu:

Tức là trước kia chưa có gì hết, bây giờ do ưa thích nên đi tìm cầu bằng cấp này, bằng cấp nọ, chức vụ này, chức vụ nọ, nghề nghiệp này, nghề nghiệp nọ vv.., mà có tìm cầu là có khổ. Bởi do khi đã biết được mục tiêu “Cái DANH mơ ước” trong tương lai rồi thì luôn phải tìm tòi, học hỏi những vẫn đề liên quan đến lĩnh vực đó ngày đêm, vì đã là mục tiêu, ước mơ nên không quản ngại làm bất cứ điều gì vất vả cực nhọc, hao tốn thời gian hay cả làm hại sức khỏe, có lúc say mê quên ăn, quên ngủ để học tập, rèn luyện, trau rồi kinh nghiệm khiến đầu óc tâm trí không khi nào có phút giây nghỉ ngơi mà luôn phải làm việc, tập trung, căng thẳng…

–       Con có biết một anh là game thủ – nghề hót của giới trẻ hiện nay, anh đã thắng nhiều giải đấu game trong và ngoài nước nên trở thành game thủ giỏi  có tiếng hàng đầu  VIỆT NAM, anh từng kể qua video trên mạng, vì muốn trở thành game thủ giỏi và kiếm được nhiều tiền từ game (được thưởng vài trăm triệu khi thắng một giải đấu), anh đã phải giành ít nhất 3 tháng, mua một chiếc điện thoại sịn để tải game và bắt đầu anh chỉ ngồi trong phòng ngày này qua ngày khác, ăn ngủ qua loa để dành thời gian tìm hiểu, học hỏi, rèn luyện cách chơi thuần thục, rồi phải học hỏi từ các game thủ mạnh khác. Cũng chính từ thói quen lúc nào cũng sống với game nên mỗi khi anh nói chuyện trực tuyến hay làm video, anh cũng chỉ toàn nói hay quay video anh chơi game, còn các điều khác (gia đình, xã hội…) gần như không bao giờ anh nhắc đến hay màng tới. Qua đó chúng ta thấy một khi con người đã ham muốn đạt danh hiệu gì là họ có thể sẵn sàng đánh đổi mọi thứ từ thời gian, tiền bạc, các mối quan hệ và ngay cả sức khỏe cũng không màng, tự làm hại chính mình chỉ vì tham muốn có DANH TIẾNG để khẳng định mình với mọi người, vậy nên có tìm cầu là có khổ .

        3.Do tìm cầu mà lợi sinh :

Tức là do có tìm cầu nên bây giờ mới có bằng cấp này, bằng cấp nọ (có người có đến 3-4 cái bằng cấp chứng chỉ một lượt)có nhiều chức năng, địa vị này, địa vị nọ, nghề nghiệp này, nghề ngiệp nọ (có những người giữ 4-5 chức vụ một lượt.  Con có quen một vị thượng tọa có bằng tiến sĩ phật học, trụ trì một chùa ở TPHCM, vị đó có tới 30 chức vụ, từ chức vụ trong giáo hội đến ngoài xã hội), có người có cả hàng 10 nghề một lượt, có người làm tổng giám đốc 40 công ty một lượt, những người này là những người “đa năng”.

–       Có nhiều người khả năng học tập hay khả năng nghiệp vụ của mình không có nên phải bỏ tiền ra để mua bằng cấp, chứng chỉ, bỏ tiền ra để hối lộ để có chức vụ này, chức vụ khác có khi tốn hao cả mấy trăm triệu đến hàng tỷ. Con nghe một phật tử ở Sóc Sơn kể, có một vị thầy đang giữ chức vụ trong giáo hội cấp huyện, vị thầy đó nói phật tử mua cho thầy một cái điện thoại Iphone đời mới để thầy cúng dường cho một vị thầy cấp lớn hơn để thầy ấy mới cho thầy giữ chức cấp huyện, nếu không thì thầy kia sẽ cho thầy nghỉ chức để đưa người khác lên thay.

–       Qua đó chúng ta thấy do tìm cầu mà lợi sinh ra rất nhiều, mà lợi càng nhiều thì khổ càng tăng, vì phải tốn nhiều mồ hôi công sức, tốn nhiều thời gian và tiền bạc, nó khiến người ta trở nên LƯU MANH – GIAN XẢO – TRANH GIÀNH – LỪA ĐẢO lẫn nhau

         4.Do lợi sinh nên phải tiêu dùng:

Tức là khi đã có bằng cấp, chứng chỉ rồi thì phải đi xin, đi tìm kiếm việc làm nào cho phù hợp và tương xứng với bằng cấp học vị của mình, có khi phải bỏ tiền ra lo lót, nhờ cậy người khác xin giúp để có công việc làm “VIỆC NHẸ LƯƠNG CAO”. Còn khi đã có chức năng địa vị gì thì phải lo lắng làm tròn bổn phận trách nhiệm, phải lo quản lý điều hành, phải lo đi hội đi họp, đi ngoại giao hết nơi này đến nơi khác, hết nước này đến nước khác. Có nhiều người khi đã có chức năng rồi nhưng cũng vẫn phải lo đi học thêm để bổ túc nghiệp vụ chuyên môn, có nhiều người giữ 4-5 chức vụ một lượt. Như ở đoạn trước con có kể về một vị Thượng Tọa tiến sĩ vừa làm trụ trì một ngôi chùa vừa giữ 30 chức vụ trong cả giáo hội đến ngoài xã hội, vị ấy kể con nghe là tối ngày cứ đi hội, đi họp, đi dự lễ suốt tháng quanh năm, không có thời gian để tu, để nghỉ, có khi bệnh mà cũng chẳng được nghỉ, khiến cho thân thể mệt mỏi, bào mòn sức khỏe, đầu óc căng thẳng, suy tính đủ điều, chẳng bao giờ có giây phút nào giải thoát an lạc, thanh thản của tâm hồn.

–       Cho nên có tiêu dùng là có khổ, vì thế tục ngữ nói “Càng cao danh vọng, càng dày gian nan”. Mặc dù biết là khổ nhưng người ta vẫn cứ đua nhau để lao vào chỗ khổ, thật là điên đảo hết chỗ nói.

         5.Do tiêu dùng mà tham dục sinh:

Tức là khi đã có chức năng địa vị hay công việc làm rồi nhưng người ta vẫn chưa biết đủ, có chức nhỏ lại muốn có chức lớn hơn, có hợp đồng này lại muốn có thêm hợp đồng khác, có bằng cấp, chứng chỉ này lại muốn có thêm bằng cấp, chứng chỉ khác cao hơn, tốt hơn, bởi vậy LÒNG THAM CỦA CON NGƯỜI VỐN KHÔNG ĐÁY. Có những người làm giám đốc tới 40 công ty khắp trong cả nước nhưng chưa biết đủ, lại đi ngoại giao sang các nước ngoài để mở rộng thương trường, mà THƯƠNG TRƯỜNG LÀ CHIẾN TRƯỜNG. Do đó mà tham dục nhiều thì khổ lại càng nhiều, khổ này chồng lên khổ khác, tội lỗi này chồng lên tội lỗi khác.

        6.Do tham dục sinh thì đắm trước sinh:

Tức là khi đã có chức năng địa vị v.v… hay công việc nghề nghiệp, hay bằng cấp chứng chỉ học vị như ý mình muốn rồi thì lại bắt đầu đắm nhiễm, dính mắc với cái DANH cái LỢI, cái bằng cấp học vị, cái chức năng địa vị đó rất nhiều, lúc nào cũng lo, cũng sợ vị trí của mình bị người khác dòm ngó hoặc chiếm đoạt. Cho nên càng đắm trước càng khổ.

        7.Do đắm trước sinh ra chấp thủ:

Tức là do khi đã đắm nhiễm với các vị trí, danh tiếng, bằng cấp, chứng chỉ rồi thì luôn luôn lúc nào cũng tự hào, có khi tự cho mình là giỏi, là có tài nhất, ít ai hơn được mình. Rồi chấp vào những bằng cấp, chứng chỉ đó, sợ bị mất, bị rách thì sinh tâm buồn bã, tiếc nuối, lo lắng việc đi xin lại khó khăn. Kế đó là chấp vào những đồ dùng, dụng cụ nghề nghiệp, lúc nào cũng cho đồ của mình là tốt, là sịn nhất nên mới luôn muốn giữ lại dù cho nó cũ hay hỏng, và cũng rất sợ bị rơi bị mất. Hay chấp cả vào những chỗ mình tập luyện, trải nhiệm là nơi tốt, uy tín nhất nên ai mời đến chỗ khác cũng không thấy bằng chỗ mình. Rồi nhất là khi có ai là người bình dân ít học mà muốn đóng góp ý kiến gì là thường những người có danh, có học thức thường không tin, không nghe, thậm chí khinh khi, phản đối rồi chỉ bảo ngược lại những người bình dân chứ hiếm khi nào nghe ai không bằng họ. Cả những ai có chức danh, địa vị dù lớn hay nhỏ ở công ty, tập đoàn, xí nghiệp nào thì lúc nào cũng khoe và tự hào nơi mình làm việc, sản phẩm nơi mình làm việc làm ra là tốt nhất trên thị trường, không nơi nào bằng, rồi từ đó mới cố lôi kéo khách hàng, nhân viên từ công ty, tập đoàn khác về công ty, tập đoàn mình, vì vậy mới luôn sinh ra sự tranh giành giữa cá nhân (tập thể) quốc gia này với cá nhân (tập thể) quốc gia khác.Vì ai cũng muốn và luôn cho địa vị của mình là cao, giỏi, tốt  nhất nên khiến tâm tính ngày một trở nên ngạo mạn, gian xảo, mánh khóe, dối trá…, để hạ bệ nhau, tranh giành, chiếm đoạt, rồi chém giết lẫn nhau, không tiếc tay. Ngay cả những người mua chức quyền thì cũng chấp đây là vị trí của tôi, nên họ lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị mất chức vị, vì không có khả năng thật sự. Cho nên càng chấp đắm, dính mắc vào DANH LỢI bao nhiêu thì sự khổ đau cũng càng tăng theo gấp bội bấy nhiêu.Vậy mà có một số người làm quan chức đã đến tuổi nghỉ hưu rồi họ vẫn cứ cố giữ  thêm mấy năm nữa chứ không chịu nghỉ.

8.Do chấp thủ sinh ra ích kỷ, nhỏ mọn, hẹp hòi:

Tức là do luôn chấp thủ vào chức danh, địa vị, bằng cấp v.v… của mình là nhất nên sinh tâm ích kỷ, hẹp hòi chỉ muốn nó là của riêng mình, không ai được dòn ngó. Nhất là khi làm ra sản phẩm gì thì cũng chỉ mình hay tập thể của mình được độc quyền sở hữu, không ai hay tập thể nào được phép nhái lại khi không hỏi ý kiến, chính vì tâm ích kỷ này mà nhiều người bị thưa kiện, bị đăng lên mạng lên án nhau, còn bị phạt kinh tế rất nặng vì tội “ĂN CẮP BẢN QUYỀN”. Rồi khi chấp mình là nhất rồi thì khi thấy ai bằng mình hay hơn mình thì sinh tâm ganh tỵ, tỵ hiềm, ganh ghét, rồi cố tình tìm cách làm sao để vượt hơn họ chứ không chịu thua họ được, còn ngược lại những ai không bằng mình thì lại sinh tâm khinh khi coi thường. Ngay cả khi thấy ai có đồ dùng, thiết bị hay nơi tập luyện, trải nhiệm tốt hơn là cũng tìm mọi cách để mua hay tìm ra nơi tốt hơn họ, lúc nào cũng muốn hơn chứ không thích ngang hàng hay kém ai cả. Rồi cả người mua chức quyền, cũng không muốn ai vượt chức mình, hễ thấy ai hơn là tìm cách hạ bệ hoặc thậm chí thủ tiêu giết chết. Theo thói thường, người có chức quyền trong tay thì họ chỉ biết đến lợi ích riêng của cá nhân họ, hoặc những người thân của họ, họ vơ vét tài sản, tiền của vật chất cho đầy túi, họ tranh thủ khi còn đang giữ chức, giữ quyền nên họ mới tìm mọi âm mưu thủ đoạn để họ vơ vét, đục khoét của cá nhân khác, tập thể khác. Nước ta có nhiều dự án, nhiều công trình bị hư hại giữa chừng, xuống cấp nhanh chóng, làm tổn hao tài sản, tiền bạc công sức, có nhiều khi thiệt hại đến tính mạng con người. Những người có chức vụ lớn, khi sắp xếp công việc thì họ chỉ muốn cho con cháu của họ được làm những vị trí tốt hơn, thuận lợi hơn, ưu tiên hơn, tương lai có khi còn được thay thế thừa kế ngôi vị của họ đang làm, vì họ không muốn cái vị trí đang ngồi của họ rơi vào tay người khác nên tục ngữ có câu: “CON ÔNG – CHÁU CHA” hoặc “ CHA TRUYỀN CON NỐI”.

