CÁCH QUÁN XÉT ĐỂ XẢ TÂM THAM NGỦ

              —————————-

 

        Người ta thường hay nói: “ Buồn nào rồi cũng sẽ qua, có riêng buồn ngủ không tha ngày nào”. Thật đúng vậy: Ngủ là một thứ nghiệp dục lạc không thua kém bất cứ một tâm dục nào của con người.Vì có thân thì phải có ngủ thì mới duy trì được sự sống. Nó vừa là mầm sống nuôi thân và lại luôn có sẵn trên thân không cần phải tìm kiếm. Thế nên đối với con người nói riêng và tất cả muôn loài hữu tình nói chung, đều không thể thiếu. Nó là yếu tố quan trọng giúp cho thân có được sự tỉnh táo, minh mẫn để sử lý mọi công việc. Con người sống trong thiện pháp hay ác pháp cũng đều do cái ngủ quyết định. Nếu cơ thể thiếu đi sự ngủ nghỉ sẽ khiến chúng ta mỏi mệt, bần thần, rã rượi ….Nếu phải thức vì công việc gì thì đến khi xong việc chúng ta lại ngủ bù tới mấy ngày liền, nhưng ngủ nhiều thì cơ thể cũng mỏi mệt, vậy mà ai cũng thích. Thà bị mệt còn hơn không được ngủ hay không ngủ được.Vì thế nên ngủ là một thứ “ Ma Dục” rất ghê gớm, nó luôn lôi cuốn và cám dỗ con người một cách dễ dàng. Chỉ cần 1 trong 6 căn tiếp xúc với các pháp trần sinh ra hoặc thọ lạc hay thọ khổ hoặc thọ bất lạc, bất khổ.Chỉ trong thời gian ngắn thì nó sẽ khiến cơ thể buồn ngủ, thèm ngủ, ham muốn được đi ngủ liền. Bởi vậy chúng ta thấy “ Ma Dục Ngủ” nó  luôn sai khiến, điều khiển con người như một tên “ Nô Lệ” qua nhiều hình thức hay cách thức khác nhau, bất cứ thời gian, không gian nào nó luôn chờ đợi thời cơ để hạ gục tất cả không luận là già trẻ, lớn, bé, nam hay nữ, bình dân hay tri thức…Không một ai trên thế gian này có thể thoát khỏi “ Nanh vuốt của Ma dục ngủ” chỉ có các vị tu hành đúng giới luật đức hạnh của đạo Phật thì mới mong có thể thoát khỏi sự ham muốn về Ngủ nghỉ, còn những người nào tu lơ mơ, không nỗ lực kháng chiến trường kỳ, chống lại thì ai như nấy đều bị Ma dục ngủ đánh bại là điều chắc chắn.

Từ thủa cổ sơ, khi con người có mặt trong môi trường sống này, thì con người sống theo bầy đàn, chỉ biết tìm đến các hang đá và đi săn các loại thú rừng báo, chồn, hổ, dê…để lột da làm đồ đắp, mặc. Trải qua một thời gian sau thì con người mới nghĩ ra việc mài quặng sắt tạo thành cuốc, rìu…để đi đốn cây rồi cùng nhau dựng nên nhà tranh vách nứa che nắng che mưa, còn đóng giường bằng tre trúc…để nằm trong nhà. Rồi lần lượt đến ngày nay con người lại tiếp tục cải tiến phát minh ra nhiều loại chăn, gối, đệm, chiếu, giường, võng, nôi…và cả những đồ dùng vật dụng để chống côn trùng như: Màn, nhang, kem chống muỗi, côn trùng, thuốc xịt vvv…phòng khi ngủ không bị chúng đốt, cắn… để giúp cho giấc ngủ ngày càng  được thoải mái, dễ chịu và cả phong phú đa dạng nhiều kiểu cách ngủ để con người có thể chọn lựa theo nhu cầu sở thích mong muốn của mình nên các nhà khoa học đã sáng chế ra các loại thuốc bổ, giúp cho giấc ngủ được sâu, ngon, cho nên các loại thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ cho việc ngủ thích nghi với mọi thời tiết từ kiểu dáng đến giá cả để phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội.Và các nhà kinh doanh còn mở ra vô số các khu du lịch nghỉ dưỡng hay cả những nơi ngủ nghỉ tạm thời 1,2 đêm….Vì vậy , bất cứ nơi đâu trên rừng hay dưới biển, thung lũng hay đồi cao, nông thôn hay thành thị, con người đều có chỗ và có cách để ngủ. Vậy nên khiến cho con người  ham thích ngủ nghỉ nhiều hơn. Điều này đủ nói lên các Nghiệp Dục Ngủ của loài người nặng đến cỡ nào. Có người còn nói “Ăn được, Ngủ được là Tiên”. Chúng ta thử ngẫm xem có thật như vậy không?

  • Thực tế chúng ta thấy:

-Vì tham ngủ mà khiến con người trở thành kẻ sống ích kỷ nhỏ mọn, hẹp hòi khi luôn tìm cách ăn cho thật nhiều, cho thật no để ngủ cho thật ngon, thật say vì thế mà đã giết hại vô số chúng sanh để phục vụ cho cái ăn, cái ngủ rồi lại còn tàn phá không biết bao nhiêu tài nguyên thiên nhiên đem về làm các đồ dùng, vật  dụng để phục vụ cho giấc ngủ của cá nhân mình.

-Vì tham ngủ mà khiến con người trở thành những người lười biếng, sống thụ động luôn bỏ bê công việc, học hành để chạy theo dục ngủ, thậm chí còn trở thành kẻ ăn bám gia đình, ăn bám xã