        9.Do ích kỷ, nhỏ mọn, hẹp hòi nên thủ hộ sinh:

Tức là do lòng ích kỷ, nhỏ mọn, hẹp hòi, không muốn chia sẻ vị trí, chức danh của mình cho ai nên luôn phải lo lắng, suy tính, tìm cách học tập, trau luyện thêm thế nào để tăng khả năng giỏi hơn, hơn nhiều người nữa. Hoặc khi có ai muốn học mình thì có khi tỏ ra giấu nghề không muốn dạy, còn nếu có dạy cũng phải có tiền hay quà cáp cho mình thì mình mới dạy, chứ không dạy suông, dạy hộ ai cả. Ngay cả đồ dùng, vật dụng cũng không muốn ai đụng đến sợ họ làm hỏng, làm hư đồ của mình, chỗ tập luyện, trải nghiệm cũng muốn giấu không cho ai biết. Rồi luôn phải sống trong sự dè dặt, hay nghi ngờ người này, người kia, không dám thân cận, tin ai vì sợ họ học lỏm rồi sẽ tranh chức, đoạt vị trí của mình nên thường người danh càng cao thì càng sống cô đơn, cô độc chỉ có một mình. Có những người danh lớn (nhất là ca sĩ, nghệ sĩ) sợ bị người khác bủa vây hay hãm hại nên đi đâu cũng phải có vệ sĩ đi kèm bảo vệ, không để ai lại gần. Hay phải đi ngoại giao, tạo quan hệ hết trong đến ngoài để phòng khi chức danh, địa vị của mình có biến cố, trở ngại thì còn có tay chân khác giúp đỡ và cũng để thể hiện thế lực của mình để người khác kính trọng, sợ mình. Còn người mua chức cũng phải ngày đêm bày mưu tính kế, hại những người tranh chức với mình. Trên thực tế ai cũng muốn mình có nhiều chức, để khi mất chức này còn có chức khác, vì thế ai cũng muốn giữ khư khư cái chức của mình, ít có người muốn bỏ, chỉ khi nào bỏ chức nhỏ để có chức to hơn thì họ mới chịu.

        10.Do thủ hộ sinh nên một số ác pháp sinh:

Tức là do luôn muốn giữ cho được chức danh, vị trí của mình, luôn lúc nào cũng phải là nhất, không thua kém một ai nên khiến tâm trí lúc nào cũng bị căng thẳng, áp lực, bất an, lo lắng, lúc nào cũng phải cố sức và khả năng không kể ngày đêm, từ đó mới ủ một đống bệnh tật trong người nhưng có khi không quan tâm chỉ lo chức danh, địa vị cao thì mới là quan trọng hơn cả, nên người ta hay nói  “BỆNH SĨ CHẾT TRƯỚC BỆNH TIM”vì thường người danh càng cao thì càng không sống thọ, thường mắc đủ thứ bệnh vì phải hoạt động cả cơ thể lẫn trí óc gấp rất nhiều lần người sống bình thường, và thậm chí chết không phải vì bệnh tật mà do bị hãm hại, thủ tiêu.

         11.Các ác pháp sinh ra thì trượng kiếm, đao búa, tranh đấu, đấu khẩu, ác khẩu, vọng ngữ, nên mới có ưu bi sầu khổ, gieo thù kết oán nhiều đời:

  • Trên thực tế cho chúng ta thấy:

Trong thiên nhiên hoang dã có một số các loài động vật, sống theo từng bầy đàn như voi, ngựa, sư tử, hươu, nai, cọp, chó sói v.v.. Chúng luôn có sự phân chia cấp bậc, như con nào đầu đàn là con đó luôn được các con khác sợ hãi kính nể, và tất cả các con khác đều phải tuân theo mệnh lệnh và sắp đặt của con đầu đàn, còn con nào chống đối lại con đầu đàn sẽ bị giết chết hoặc bị đuổi ra khỏi đàn. Con người từ thủa cổ xưa cũng sống thành bầy đàn và cũng có sự phân chia ranh giới, cấp bậc. Sau tiến hóa dần dần lên thành các bộ lạc, bộ tộc thì cũng có trưởng tộc, trưởng làng v.v.. Đến thời kỳ vua chúa thì cũng có VUA QUAN –HOÀNG HẬU – THÁI HẬU, Tướng, Lính, Dân thường v.v.. cho đến thời đại của chúng ta ngày nay cùng hộ thống quản lý từ Trung ương đến địa phương, rồi đến mỗi gia đình, mỗi dòng họ cũng đều phân lập ra chức năng, địa vị để cai quản, quản lý, mà cũng chính từ khi con người biết phân lập ra các chức năng, địa vị để cai quản, quản lý mới khiến cuộc sống của con người luôn khổ đau, bất an, mới có sự xung đột, chiến tranh tiếp diễn không bao giờ chấm dứt, điển hình như các vua quan thì hạ bệ nhau, vu cáo nhau, thậm chí các vương tôn công tử, thái tử cùng một dòng máu cũng hãm hại nhau, giết nhau để giành ngôi báu, có người giết luôn cả cha mình để giành ngôi, có người bị chu di tam tộc 3 đời, lịch sử loài người đã chứng minh.  Đến thời buổi văn minh hiện đại như ngày nay vẫn có các cuộc chiến tranh xung đột giữa các nước để giành vị thế chủ quyền để xưng bá, xưng hùng muốn làm BÁ CHỦ TOÀN CẦU, đã khiến cho không biết bao nhiêu sinh linh phải chết, và cuộc sống con người phải lầm than khổ sở điêu đứng vô cùng, cũng chỉ vì cái DANH. Ngay cả như trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ cũng thường xảy ra cuộc tranh giành cãi vã lẫn nhau, ai cũng muốn mình có quyền hạn hơn mọi người, bắt mọi người phải tuân thủ theo ý kiến của mình.

  • ® Như vậy chúng ta chỉ mới nói lược sơ thôi mà đã cho chúng ta thấy tất cả mọi nơi trên hành tinh này đâu đâu cũng có những người THAM DANH, THAM CHỨC và đâu đâu cũng có những sự tranh giành quyền lực, địa vị ngày một nhiều hơn. Sau đây chúng ta cũng quán xét kỹ hơn một chút về Tâm Hiếu Danh ở một số cấp độ cơ bản như:
  • + Hệ thống quản lý hành chính trên toàn thế giới:

–       Từ xa xưa, vì lòng tham danh lợi mà các nước khắp mọi nơi trên thế giới đã xảy ra không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh lớn, nhỏ nhiều không kể thấu nhằm muốn tranh dành địa vị làm vua, khẳng định thế lực mạnh mẽ hơn các nước khác mà đã khiến hàng triệu triệu lớp lớp máu xương sinh mạng con người bị bỏ mạng trải dài khắp trong lòng đất trên hành tinh này, như lịch sử loài người đã ghi cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất và thứ hai đã để lại dư tàn hậu quả của chiến tranh mà con người phải lãnh chịu mấy trăm năm chưa hết đó cũng chỉ cái DANH. Rồi cho đến tận ngày nay và tiếp diễn mãi mãi trong tương lai sự cạnh tranh phát triển giữa các nước vẫn đang không ngừng, nước nào cũng muốn mình là nước giỏi, hiện đại, phát triển hàng đầu thế giới nhất nên làm việc quần quật ngày đêm gần như không ngừng như Nhật Bản, tuy là nước diện tích nhỏ nhưng lại là nước phát triển hàng đầu thế giới nhưng cũng là nước có chỉ số người tự tử nhiều và cao nhất thế giới vì áp lực cuộc sống quá lớn.Và nhất là các nước Châu Âu, mang danh phát triển đứng đầu thế giới, có nhiều nhà khoa học, bác học lừng danh chế tạo ra đủ các loại đồ dùng, thiết bị, máy móc hiện đại tân tiến, nhìn qua thì ta thấy đó là thông minh, sáng tạo, hiện đại, nhưng phải nói rằng HIỆN ĐẠI THÌ HẠI ĐIỆN vì từ những thứ đó mới bắt đầu biến con người nhiều khi trở lên lười biếng, sống LỆ THUỘC vào KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, sinh tâm ích kỷ, hẹp hòi, nói dối, trộm cắp, cướp giật cũng từ đó mà sinh ra, LÒNG THAM CON NGƯỜI cũng từ đó mà ngày một TĂNG TRƯỞNG MẠNH MẼ khiến không ai biết tiếc thân mạng mình hỳ hục kiếm cho ra thật nhiều tiền để sắm những thứ hiện đại đó, không thì sợ người khác khinh chê, xem mình là lỗi thời, nên vì sợ xấu hổ, mất danh dự mà phải cố kiếm hoặc thậm chí vay nợ, trả góp để sắm những thứ hiện đại đó cho bằng được. Ngay cả việc ăn uống, do ai cũng tin tưởng vào danh tiếng của  các nhà khoa học thuyết ra đủ các loại chất bổ béo có nhiều trong các con vật nên mới khiến chúng sinh bị giết hại nhiều vô kể theo từng giây, từng phút như vậy, nhưng nhìn lại thì bổ béo đâu không thấy, bệnh viện mọc ra ở khắp nơi, dù xây ra bao nhiêu cũng không đủ phòng, giường bệnh vẫn luôn 2-3 người / giường, thậm chí phải nằm ngoài hành lang, rồi bệnh thời đại (ung thư) tăng một cách chóng mặt không còn kể tuổi tác lớn, bé, trẻ, già, vậy thử hỏi cái bổ béo nhiều chất mà các nhà khoa học mói nó ở chỗ nào? Rồi cả luồng văn hóa ăn mặc hở hang, bó sát cũng từ Châu Âu mà tràn lan ảnh hưởng khắp nơi trên Thế Giới, vì họ luôn nghĩ cứ theo Châu Âu là hiện đại, có khi còn quay ra chê đất nước mình ăn mặc kín đáo lỗi thời, từ đó mới khiến không biết bao nhiêu tệ nạn xã hội liên quan đến sắc dục xảy ra làm con người phải sống trong cảnh tủi nhục, thậm chí phải bỏ mạng, khổ đau vô cùng! Nên phải nói rằng châu Âu là châu lục có nhiều nước phát triển hiện đại, giỏi nhất nhưng cũng là nơi TẠO RA NHIỀU NGHIỆP ÁC khiến cả CON NGƯỜI lẫn CÁC LOÀI VẬT TRÊN TOÀN THẾ GIỚI phải chịu KHỔ ĐAU NHIỀU NHẤT, người ta cứ nói Trung Quốc ác nhưng vẫn không thể nào bằng châu Âu, châu Âu là nơi chế tạo ra, làm ra việc ác, còn Trung Quốc là nơi nhái lại, phát triển cái ác đó. Chính vì vậy mà chúng ta hãy nhìn xem hiện tại không chỉ các nước đó (là CHÁNH PHẠM tạo ra tội ác), mà còn cả toàn thế giới (TÒNG PHẠM ủng hộ làm theo các tội ác) đã và vẫn đang tiếp tục phải chịu quả báo khổ đau vì đại dịch Covid kinh khủng đến thế nào? Con người chết lớp lớp rồi cho vào bao quăng bỏ như đống rác bẩn thỉu, bị đem đi chôn, đi thiêu nhiều vô kể (mười mấy triệu mạng người vẫn còn đang tăng), thậm chí không có đất chôn phải mang ra đảo lấp hay có người còn chưa tắt thở đã bị đem vào lò thiêu sống v.v… một trận đại dịch khiến cả thế giới chao đảo sợ hãi. Lúc trước thì ai từ châu Âu về cũng săn đón, giờ thấy ai về là vội bắt nhốt, cách ly, bị xem như một “con vi rut bệnh tật”. Thậm chí không thể hoặc không được về, phải chấp nhận bị bỏ mạng nơi đất khách quê người, thật thảm hại vô cùng! Qua đó chúng ta thấy dù con người có mang danh tài giỏi đến mấy thì cũng không thể nào chống lai được QUY LUẬT NHÂN QUẢ NGHIỆP ÁC mà con người đã tạo ra, thật đúng với câu: “Luật pháp còn có thể trốn chứ Luật Nhân Quả thì không chừa một ai”. Nên Đức Phật dạy:

      “ Không trên trời, giữa biển                      “ Người ngu làm điều ác

         Không lánh vào động núi                         Không ý thức việc làm

         Không chỗ nào trên đời                           Do tự nghiệp người ngu

        Trốn được QUẢ ÁC NGHIỆP”                  Bị nung nấu như lửa”.

Rồi có những người mang danh là Việt Kiều, học, công tác, làm việc ở nước ngoài, khi về nước nhiều khi họ còn chê quê hương mình nghèo, khen nước bạn sang. Hay khi người thân thấy Việt Kiều về là săn đón quà cáp, khiến mang danh là Việt Kiều rồi thì đành phải mua túi quà lớn bé mỗi khi về làm tốn hao không ít công sức, tiền của, “của một đồng mà công tới một lượng”. Rồi khi mua thứ gì cũng thích đồ ngoại, chê đồ nội. Rồi dân nước này ghét dân nước khác (nhất là người Việt ghét người Trung, họ còn gọi người Trung Quốc là “anh hàng xóm xấu tính”).

+    Hệ thống quản lý hành chính trên mỗi Quốc gia từ Địa phương đến Trung ương:

  • Các cấp quản lý chính quyền:

Từ phường, xóm, thôn, xã cũng đã phân ra các chức vị tổ trưởng, trưởng thôn, công an phường….luôn phải giám sát, lo cho người dân trong khu vực, hễ có việc gì cũng phải đến từng nhà thông báo, rồi phải tổ chức dịp này dịp kia, các ngày lễ cho người dân, hay nếu họ có vấn đề gì xấu cũng bị gọi tận phường mang về xử lý, kiểm điểm, cũng phải đi họp phường, thành phố để nghe chỉ đạo,…làm chức nhỏ mà đã khổ như vậy, nói gì đến các cấp lãnh đạo thành phố, trung ương, ngày đêm phải lo đi ngoại giao, hội họp suốt ngày hết trong nước đến nước ngoài để tìm mọi cách giúp đất nước phát triển. Cứ ngỡ tưởng rằng các vị giúp nước, nhưng suy cho cùng cũng là để bản thân các vị hưởng lợi nhiều hơn, người nào cũng lo lót, hối lộ, tham nhũng để có địa vị cao, tài sản kinh khủng, rồi ăn uống sang trọng vì được cấp dưới nịnh nọt nên ông nào người cũng to, bụng cũng mập, trong khi nhiều người dân vẫn còn đang chịu cảnh nghèo khổ, cơm không có ăn, cháo không có húp, nhà cửa dột nát…không đâu là không có hộ nghèo. Nhưng nhìn lại các nhà lãnh đạo đất nước thì người nào cũng ăn sung mặc sướng, nhà cửa như lâu đài, biệt thự, đất đai mảnh lớn, mảnh bé, nhất là khi có vị nào chết thì đất chôn phải chiếm đến vài hecta đất dân sinh sống làm ăn, khiến dân thấy sợ hãi, ngao ngán mỗi khi nghe ai làm lãnh đạo mà quê thuộc tỉnh họ, họ trở nên thờ ơ, xem thường nhà nước trong lòng.

  • Ngành Giáo Dục:

Người nào cũng muốn cố học lên thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư nên đầu tư không biết bao nhiêu tiền của, hao mòn trí lực, mồ hôi, công sức để khi dạy học mới có tiếng, rồi được thăng tiến dễ dàng hơn và được mọi người, học sinh kính trọng nể phục. Nhưng khi chức lên càng cao thì áp lực, gánh nặng càng nhiều, vừa phải dạy học, vừa phải tổ chức sự kiện lớn nhỏ trong trường, rồi lo đi công tác, họp hành, ký duyệt hồ sơ vv… việc gì cũng đến tay, có khi ốm đau mà không có thời gian đi khám chữa nên lúc nào cũng ở trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, hay cáu gắt, nhất là với học sinh luôn là chỗ để thầy cô xả đủ thứ, dần thì cô ghét trò, trò ghét cô ngầm trong lòng, rồi nói xấu sau lưng nhau, nên khiến việc đi làm, đi dạy như cực hình, đi làm chỉ để cho xong trách nhiệm, lĩnh lương chứ chẳng khi nào được vui vẻ thực sự, việc dạy học chẳng còn tâm huyết mà chỉ lo việc thăng chức, đạt thành tích tốt, được công nhận là giáo viên giỏi (dù thực tế không như vậy).

  • Ngành Y Học :

Là ngành kiếm danh lợi trên sự đau khổ, máu và nước mắt của người khác, vì vậy mà luôn phải gian lao cực khổ, chịu nhiều vất vả, cực nhọc ngay từ khi bước chân đi học đại học suốt 6 năm (dài hơn nhiều ngành khác) khổ cực ngày đêm học tập, có khi phải trông nhà xác (nỗi ám ảnh của sinh viên y), thực hành trên tử thi khô, rồi giết không ít con vật để học giải phẫu, khiến người nào học y cũng phải trải qua đủ thứ cảm xúc run, sợ, ói, mửa, ám ảnh ngày đêm (nếu ai không có tinh thần “ thép”) chỉ để mong đến ngày được thành danh là bác sĩ giỏi , được bệnh nhân săn đón, tin tưởng, đút cho phong bì dày, rồi bảo sao họ cũng phải nghe, lệnh của bác sĩ như lệnh vua, nên ai cũng muốn tiến lên làm Phó Khoa, Trưởng Khoa, Viện Trưởng..    Có những người ngày thường làm bệnh viện, ngày nghỉ làm phòng khám tư để tự tạo uy tín cho riêng mình và tăng thu nhập, vì vậy mà chẳng có thời gian nào được nghỉ ngơi, cuộc sống lúc nào cũng quanh giường bệnh, quanh người ốm, kẻ đau nên tinh thần trở nên tiêu cực, ảnh hưởng đến cả người bệnh và người thân họ, có khi chưa đi khám thì bệnh nhẹ, gặp bác sĩ thì thành nặng, có người vì nghe bác sĩ nói bị bệnh nặng không còn chữa được khiến họ sốc đột quỵ, chết ngay tại bệnh viện. Và vô tình biến bác sĩ thành người luôn “ vui mừng” trên nỗi đau của người khác, ai bệnh thì bác sĩ “ vui”, ai khoẻ thì bác sĩ “ buồn vì thất nghiệp”.

  • Ngành Kinh Tế:

Hầu hết muốn chứng minh danh tiếng của mình hay tập thể, công ty,…mình giỏi thì những người kinh doanh dù lớn /nhỏ thì lúc nào cũng luôn phải căng đầu bóp trán để suy nghĩ, giành hết thời gian để chế tạo, làm ra những sản phẩm tốt, chất lượng hót trên thị trường thì mới tạo được uy tín, lòng tin, tên tuổi với khách hàng, cứ như vậy mà người / tập thể/ công ty, này hễ thấy người / tập thể/ công ty khác có cái gì mới hơn mình, hiện đại hơn mình một chút là chao đảo và phải tìm mọi cách để hơn lại người ta cho bằng được, lúc nào cũng kèn cựa, đối đầu, xem nhau là địch thù, đối thủ cạnh tranh, luôn nghĩ nó sống thì mình sẽ chết nên bằng mọi cách phải hạ bệ nhau. Nhất là trong thời buổi khoa học ngày nay đang ngày càng phát triển lớn mạnh, những người sáng lập luôn muốn mình là người giỏi, và tiếng nhất thế giới nên ngày đêm suy nghĩ rồi chế ra đủ thứ công nghệ sáng tạo thông minh, điển hình là điện thoại thông minh của 2 hãng lớn Iphone và Samsung, 2 ông chủ 2 hãng này luôn lúc nào cũng tranh đua với nhau, này ông này ra loại sịn này, thì mốt ông kia cũng cải tiến ra loại mới khác. Rồi đua theo điện thoại là những người chế ra những Apps (phần mềm) dùng trên điện thoại (Face book, Zalo,..) và các trò chơi nhiều vô kể với đủ các thể loại khác nhau, chỉ khổ cho những người dùng cứ thích thú, tham đắm, chạy theo đuôi những người làm ra, dùng apps của họ để họ có danh, có lợi, còn mình lợi thì ít, hại sức khoẻ, tốn tiền bạc và mất thời gian thì nhiều, rồi sinh ra bệnh ảo tưởng đối với các trò chơi, khiến nhiều thanh niên bị ngáo game ra ngoài giết người rồi nghĩ họ sẽ “ hồi sinh” như trong game, rồi văng tục, chửi thề, cay cú mỗi khi chơi thua, và tất cả các loại tệ nạn xã hội cũng ngày một tăng với tốc độ chóng mặt từ khi có điện thoại và các ứng dụng đó, khiến con người dần bị tha hoá đạo đức, sống cô độc, khi gặp nhau chẳng ai nói với ai mà mỗi người một góc chỉ ôm cái điện thoại / máy tính cả ngày lẫn đêm, biến mình thành người chỉ biết sống ảo, trở lên vô cảm thờ ơ, lạnh lùng với mọi thứ xung quanh, nên công nghệ thì đi lên mà đạo đức con người thì ngày một xuống cấp một cách thậm tệ. Nên Đức Trưởng Lão nói  “KHOA HỌC MÀ KHÔNG CÓ ĐẠO ĐỨC LÀ KHOA HỌC GIẾT NGƯỜI” thật đúng như vậy. Và cũng chính từ khi có nhiều công nghệ mới hiện đại, đất đỏ được làm ra nên khiến lòng tham danh vọng của con người cũng ngày càng lớn, từ người sáng lập cho đến người dùng, họ lấy và coi những thứ đó là việc khẳng định gia cảnh giàu có hay sự tài giỏi của mình nên cố gắng ngày đêm làm ra tiền để sắm cho bằng được, khi có rồi thì bản ngã ngày một leo thang, nghĩ vậy là oai. Nhất là những người không quá giàu nhưng sợ bị cười chê, xem thường nên cũng cố phải làm cho có dù phải vay mượn thậm chí trộm cắp để đua theo được với mọi người nên hay bị người ta gọi là “Đua đòi” khiến họ đã nghèo khổ còn bị mang tiếng xấu. Nên cứ như vậy mà ai cũng luôn chà đạp, cười vui trên sự đau khổ, thất bại của người khác, lấy đó làm sự hả hê thích thú. Rồi không chỉ làm uy  danh và cười trên sự đau khổ của con người đối với con người, mà còn đối với cả máu, nước mắt, sinh mạng của vô số các loài vật vì sự hơn thua danh lợi của con người qua việc buôn bán (quán ăn, nhà hàng), và lấy cả thịt các loài vật  làm món đặc sản của các vùng miền, đất nước để khiến người khác tò mò muốn đến thưởng thức như: Chả mực – Hạ Long, Bánh đa cua – Hải phòng, Bít tết/ xúc xích – Châu âu, Gà tần thuốc bắc – Trung Quốc ,… khiến đâu đâu cũng đầy dãy sự khổ đau, sự hận thù, uất ức tận xương tuỷ của hàng triệu triệu chúng sinh bị giết hại để phục vụ cho Lòng Tham Không Đáy của con người, thật tàn ác vô cùng!

  • Ngành Tôn Giáo Nói Chung, Phật Giáo Nói Riêng:

Từ xưa đến nay khi nhắc đến những vị tu sĩ đạo Phật, những vị “ Bần Tăng – Xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, chỉ luôn mong cầu được giải thoát khỏi sự khổ đau của kiếp sống làm người, nên họ sẵn sàng xả bỏ hết của cải danh lợi, vật chất thế gian để đến với cửa Phật. Cứ ngỡ tưởng đâu là họ được giải thoát, nhưng nào ngờ khi họ đi tu một thời gian thì đời sống của họ còn trở nên đầy đủ, tiện nghi, xa hoa còn hơn cả khi ở ngoài đời, lại còn được mọi người chắp tay đảnh lễ, cúi chào, quỳ lạy dập đầu để xin họ ban phước cứu khổ, vì vậy mà đời sống của tu sĩ đạo Phật bây giờ đã dần trở thành “ Phú Tăng – Xả bần cầu phú, Xả Đạo cầu Thân”chứ không còn là “ BẦN TĂNG” như khi mới tu hành nữa. Rồi chức danh của họ cũng ngày càng được thăng cấp lên hoà thượng, thượng toạ, đại đức, nếu không đủ chỉ tiêu thăng tiến thì họ còn phải bỏ tiền ra để mua cho được từng cấp bậc từ nhỏ đến lớn, tiêu tốn hàng chục đến hàng trăm triệu, vì phải có cấp bậc cao thì mới có uy danh trước các tu sĩ, phật tử, mới được tôn sùng làm sư phụ, thầy tổ.

–       Đức Trưởng Lão dạy: “Đời có danh đời, đạo có danh đạo, phần nhiều các trường đại học tôn giáo đào tạo những ông tiến sĩ để lãnh đạo tôn giáo. Đó là đem miếng mồi DANH LỢI văng câu bủa lưới cho những người háo Danh, ham Lợi. Chứ thực ra những người tu hành đề cầu GIẢI THOÁT thì rất NGAO NGÁNSỢ HÃI miếng mồi DANH LỢI. VÌ NƠI ĐÂU CÓ DANH LỢI LÀ NƠI ĐÓ CÓ KHỔ ĐAU, NƠI ĐÂU CÓ DANH LỢI NƠI ĐÓ CÓ CHIẾN TRANH, NƠI ĐÂU CÓ DANH LỢI NƠI ĐÓ KHÔNG CÓ LÒNG YÊU THƯƠNG CHÂN THẬT.

Tôn giáo là nơi XA LÌA DANH LỢI thế mà tôn giáo lại thả mồi DANH LỢI  để câu móc mọi người, thì tôn giáo ấy đâu còn ý nghĩa gì là tôn giáo nữa. Phải không hỡi các bạn?

Hiện giờ nhìn miếng mồi DANH LỢI trong tôn giáo mà bắt buộc chúng ta phải suy ngẫm lại. Nếu tôn giáo cũng là nơi DANH LỢI thì không nên gọi là tôn giáo. Tôn giáo là nơi tượng trưng xa lìa DANH LỢI còn ngược lại thì chúng tôi tin rằng tôn giáo không còn là tôn giáo nữa mà là một nhóm người BUÔN THẦN BÁN THÁNH – ĐỂ NGỒI TRONG MÁT ĂN BÁT VÀNG. Nếu tôn giáo là DANH LỢI thì còn gì là đạo đức của con người nữa, nếu tôn giáo cũng là nơi DANH LỢI thì trên đời này tìm chỗ nào không có DANH LỢI, phải không các bạn?

Tôn giáo là nơi tượng trưng cho ĐẠO ĐỨC, vậy mà tôn giáo lại đầy dẫy danh lợi, thế thì đạo đức còn ở đâu? Vì tham DANH LỢI mà loài người trên hành tinh này sống bất an, đầy dãy đau khổ và ngang trái. THAM DANH LỢI là một TAI HOẠ RẤT LỚN CHO LOÀI NGƯỜI:

  • DANH LỢI mà thế giới không bao giờ chấm dứt chiến tranh.
  • DANH LỢI mà con người trở thành mù quáng sống trong ảo tưởng mê tín lạc hậu, khiến con người hao công tổn sức và tốn của cải một cách nhảm nhí.
  • DANH LỢI mà con người giày xéo chà đạp lên nhau chẳng có chút lòng thương.
  • DANH LỢI mà đưa đến các cuộc chiến tranh đẫm máu vì tôn giáo

(Trích Đạo Đức Làm Người Tập II –T159 +160)

  • Qua lời dạy trên đây của Đức Trưởng Lão đã cho chúng ta thấy DANH là thứ DỤC LẠC NUÔI LỚN BẢN NGÃ CON NGƯỜI, nó làm cho bản ngã của chúng ta lơn lên theo các Danh Vọng địa vị, chức năng, quyền hạn của con người, vì vậy:
  • DANH là một thứ dục lạc ảo giác, nuôi lớn ngã mạn, khiến tâm ta thường đau khổ, bất an, hay tranh cãi, lý luận, đưa đến phiền não giận hờn, ích kỷ, nhỏ mọn, hẹp hòi.
  • DANH là tên giặc, là ông chủ độc tài, nó khiến cho người ta thể hiện những tính xấu, hiu hiu tự đắc, tự cao, tự đại, cống cao ngã mạn, nghi nan ngờ vực.
  • DANH là một thứ dục lạc vô hình thu hút, cám dỗ ta rất mạnh khiến cho con người triền miên trong đau khổ, nó lôi con người vào QUỸ ĐẠO SINH TỬ LUÂN HỒI.

+) Hệ thống giản lý trong mỗi gia đình, dòng họ:

          Cảnh bạo lực gia đình vẫn luôn xảy ra ở khắp mọi nơi vì sự phân biệt chồng có quyền hơn vợ, con có một người bác ruột đã mất từ khi con chưa sinh ra. Con nghe mọi người kể, bác mất vì bị bác rể đi nhậu say về đánh đập bác và vô tình đánh chết bác nhưng lại đổ cho bác tự tử. Kết quả bác rể vẫn không bị bắt vì còn phải nuôi 2 con nhỏ. Và cũng vì cú sốc bị mất mẹ nên con gái bác bị sốt cao lên cơn co giật, từ đó trở thành tật nguyền, chân tay co quắp, miệng méo, không biết chữ, con anh con trai thì trở nên bê tha, nghiện game, suốt mấy năm chỉ ăn mỳ tôm và uống bia để ngồi chơi game, hết tiền thì đi làm cho có, có rồi lại bỏ việc, còn người bố thì nát rượu, lúc nào cũng tay chai, chân nam đá chân chiêu, được một thời gian dàn sau thì lấy vợ, bỏ bê anh con trai, còn chăm con gái cho có trách nhiệm, nên cũng chẳng quan tâm. Từ một gia đình êm ấm, mà trở thành tan nát, luôn sống trong cảnh khổ đau như địa ngục trần gian.

–       Rồi sự phân biệt con dâu, con rể với con trai, con gái, hay cảnh cậy là mẹ chồng, cô chồng nạt dâu con khiến không ít nàng dâu phải sống trong uất ức, tủi nhục, có khi cơm chan nước mắt, hoặc bực tức bỏ về nhà mẹ đẻ năm lần bẩy lượt làm mẹ đẻ cũng phải lo lắng, bất an vì con mình sống không hạnh phúc. Hay thời nay vẫn còn nhiều nhà theo tư tưởng trọng nam khinh nữ, phải sinh con trai nối dõi, nếu con dâu không sinh được thì sẵn sàng để con trai đi lấy vợ hai, vợ ba để đẻ cháu trai hoặc có nhà đẻ 2, 3 đứa vẫn là con gái thì cũng vẫn cố đẻ khi nào có trai mới thôi khiến nhiều gia đình đã nghèo khổ lại còn nghèo khổ hơn. Và trường hợp cậy mình là cha mẹ nên luôn đánh mắng, chửi rủa con cái cũng rất nhiều. Hồi năm 2008, ở đối diện nhà con có một nhà có 2 mẹ con thường xuyên xảy ra xích mích, cãi vã nhau vì đủ chuyện, nên có lần con đã chứng kiến cảnh mẹ anh bê cả một nồi nước nóng dội thẳng vào người anh khi anh đang ngồi, vừa dội vừa chửi, khiến anh bị đau và bỏng toàn thân và ngày càng ghét mẹ mình.Cứ như vậy, hễ vài bữa là 2 mẹ con lại chửi nhau như người dưng nước lã. Thật khổ đau  vô cùng!

+) Hay ngay cả mỗi cá nhân con người:

       Con người không ai là không muốn có danh, dù trong bất cứ việc gì dù lớn hay nhỏ. Người thì muốn người khác biết đến tên tuổi nên cố gắng nỗ lực ngày đêm cực nhọc, vất vả cố đạt được thành tích để được mọi người tán dương, khen ngợi. Hay cả khi bình thường, hễ ai khen tặng dù là điều nhỏ như: Nấu ăn khéo, chăm chỉ, hoạt bát, học giỏi, hát hay….cũng đã làm bản thân thấy thích thú và có thiện cảm với người khen mình ngay liền, rồi lại càng thích thể hiện cái tài đó nhiều hơn với những người khác, có nhiều khi nghe người ta khen mình chẳng đúng nhưng vì muốn nhờ vả mình nên mới nịnh mình như vậy, vậy mà cũng làm mình thấy vui, xong cũng quay ra giúp người ta bất kể việc gì, nên tục ngữ có câu: “Mật ngọt chết ruồi”. Rồi nhiều khi cũng tự khoe khoang mình là tốt như thế này, thế khác để được mọi người khen tặng. Nhưng khi ai chê mình một lời, dù là chê đúng thì đã sinh tâm buồn phiền, không ưa hay ghét ngầm, quay ra hay soi mói, bắt lỗi lại  người chê mình.Vì vậy mà ai cũng chỉ biết, chỉ thấy lỗi người khác không bao giờ nhận lỗi về mình nên mới xảy ra nhiều sự việc cái vã, đánh nhau, giết nhau…Và nhất là khi bản thân có chuyên môn về lĩnh vực nào thì cái tôi luôn thể hiện ra mỗi khi ai nhắc hay góp ý, có khi không nghe mà lại quay ra dạy bảo lại họ vì luôn tự cho mình là giỏi, khiến người khác nhiều khi không ưa, thành ra lúc nào cũng tranh luận với nhau dù trong bất cứ việc gì, nên mới trở nên thù hằn, ghét bỏ nhau, nhất là khi thấy họ bị làm sao là mình rất vui như xả được “cục tức” biến mình trở thành người ích kỷ, hẹp hòi, khô khan, không quan tâm đến danh dự của ai, làm người khác dè dặt, không dám tiếp xúc ở gần. Cho nên người nào danh càng lớn thì càng ít người thân, bạn bè.v.v.ở cạnh.

  • Như vậy, DANH LỢI đã làm hại và làm khổ đau cho loài người rất lớn. Nhưng ai là người đã nhìn thấy đúng lẽ này? Nếu trong cuộc đời này ai cũng ý thức được rằng :“ DANH LỢI LÀ PHÁP CỰC ÁC LÀM HẠI MÌNH, HẠI NGƯỜI” thì chắc chắn rằng ai dám chạy theo nó. Chỗ này nhiều người hiểu lầm, cho rằng người nào mà không còn ham danh lợi là người tiêu cực, bi quan yếm thế chán đời. Thưa không phải vậy đâu quý vị ạ! Mà người nào không còn ham danh lợi là người rất tích cực, lạc quan và yêu đời, bởi vì theo cái nhìn của đạo Phật thì học không phải vì DANHLỢI, mà học vì để có TÀI, có ĐỨC. Học để trở thành người có ích cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội. Có nghĩa là học không phải vì bằng cấp , chứng chỉ, học vị mà học vì ĐỨC HẠNH LÀM NGƯỜI LÀM THÁNH, vì NGHỀ  NGHIỆP TINH THÔNG để làm lợi cho mình, cho người, cho xã hội, cho đất nước.

–       Cho nên chúng ta cần phải biết học không phải vì bằng cấp mới học, mà chúng ta học là để mở mang thêm kiến thức hiểu biết của mình và tay nghề tinh xảo hơn để không trở thành kẻ ăn bám vào người khác, vào xã hội, mà phải tự mình vươn lên bằng đôi chân và tâm hồn của chính mình để xứng đáng làm người có lợi ích cho mình, cho người. Mục đích học như vậy mới là học chính đáng. Cho nên đạo Phật có cả một chương trình Giáo Dục và Đào Tạo ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ sống không làm khổ mình, khổ người, nền đạo đức ấy sẽ dạy cho chúng ta phương pháp trau dồi, tu tập, tu sửa THÂN TÂM con người, từ những con người XẤU ÁC thành những con người HIỀN LƯƠNG NHÂN HẬU, từ những con người phàm phu ngu dốt thành những con người Siêu Nhân, Thánh Trí: Thật Hạnh Phúc thay cho những ai biết đến nền đạo đức ấy. Nền đạo đức ấy sẽ giúp cho mọi người có một cái nhìn thấu suốt DANHLỢI. DANHLỢI chẳng qua chỉ là một trò hư ảo, là một MA LỰC vô hình nó cám dỗ và lôi cuốn rất mạnh, nó khiến cho mọi người thêm cống cao, ngã mạn, do đó sinh ra THAM – SÂN – SI – MẠN – NGHI. DANH khiến cho con người triền miên trong đau khổ và nó đưa con người vào trong sinh tử luân hồi.

Cho nên nếu chúng ta không thấu triệt DANH LỢI, để tâm còn tham đắm là một TAI HẠI RẤT LỚN cho mọi người. Bản chất DANH LỢI thường ngấm ngầm trong lòng mọi người và đang điều khiển sai khiến mọi người như một tên nô lệ trung thành của nó, vì vậy người TU SĨ ĐẠO PHẬT PHẢI LUÔN NGHI NHỚ là: Trong 5 thứ dục lạc thì DANH LÀ HƠN CẢ, KHÓ TRỊ VÔ CÙNG, chúng ta phải đập dẹp nó, trừ khử nó, đừng để cho nó vùng lên và điều khiển ta, tức là chúng ta phải đoạn diệt tận gốc ÁI THỌ về DANH LỢI. Mà muốn đoạn diệt tận gốc Aí và Thọ về DANH LỢI thì chúng ta phải đi thứ tự từng bước các pháp như: TỨ CHÁNH CẦN, TỨ VÔ LƯỢNG TÂM, TỨ BẤT HOẠI TỊNH. Muốn tu tập 3 pháp này thì phải đi thứ tự các pháp như: PHÒNG HỘ – NGĂN CHẶN – TRAU DỒI – ĐOẠN DIỆT. Có tu tập các pháp này thì mới giúp chúng ta đoạn dứt được lòng THAM ĐẮM DANH LỢI .

  • Sau đây là phương pháp thực hành cụ thể:
  • CÁCH PHÒNG HỘ ( HỘ TRÌ)
  • Cách phòng hộ hữu hiệu nhất là chúng ta cần nên tránh tiếp duyên thân cận với những người có DANH LỢI hoặc người có TÂM THAM DANH LỢI, vì dần khi ta ở cạnh họ ta cũng sẽ bị nhiễm cái tâm cống cao ngã mạn của họ và có khi họ sẽ lợi dụng chúng ta. Nhưng thường ở đời hay ngay cả trong đạo gần như ai cũng tham muốn có DANH, vì vậy chúng ta nên tránh né họ như thế nào là tốt nhất, ở đây Đức Phật dạy :
“Ưa danh không tương xứng

  Muốn ngồi trước Tỳ Kheo

  Ưa quyền tại tịnh xá

  Muốn mọi người kính lễ”

“ Khác thay duyên thế lợi

   Khác thay đường Niết Bàn

   Tỳ kheo đệ tử Phật

   Hãy như vậy thắng tri

   CHỚ CẦN NGƯỜI CUNG KÍNH

   HÃY TU HẠNH VIỄN LY”

 

  • ® Qua lời dạy trên đây của Đức Phật, chúng ta đều hiểu được rằng. Đó là người TU SĨ PHẬT GIÁO thì phải luôn xác định mình là người tu hầu QUYẾT TÌM CẦU SỰ GIẢI THOÁT KHỎI MỌI SỰ KHỔ ĐAU CỦA KIẾP SỐNG LÀM NGƯỜICHẤM DỨT SANH TỬ LUÂN HỒI, là người đã chấp nhận sống với nghề bần cùng nhất Xã Hội là nghề ĂN XIN, là đời sống du tăng khất sĩ, sống 3 y một bát, ngày ăn một bữa ôm bát đi xin ăn, sống NƯƠNG NHỜ ĐÀN NA TÍN THÍ, vậy thì còn thứ gì mà còn tham đắm chạy theo DANH LỢI như người thế gian. Đã là kẻ đi xin ăn còn có những gì mà lại muốn mọi người kính lễ, quỳ lạy mình, bắt họ phải nghe theo lời mình nói như ông vua trong khi đang phải nương nhờ họ từ CÁI ĂN, CÁI MẶC, CHỖ Ở, đang là người mang nợ họ về ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, vậy mà còn không lo TU TẬP GIỮ GÌN GIỚI LUẬT NGHIÊM CHỈNH, TU HÀNH đến ngày GIẢI THOÁT để TỰ CỨU CHÍNH MÌNH HẾT KHỔGIÚP CHO MỌI NGƯỜI ĐỜI SỐNG TINH THẦN HỌ ĐƯỢC AN VUI, THANH THẢN, như vậy mới xứng đáng với công lao của họ đối với mình. Vì vậy mà chúng ta CẦN NÊN DẸP BỎ THỨ TÂM THAM ĐẮM DANH LỢI như người thế gian vì nó KHÔNG TƯƠNG XỨNG , PHÙ HỢP VỚI NHỮNG NGƯỜI TU SĨ PHẬT GIÁO, mà ngược lại nó còn là MA CHƯỚNG khiến con đường tu hành giải thoát của chúng ta ĐI VÀO NGÕ CỤT, làm uổng phí cả một đời, không những không tu hành tới nơi tới chốn, không làm ruộng phước được cho ai mà còn tạo ra vô số TỘI LỖI NGHIỆP ÁC hại mình, hại người và hại muôn loài vạn vật. Vậy nên Đức Phật mới khuyên dạy đệ tử của mình: “CHỚ CẦN NGƯỜI CUNG KÍNH” bằng cách rèn luyện trau dồi 3 đức: NHẪN NHỤC – TUỲ THUẬN – BẰNG LÒNG trước tất cả mọi đối tượng lớn, bé, trẻ, già.v.v. để ta DIỆT NGÃ, xả cho bằng được TÂM THAM DANH của mình, vì thế nên ta luôn phải thấy mình là người KÉM NHẤT, GAN DẠ CHẤP NHẬN MỌI Ý KIẾN CỦA NGƯỜI KHÁC ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI NHỎ NHẤT, MÀ CŨNG LÀ NGƯỜI LỚN NHẤT, LUÔN LÚC NÀO CŨNG CHỈ BIẾT TÔN TRỌNG, CUNG KÍNH TẤT CẢ MỌI NGƯỜI, MỌI VẬT XUNG QUANH. Và Đức Phật còn khuyên dạy thêm các đệ tử : “HÃY TU HẠNH VIỄN LY” bằng cách sống giữ gìn trọn vẹn 3 hạnh: ĂN – NGỦ – ĐỘC CƯ để có thể tránh xa được những người THAM DANH LỢI, luôn sống trong các ác pháp, và cũng để chính bản thân chúng ta có thể CẮT ĐỨT, ĐOẠN DIỆT SẠCH TẬN GỐC TÂM THAM DANH, vì thế nên Ngài dạy chỉ có sống Độc Cư, Độc Bộ, Độc Hành mới là phương pháp hữu hiệu nhất giúp chúng ta chế ngự được các căn không còn bị dính mắc đắm nhiễm vào con đường Danh Lợi nữa mà thôi, chứ còn nếu chúng ta cứ sống ngoài thế gian, hay ngay cả khi tu hành trong những nơi Chùa to Phật lớn thì không bao giờ chúng ta lìa xa, đoạn diệt TÂM THAM DANH được. Vậy nên cách phòng hộ hữu hiệu nhất chỉ có hạnh độc cư một mình nơi thanh vắng núi rừng, ít người qua lại, ít phải tiếp duyên với ai. Và thường xuyên phải dùng câu Pháp hướng:

“Ta nên đề cao cảnh giác đừng nên để Ý CĂN khởi nghĩ đến việc TẠO DANH hay KHOE KHOANG, THỂ HIỆN MÌNH với bất kỳ một ai, phải luôn nhớ ta là người KHẤT SĨ ĂN XIN, chỉ là người sống nương tựa phật tử, là kẻ ĂN NHỜ Ở TẠM nên ta không được phép CHỈ ĐẠO AI và không được để ai ĐẢNH LỄ MÌNH, ta luôn phải thấy mình là NHỎ NHẤT trước tất cả mọi người. Hoặc câu: “Ta đã hiểu rõ cuộc sống của ta luôn phải nương tựa , trao đổi sự sống với tất cả mọi người, mọi vật thì ta mới có thể tồn tại. Vì vậy ta luôn phải biết cung kính và tôn trọng tất cả mọi người, mọi vật xung quanh, chứ ta không nên sinh tâm cống cao ngã mạn, tự cao tự đắc với bất cứ ai”.

–       Muốn vượt thoát ra khỏi tâm THAM DANH LỢI thì ta phải thấy đây là một sự nguy hiểm, nguy hại cho con đường GIẢI THOÁT, ta phải nên gấp rút CẮT ĐỨT, DỨT BẺ NGAY những Ý NIỆM nhớ nghĩ đến DANH LỢI bằng pháp TỨ CHÁNH CẦN, TỨ VÔ LƯỢNG TÂM, TỨ BẤT HOẠI TỊNH.

  • CÁCH NGĂN CHẶN ( TỨ CHÁNH CẦN)

“ Cái tâm đang nhớ nghĩ đến DANH LỢI này PHẢI CHẤM DỨT NGAY không được nhớ nghĩ nữa” Chúng ta phải tác ý cho thật mạnh câu “CHẤM DỨT NGAY” phải “ ĐÌNH CHỈ NGAY” không được tiếp diễn nữa”

–       Sau đó chúng ta lại tiếp tục sử dụng pháp TỨ VÔ LƯỢNG TÂM hoặc TỨ BẤT HOẠI TỊNH để an ủi, xoa dịu cái tâm của chúng ta.

  • CÁCH TRAU DỒI BẰNG “ TỨ VÔ LƯỢNG TÂM”

–       Trau dồi bằng tâm “Từ Vô Lượng”

  • DANH – LỢI – TÌNH là pháp CỰC ÁC làm khổ mình – khổ người – khổ chúng sinh , thế nên ta là người tu tâm từ thì phải biết yêu thương mình, yêu thương mọi người và mọi chúng sinh, nên chúng ta phải đoạn diệt cho thật sạch tâm tham DANH – LỢI – TÌNH này đi, có được như vậy thì chúng ta mới thật sự là người có lòng yêu thương vô bờ bến.

–       Trau dồi bằng tâm “Bi Vô Lượng”

  • Tất cả con người trên thế gian này đang bị chìm đắm trong CẠM BẪY KHỔ ĐAU của DANH LỢI trong sự VÔ MINH, biến họ thành những con thú vật, lúc nào cũng chỉ biết tranh giành, hơn thua, kèn cựa nhau để có cái DANH cái LỢI cho mình, khiến cuộc sống của họ luôn cứ mãi sống trong khổ đau bất tận, vậy ta hãy xót thương cho họ và ước nguyện cho họ có đủ duyên lành gặp được chánh pháp để được hiểu rõ con đường DANH LỢI khổ đau như thế nào và biết cách vượt thoát ra KHỎI CẠM BẪY KHỔ ĐAU đó.

–       Trau dồi bằng tâm “Hỷ Vô Lượng”

  • Cái vui trong DANH LỢI của những người thế gian hay cả trong đạo đều là những cái vui giả tạo, chớp nhoáng vài giây, vui của người này là khổ đau của kẻ khác, cái vui phải đổi bằng máu và nước mắt của muôn loài. Vậy ta hãy từ bỏ xa lìa thứ vui trong đau khổ đó và hãy vui theo cái vui của lòng từ bi rộng lớn, đó mới là niềm vui lâu dài, chân thật, niềm vui vượt thoát ra khỏi vòng phiền não khổ đau, một niềm vui của sự giải thoát khi không phải làm ông nọ bà kia, luôn được sống tự do tự tại vô quái ngại, luôn được sống trong trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự.

–       Trau dồi bằng tâm “Xả Vô Lượng”

  • Là tu sĩ phật giáo thì ta đã xác định phải tìm về cho được con đường Giải Thoát chấm dứt mọi khổ đau, vậy ta phải xả cho thật sạch danh lợi đời cũng như đạo, chỉ còn đời sống 3 y một bát đi xin ăn, không bị bất cứ thứ gì ràng buộc, tâm hồn luôn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không để tâm luôn được thanh thản, an lạc, vô sự.

 

BẰNG “TỨ BẤT HOẠT TỊNH”

–       Niệm Phật Bất Hoại Tịnh:

  • Đức Phật vốn là một vị Thái tử, là vua tương lai của cả một đất nước, vậy mà khi Ngài giác ngộ chân lý, Ngài đã sẵn sàng xả bỏ luôn ngôi báu không chút tiếc rẻ để chọn con đường xuất gia, chấp nhận đời sống du tăng khất sĩ đi xin ăn, được sống tự do giải thoát. Vậy ta là đệ tử phật, ta cũng phải buông bỏ hết danh lợi đời cũng như đạo, sống đúng như Phật để xứng đáng là đệ tử Phật.

–       Niệm Pháp Bất Hoại Tịnh:

  • Trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy:

“      Mong cả hai tăng, tục

        Nghĩ rằng chính ta làm

       Trong mọi việc lớn nhỏ

        Phải theo mệnh lệnh ta

        Người ngu nghĩ như vậy

         Dục và Mạn tăng trưởng”

  • ® vậy từ đây về sau ta luôn Phải biết hạ mình xuống trước tất cả mọi người, luôn chỉ biết LẮNG NGHE VÀ HỌC TẬP, chứ không được tự nói mình tài giỏi hay thể hiện mình với mọi người mà phải biết KHIÊM HẠ, biết KÍNH TRÊN, NHƯỜNG DƯỚI để luôn là người NHỎ NHẤT mà cũng là LỚN NHẤT.
  • Hay Đức Phật còn dạy: “Có DANHLỢI thì nên ẨN BÓNG”. ẨN BÓNG ở đây Đức Phật nói không phải là chui vào rừng sâu lánh người, mà Đức Phật muốn ta phải luôn giữ TÂM BẤT ĐỘNG trước mọi LỜI KHEN, TIẾNG CHÊ, LỜI PHỈ BÁNG, CHỈ TRÍCH…,Không buồn vui, yêu ghét , giận hờn, phiền não..Vậy ta hãy thực hiện theo đúng lời dạy của Ngài để xả cho được thật sạch TÂM THAM DANH LỢI.

–       Niệm Tăng Bất Hoại Tịnh:

  • Đức Trưởng Lão dạy: “Người tu sĩ lãnh đạo tăng đoàn mà lãnh cái DANH vào Chùa là lãnh RẮN ĐỘC, rắn sẽ cắn chết chúng tăng. Vậy người tu sĩ phải xa lánh cái DANH , cái LỢI để cứu lấy chúng tăng và cứu lấy Phật giáo.

Hỡi các TU SĨ PHẬT GIÁO, quý vị nên ghi nhớ điều này thì mới xứng đáng là đệ tử của Phật, thì mới xứng danh Đại Đức, Thượng Toạ, Hoà Thượng, bằng nếu không thì quý vị nên cới áo cà sa trả lại cho Phật giáo vì Phật giáo không chấp nhận những tu sĩ mà còn háo DANH LỢI, vì tu sĩ mà còn háo DANH LỢITU SĨ PHÁ HOẠI PHẬT GIÁO, LÀ MA BA TUẦN TRONG PHẬT GIÁO”

  • ® Đây là lời khuyên răn và kêu gọi xuất phát từ trong trái tim yêu thương chúng sinh, yêu thương đạo phật cho nên hàng đệ tử TU SĨCƯ SĨ chúng ta hãy khắc nghi mãi trong lòng.

–       Niệm Giới Bất Hoại Tịnh:

  • Trong thập giới SA DI Đức Phật dạy: “Người tu sĩ phải giữ gìn nghiêm chỉnh GIỚI ĐỨC THÁNH THANH BẦN”. Cho nên người tu sĩ là người XẢ PHÚ CẦU BẦN, XẢ THÂN CẦU ĐẠO, xả bỏ hết danh lợi vật chất đời cũng như đạo không nên nằm ngồi giường ghế to lớn sang trọng, xa lìa Chùa to Phật lớn, xa lìa tâm giàu sang, sống tâm thanh bần, sống đời sống đơn giản, thiểu dục tri túc để ra khỏi nhà sinh tử, để sống với tâm THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ, đó là trạng thái LY DỤC LY ÁC PHÁP.

Hằng ngày phải SIÊNG NĂNG TU TẬP, sử dụng CÁC CÂU PHÁP HƯỚNG này, Phải NHẮC ĐI NHẮC LẠI NHIỀU LẦN để phòng hộ Ý CĂN, THÂN CĂN, Vì Ý CĂN nó dễ khởi niệm dính mắc với PHÁP TRẦN, THÂN CĂN dễ bị đắm nhiễm khi tiếp xúc với PHÁP TRẦN, chúng ta chỉ cần sơ hở một tý là THÂN CĂN, Ý CĂN bị PHÁP TRẦN cuốn HÚT NGAY vì nó rất VI TẾNHỎ NHẶT khiến ta đôi khi khó nhận ra được. Nếu BƯỚC ĐẦU TU TẬP không nương vào PHẬT – PHÁP – TĂNG – GIỚI làm Gương Hạnh Sống thì khó có thể đạt được kết quả Giải thoát. Vì vậy chúng ta phải siêng năng cần mẫn DÙNG CÂU PHÁP HƯỚNG NHẮC TÂM MÃI thì sẽ thấm được Cái Lý nên khi tiếp xúc với người có DANH LỢI hay khi được khen hay bị chê thì tâm ta vẫn luôn THẢN NHIÊN BẤT ĐỘNG không còn bị dính mắc, chấp đắm vào cái tôi, cái ta và không còn ham thích có DANH LỢI nữa. Do sự tác ý này mà nó làm cho THÂN TÂM được Thanh Tịnh, không còn đắm nhiễm nữa.

  • CÁCH ĐOẠN DIỆT (ĐỊNH VÔ LẬU)

–       Chọn một nơi thanh vắng ngồi kiết già hoặc bán già rồi đặt niệm DANH LỢI trước mắt mà quán xét xem DANH LỢI TỪ ĐÂU MÀ CÓ, TỪ ĐÂU MÀ KHÔNG, DO ĐÂU MÀ NÓ HOẠI DIỆT và NÓ ĐƯA ĐẾN CHO CHÚNG TA NHỮNG SỰ ĐAU KHỔ PHIỀN NÃO NHƯ THẾ NÀO?

  • MỤC ĐÍCH của sự quán xét này là để giúp chúng ta có sự hiều biết đúng như thật về DANH LỢIVÔ THƯỜNG, là KHỔ, là CHỊU SỰ BIẾN HOẠI, nó không phải là TA, là CỦA TA, là BẢN NGÃ CỦA TA. Vậy ta còn ưa thích nó để làm gì, nó là ÁC PHÁP, nó đưa đến cho mình và cho người một sự khổ đau vô cùng, vậy từ đây về sau ta phải có sự hiểu biết về DANH LỢI bằng CHÁNH TRI KIẾN, bằng NHÂN QUẢ, bằng sự HIỂU BIẾT CỦA NHỮNG NGƯỜI GIÁC NGỘ, chứ đừng hiểu biết về DANH LỢI như người si mê ngoài thế gian nữa. Vậy từ đây về sau, mỗi khi ai khen ta hay chê ta, chỉ trích phản đối lại ta thì ta cũng không nên để tâm DÍNH MẮC vào những lời nói đó. Cả khi thấy ai có quyền cao chức trọng ở đời cũng như trong đạo thì ta cũng không nên khởi TÂM HAM THÍCH những thứ DANH LỢI đó mà phải luôn thấy nó là sự đau khổ, sự nguy hiểm chứ chẳng có gì hạnh phúc, an vui khi có nó cả.

*       Bây giờ chúng ta tự đặt câu hỏi: Vì sao? Mà người nào cũng đêu THAM DANH VỌNG, dù già hay trẻ, lớn hay bé, sang hay hèn, bình dân hay trí thức cũng không ai thoát khỏi NANH VUỐT của DANH VỌNG.

  • ® Trả lời: Nguyên nhân GỐC CHÍNH là do CHẤP THÂN NÀYCÓ THẬT, là CAO QUÝ,THƯỜNG HẰNG nên ai cũng muốn có danh vọng để thể hiện cái tôi, cái bản ngã của mình với người khác, thích nghe họ khen tặng, ca tụng, tán thán…cho nên muốn đoạn dứt lòng ham muốn DANH VỌNG này thì chúng ta phải quán xét cho thật sâu, thật tường tận về THÂN CON NGƯỜI nói chung, THÂN CHÚNG TA, THÂN MỌI NGƯỜI và cả THÂN CÁC LOÀI VẬT nói riêng.
  • Quán xét về sắc thân con người hay chính là thân chúng ta, thân mọi người và thân các loài vật:

–       Sắc thân con người được sinh ra do VÔ MINH DUYÊN HỢP của MÔI TRƯỜNG SỐNG mà có. Trong MÔI TRƯỜNG SỐNG gồm có: ĐẤT, NƯỚC, GIÓ , LỬA, CÁC TỪ TRƯỜNGCÁC CHẤT KHÍ cấu tạo hợp thành. Vì vậy khi tan rã thì: ĐẤT trả về cho đất, NƯỚC trả về cho nước, GIÓ trả về cho gió, LỬA trả về cho lửa, khi trả xong thì chẳng còn gì vì ĐẤT đâu phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta, NƯỚC đâu phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta, GIÓ đâu phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta, LỬA đâu phải là ta, là của ta, là bản của ta. Dù là thân ta, thân mọi người và cả thân chúng sinh thì cũng đều phải chịu chung sự chi phối của quy luật vô thường này, khi hết duyên tan rã thì chẳng còn gì, mà chỉ còn lại một TỪ TRƯỜNG THIỆN ÁC TIẾP TỤC TÁI SINH LUÂN HỒI, khi thì làm thân người, khi làm thân các loài vật, nên Đức Phật dạy: Nghiệp là cha đẻ ra con người, con người là thừa tự của NGHIỆP. “Chính vì vậy mà ta thấy mọi người xung quanh hiện tại là bố mẹ, người thân, bạn bè.v.v.của chúng ta nhưng nhiều đời trước, kiếp trước ta cũng đã từng là bố mẹ, người thân , bạn bè của họ, hay ngay cả các loài vật, hiện tại ta thấy chúng là vật nhưng nhiều đời kiếp trước chúng cũng từng là con người, là ông bà, bố mẹ, con cái, chúng ta và chúng ta cũng vậy, cũng đã từng có vô lượng đời kiếp làm vật giống chúng. Và nhất là ai cũng biết ăn, ngủ, đói, khát, nóng, lạnh, có gia đình, có tình cảm yêu ghét, có cảm xúc vui buồn, có giọt máu cùng đỏ, có giọt nước mắt cùng mặn và cũng đều chung một cha mẹ đẻ là NGHIỆP LỰC. Cho nên khi ta không tôn trọng sự sống danh dự của mọi người, mọi vật thì cũng chẳng khác nào là ta đang không tôn trọng sự sống, danh dự của chính mình. Vì khi không có họ thì ta cũng không thể sống đơn độc, cá nhân một mình được, bởi sự sống trên hành tinh này là sự sống nương tựa vào nhau, cái này đau khổ thì cái kia đau khổ, cái này an vui thì cái kia an vui. Nếu không có nước và không khí thì con người và muôn vật không thể sống, nếu không có cỏ cây, đất đá thì con người và các loài động vật không thể sống được, nếu không có có loài vật thì con người cũng không thể sống được, nếu không có người này nương tựa vào người kia thì con người cũng  không thể sống được, hay thực tế mà nói: “ TA VÀ VẠN VẬT LÀ MỘT CHỨ KHÔNG HAI” tức là đều do THỪA TỰ TỪ NGHIỆP LỰC MÀ CÓ (là từ Nhân quả sinh ra, sống trong Nhân quả, chết trở về với Nhân quả), đó là điều chắc chắn, chúng ta hãy thử suy ngẫm xem có đúng như vậy hay không?

–       Mặt khác, chúng ta hãy tự nhìn lại Thân chúng ta xem có chỗ nào SẠCH SẼ, THƠM THO, THANH TỊNH và CAO QUÝ THỰC SỰ như chúng ta luôn tưởng tượng hay không? Từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, không chỗ nào là không có những thứ cặn bã, hôi thối, tanh tưởi, nhơ nhớp…luôn hoại diệt rồi thải ra ngoài từng sát na mà mắt thường ta đâu thể nào thấy hết được, hay thực tế hơn, ai cũng biết trong thân này lúc nào cũng chứa đầy một bụng PHÂNNƯỚC TIỂU, không khi nào là không có, khi thải ra thì ôi thôi…bịt mũi, nín thở đi cho thật nhanh, xả cho thật sạch, vậy thì thân này SẠCH SẼ, THƠM THO, THANH TỊNH, CAO QUÝ chỗ nào? Mà chúng ta lại chấp đắm vào nó, thành thật mà nói thân này nó còn bẩn hơn cả cái bồn cầu (vì còn được tẩy rửa hàng ngày, còn thân này thì lúc nào cũng tích chứa chứ có bao giờ được rửa?), thậm chí là còn bất tịnh, uế trược hơn cả cái bể phốt (vì nó có mùi thối, còn thân này không những chứa đủ thứ mùi tanh, thối, khai, khắm.. mà còn đủ các thứ dịch, mủ, máu, mỡ nhơ nhớp nhầy nhụa bất tịnh vô cùng), vậy mà ta còn đi khoe , đi tranh giành hơn thua cái thân này với thân người khác, khác nào ta muốn tự thể hiện rằng thân ta THỐI HƠN, BẨN HƠN, UẾ TRƯỢC BẤT TỊNH HƠN thân họ hay sao? Quý vị có thấy đúng như vậy không?

–       Vì VÔ MINH không hiểu biết nên ta mới dính mắc, chấp đắm thân này là có THẬT, là TA, là CỦA TA, là BẢN NGÃ CỦA TA. Do sự lầm chấp như vậy nên ta mới luôn cố gắng tranh giành, hơn thua, lúc nào cũng muốn là lớn nhất để cái thân này được hưởng thụ uy danh, rồi mới sinh ra vô số ác pháp, từ các ÁC PHÁP đó mới có SINH – GIÀ – BỆNH – CHẾT, ưu bi sầu khổ từ kiếp này đến kiếp khác, trong khi thân này là vật VÔ THƯỜNG, là BẤT TỊNH, là KHỔ, là BIẾN HOẠI, không thường hằng mà luôn di dịch thay đổi liên tục.

–       Sự thật là như vậy, thân này chỉ do CÁC DUYÊN NHÂN QUẢ tạo thành theo NGHIỆP LỰC của nó làm nên, chứ nào phải do đấng tạo hoá hay linh hồn đi tái sinh như các tôn giáo tưởng tượng. Khi thân này tan hoại thì 6 THỨC HOẠI DIỆT, chẳng còn thức nào tồn tại, chỉ cần một hơi thở ra không hít vào là đã qua một đời, chỉ còn lại cái THÂY MA VÔ TRI, đến lúc này còn có ai đem theo được bằng cấp, huy chương, danh tiếng nữa hay không, rồi cố hơn thua, tranh giành đến mấy thì sau cùng cũng thành cái thây ma vô tri giống nhau, vậy hơn thua, tranh giành nhau để làm gì đây? THÂY MA này sau cùng cũng bị người ta đem đi thiêu đốt cho hết hoặc đem đi “ lấp đất” cho kín, nên dù cho có uy danh lừng lẫy đến mấy thì cũng đành phải chấp nhận sự thật này mà thôi, cho nên:

   “ Thông minh tài trí anh hùng

     Ngu si dại dột cũng chung một gò

     Biển trần nhiều nỗi gay go

     Mau mau nhẹ gót qua đò sông mê

     Cuộc đời nên chán nên chê

Tìm nơi giải thoát mà về mới khôn”

  • MỤC ĐÍCH: của việc quán xét này là để giúp chúng ta thấy và hiểu rõ đúng như thật về THÂN TÂM CON NGƯỜI và quyết chắc, tin chắc là thân tâm con người nói chung, nói riêng là THÂN TÂM TADUYÊN HỢP, là VÔ THƯỜNG, là BẤT TỊNH, là KHỔ, Không có gì là TA, là CỦA TA, là BẢN NGÃ CỦA TA, đó là điều hợp lý và rõ ràng cụ thể không ai chối cãi được, dù con người ở hiện tại cho đến con người ở mãi mãi về sau cũng đều phải chịu chung một quy luật này. Chúng ta càng suy tư, càng quán xét kỹ bao nhiêu thì chúng ta lại càng phá tan được KIẾN CHẤP, NGÃ CHẤP bấy nhiêu và lại càng quét sạch PHIỀN NÃO, MÂY MỜ, ĐAU KHỔ trong lòng bấy nhiêu, chúng ta mới phá, đập tan được TÂM THAM DANH VỌNG, nó không còn sai khiến chúng ta được nữa là nhờ vào sự siêng năng tu tập, học hỏi nên chúng ta đã có sự hiểu biết bằng CHÁNH TRI KIẾN về tâm tham ái(ngũ triền cái) nói chung, về TÂM THAM DANH VỌNG nói riêng.

     Từ sự hiểu biết này, chúng ta nên IN ĐẬMKHẮC GHI MÃI TRONG TÂM, có như vậy nó mới giúp chúng ta quét sạch tâm tham ái (ngũ triền cái) nói chung, TÂM THAM DANH VỌNG nói riêng, từ đó đã giúp cho THÂN TÂM chúng ta cảm nhận được phần nào nguồn giải thoát, tức là trạng thái tâm “THANH THẢN – AN LẠC – VÔ SỰ” sẽ lần hồi hiện tiền, khi đạt được đến trạng thái này thì xem như là người đó đã được GIẢI THOÁT HOÀN TOÀN, không còn bị đau khổ và SINH TỬ LUÂN HỒI nữa.

  • TÓM LẠI:

–       Đức  Thế Tôn  của chúng ta là bậc có đầy đủ trí tuệ tam minh nên Ngài đã nhìn thấu đáo tường tận vào cuộc sống của con người trên hành tinh này nói chung, vào cuộc sống của hàng cư sĩ và tu sĩ đệ tử của Ngài nói riêng, nên Ngài mới khuyên dạy hàng đệ tử của mình giữ gìn GIỚI ĐỨC THÁNH THANH BẦN. Đây là một đức hạnh thanh cao, nếu người nào thực hiện được thì sẽ giúp người ấy vượt thoát ra khỏi con đường SINH TỬ LUÂN HỒI. Đây là một việc làm khó vô cùng khó. Bởi vì tất cả mọi người trên thế gian này không ai là không đắm chìm trong DANH VỌNG. Mà khi có DANH thì phải có LỢI, khi có LỢI thì phải có TÌNH, cho nên DANH – LỢI  – TÌNH nó luôn song hành với nhau để đưa con người vào quỹ đạo Sinh Tử Luân Hồi, đây chính là lộ trình của phàm phu đi, nhưng nó lại thuận với quy luật nhân quả của con người. Còn người nào thực hiện GIỚI ĐỨC THÁNH THANH BẦN này thì phải triệt tiêu hết cả DANH – LỢI – TÌNH thì mới giữ gìn giới đức này trọn vẹn, vì vậy đây là lộ trình của Thánh Hiền đi, do vậy mà nó rất khó, không phải là một việc đơn giản dễ làm, dễ chiến thắng đâu thưa quý vị!

–       Người nào muốn triệt tiêu DANH  – LỢI – TÌNH này thì đòi hỏi người đó phải có ĐẦY ĐỦ LÒNG TIN- ĐẦY ĐỦ Ý CHÍ NGHỊ LỰC – ĐẦY ĐỦ DŨNG MÃNH, GAN DẠ VÀ BỀN CHÍ thì mới dám đi theo con đường này.

–       Mặc dù biết khó như vậy nhưng vì muốn chấm dứt đau khổ của kiếp sống làm người, và muốn chấm dứt sinh tử luân hồi trong vô lượng kiếp, nên cho dù có khó khăn, gian khổ đến đâu, con cũng phải cố gắng hết sức mình để đi trên lộ trình của Đức Phật và các bậc Thánh, các Ngài cũng là con người bằng xương bằng thịt như chúng ta mà các Ngài đã thực hiện được, thì chúng ta cũng PHẢI THỰC HIỆN ĐƯỢC, do biết rõ được như vậy nên con lại càng TĂNG TRƯỞNG LÒNG TIN SẮT ĐÁ HƠN, luôn luôn lúc nào cũng lấy gương hạnh của Đức Phật và các bậc Thánh để làm phương châm và kim chỉ nam trên bước đường DIỆT NGÃ XẢ TÂM LY DỤC LY ÁC PHÁP.

–       Trải qua mười mấy năm tu theo Phật giáo phát triển con tưởng chừng như bế tắc và vô cùng thất vọng, nhưng hạnh phúc thay cho cuộc đời tu hành đã gặp được chánh pháp phật do Đức Trưởng Lão đã dày công dựng lại. Kể từ khi con gặp được chánh pháp cho đến nay đã hơn mười năm trời, con luôn cố gắng trau dồi, tu sửa thân tâm mình trong giới luật Đức Hạnh của Đức Phật, cho đến bây giờ nhìn lại DANH – LỢI – TÌNH đã cuốn gói đi ra khỏi THÂN TÂM con từ lúc nào rồi. Bây giờ nơi nội tâm chỉ còn lại một trạng thái THANH THẢN – AN LẠC – VÔ SỰ luôn hiện tiền. Đây là người thật việc thật. Nếu ai không tin thì cứ y theo con đường này mà tu tập thì đến một lúc nào đó, công phu đã thuần thục, thì quý vị cũng sẽ gặt hái được những kết quả đúng như vậy không sai, chừng đó quý vị sẽ là người chiến thắng được DANH  – LỢI  – TÌNH thì chính là chiến thắng được giặc SINH TỬ LUÂN HỒI đấy quý vị ạ! Người nào chiến thắng được giặc sinh tử luân hồi là người ấy đã giải phóng được MẶT TRẬN SINH TỬ, là người CHIẾN THẮNG trở về đang cất lên tiếng hát KHÚC HẢI HOÀN CA. Chỗ này trong kinh pháp cú Đức Phật đã xác định:

     “TÁM THÁNH ĐƯỜNG thù thắng

      Bốn câu lý thù thắng

     Giữa các loài hai chân

    Pháp nhãn người thù thắng”

 

“ Đường này không đường khác

 Đưa đến kiến thanh tịnh

 Nếu ngươi theo đường này

MA QUÂN sẽ MÊ LOẠN ( MA QUÂN: chính là DANH – LỢI – TÌNH)

Nếu ngươi theo đường này

Khổ đau sẽ đoạn tận”

–       Khi triển khai đến đây mà trong lòng còn tràn ngập một nguồn cảm xúc và xúc động vô cùng, những giọt nước mắt tuôn rơi vì cảm động, nhưng lại cảm thấy sung sướng hạnh phúc vô cùng, con lại càng thấm thía sâu hơn những lời khuyên dạy bảo của Đức Phật và Đức Trưởng Lão. Nếu không có quý Ngài thì chắc chắn cuộc đời của chúng con sẽ không bao giờ hết khổ, con cũng không ngờ rằng cuộc đời con lại có những phút giây an lạc hạnh phúc này, vào một buổi đêm khuya thanh vắng trên núi rừng trùng điệp nơi làng Gióng con đã cất tiếng gọi :

“ Thầy ơi! Giữa sa mạc khô khan,

  Thầy là suối nguồn trong mát.

 Giữa sóng biển ngập tràn,

Thầy là hòn đảo bình an”

  • Thầy là bếp lửa hồng cho chúng con về sưởi ấm, là ánh đuốc soi đường cho chúng con đi trong những đêm dài tăm tối, là nhịp cầu nối để chúng con tiến bước trên nên Đạo Đức Nhân Bản – Nhân quả. Lòng Thầy luôn trong sáng như vầng trăng tròn mùa thu, Thầy luôn mong ước chúng con sống không làm khổ mình, không làm khổ người, Thầy như anh đuốc xoá tan đêm dài mịt mù, dắt chúng con quay về con đường Chánh Đạo của ĐẤNG TỪ PHỤ THÍCH CA. Những lời giáo lý phát âm của Thầy ngọt ngào, từng dòng diệu Pháp rưới vào tâm hồn mọi người, làm cho chân lý trong mỗi con người bừng dậy, hướng theo con đường giác ngộ giải thoát tử sinh. Bao năm u tối đã qua rồi, chúng con nào hay biết trầm luân nơi chốn khổ đau, bao năm u tối đã qua rồi. Bình Minh Soi Sáng Trong Lòng Chúng Con. Con cung kính Bạch Thầy:

“Ơn giáo dưỡng một đời nên Huệ mạng

Nghĩa TÔN SƯ con nguyện mãi đáp đền

Nay trò QUYẾT CHÍ VƯƠN LÊN

Xây nền Đạo Đức đền ơn Đức Thầy!”

–       Con kính thưa quý tu sinh: Bây giờ con không biết nói gì hơn, con chỉ biết chia sẻ và bày tỏ nỗi niềm vui mừng này đến với quý tu sinh và xin thành tâm ước nguyện cho tất cả những người con của Đức Phật và Đức Trưởng Lão ai ai cũng đều là những DŨNG SĨ CẦM GƯƠM  “ GIỚI LUẬT”“ KIẾM TRÍ TUỆ” xông pha ra chiến trận, để chiến đấu với giặc DANH – LỢI  – TÌNH để rồi, ai ai cũng đều là những người CHIẾN THẮNG trở về chứ đừng có ai THẤT BẠI TRỞ VỀ, phải không quý tu sinh ?

HẾT

Tu sinh khu Tịnh Dưỡng An Lạc Thực Hiện

 

  • PHỤ LỤC 1:

–       Con xin trích dẫn một số lời dạy của các bậc cổ Đức để quý tu sinh tham khảo:

“ Công DANH cái thế màng sương sớm

Phú quý kinh nhân giấc mộng dài

Chẳng biết LỢI – DANH – TÌNH ác độc

Tu hành luống uổng một đời ai”

Vậy thì :

“ Bạn biết chăng cuộc đời đầy đau khổ

Bởi con người reo rắc mãi hận thù

Gây đau thương gây tang tóc ngục tù

Suốt cuộc đời chỉ toàn là đau khổ

Kìa LỢI DANH – Nào TÀI SẮC

Từ xa chúng ta nhìn nó óng ánh lung linh

Mọi người đua nhau tranh giành đuổi bắt

Nắm được rồi nhìn lại chỉ tay không

Vì chúng vốn là chùm bọt nước trên sông

Còn chi nữa chỉ toi công nhọc sức

Như vậy :

“ Tiền tài ư rồi cũng hết

Sắc đẹp ư rồi sẽ tàn

Danh vọng ư rồi sẽ mất”

  • Mà chỉ có:

TÂM BẤT ĐỘNG – THANH THẢN – AN LẠC – VÔ SỰ là còn mãi với THỜI GIAN”

  • PHỤ LỤC 2:

–       Theo con thiết nghĩ , chúng ta CẦN NÊN TRAU DỒI, RÈN LUYỆN MÌNH thực hiện và sống cho được với Đức Hiếu Sinh Lễ Kính và Tôn Trọng Mọi Người, Mọi Vật, vì trên đời này chỉ có Đức Lễ Cung Kính và Tôn Trọng thì mới có cuộc sống bình đẳng như nhau trước mọi người, mọi vật. Đức Lễ giúp cho chúng ta có một đời sống THANH CAO, Ý CHÍ TRONG SẠCH, SỰ SỐNG HOÀ HỢP về Tình Người và tương đồng về Mọi Tư Tưởng với mọi người. Cho nên trong đời sống con người không ai mà không ca ngợi và yêu chuộng Đức Lễ, vì nó mang lại một lợi ích rất lớn cho chúng ta. Đức Hạnh đó giúp chúng ta biết cách NHẪN NHỤC, TUỲ THUẬNVUI LÒNG đối với tất cả Mọi Người, Mọi Vật, luôn luôn đem lại sự Bình An cho nhau, không bao giờ làm khổ nhau dù Một Ly Hào Nào. Người biết TÔN TRỌNG CUNG KÍNH  người khác hay vật khác là tự mình đã DIỆT NGÃ, XẢ TÂM. Cứ mỗi lần cung kính tôn trọng người khác hay vật khác là mỗi lần MÀI MÒN BẢN NGÃ CỦA MÌNH. Cho nên Đức Lễ trong đạo Phật rất quan trọng về việc LY DỤC LY ÁC PHÁP DIỆT NGÃ XẢ TÂM để thực hiện TÂM VÔ LẬU HOÀN TOÀN.

 

  • PHỤ LỤC 3:

–       Như chúng ta đã thấy, tất cả mọi người trên thế gian này ai ai cũng đều THAM DANH ĐẮM LỢI quá nhiều, chính vì thế mà cuộc sống con người sẽ không bao giờ hết khổ , dù cho nền khoa học có văn minh tiến bộ đến cỡ nào và các nhà lãnh đạo tất cả các nước trên toàn thế giới có tài tình đến mấy đi nữa thì cũng không có phương pháp nào làm cho con người hết khổ được, nếu con người chưa được học Đạo Đức Nhân Bản – Nhân Quả.

–       Theo con thiết nghĩ bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn cho đất nước mình phát triển mọi mặt như: Nền kinh tế, khoa học, công kỹ nghệ, chính trị, quân sự, an ninh quốc phòng, và muốn cho nạn tham ô hối lộ và những tệ nạn xã hội không còn nữa thì mỗi quốc gia phải có nhiều nhân tài, muốn có nhiều nhân tài thì các nhà lãnh đạo phải quan tâm, chú trọng đến việc giáo dục và đào tạo những nam nữ thanh thiếu niên thành những người có đầy đủ TÀI ĐỨC để giúp ích cho đất nước, muốn được như vậy thì ngành giáo dục và đào tạo phải đặt nặng kiến thức Đạo Đức NHÂN BẢN –  NHÂN QUẢ lên hàng đầu của các môn học khác, đồng thời môn học Đạo Đức Nhân Bản – Nhân Quả này phải được phổ biến lan rộng khắp nơi trên thế giới, mỗi quốc gia đều đưa môn học này vào chương trình giáo dục và đào tạo từ Tiểu Học đến Trung Học và Đại Học. Hiện giờ khắp nơi trên thế giới người ta chỉ chú trọng vào việc đào tạo NHÂN TÀI chứ ít có nơi nào chú trọng đến việc học Đạo Đức Nhân Bản – Nhân Quả. Bởi vì một người có TÀI mà không có ĐỨC thì không thể nào dùng người ấy vào việc lớn được và nếu có TÀI mà không có ĐỨC thì không thể nào được gọi là “NHÂN TÀI”. Người có Tài mà Không có Đức thì không nên sử dụng người đó, vì có sử dụng người đó thì nạn tiêu cực , tham ô hối lộ sẽ không bao giờ tránh khỏi nên cụ Nguyễn Du nói “CHỮ TÀI liền với CHỮ TAI một vần”. Còn người có ĐẠO ĐỨC bao giờ cũng được trọng dụng hơn người có TÀI nên ĐỨC thắng TÀI là vậy. Vì thế việc đào tạo những người có TÀIĐỨC là một việc rất khó, đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo ở mỗi quốc gia phải đưa môn học ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN  – NHÂN QUẢ lên hàng đầu và còn phải phổ biến đến tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong mỗi quốc gia . Nếu như trong mỗi quốc gia mà người người sống có Đạo Đức, nhà nhà sống có Đạo Đức thì đất nước đó sẽ luôn THỊNH VƯỢNG PHÚ CƯỜNG VĂN MINH, PHỒN VINH THỊNH TRỊ. Nếu tất cả loài người trên thế gian này đều sống có Đạo Đức thì cuộc sống của loài người trên thế gian này là THIÊN ĐÀNG CỰC LẠC.

  • Bởi vậy ĐẠO ĐỨC rất quan trọng nên mỗi người cần phải tu tập và rèn luyện để trở thành người có ĐẠO ĐỨC thật sự, vì chỉ có ĐẠO ĐỨC mới đem lại SỰ SỐNG BÌNH AN, YÊN VUI CHO MÌNH, CHO MỌI NGƯỜI và         CHO MUÔN LOÀI VẠN VẬT, chứ DANH – LỢI  – TÌNH không bao giờ đem lại sự sống bình an yên vui cho mình, cho mọi người và cho muôn loài vạn vật được, mọi người cần nên NHỚ KỸ điều này!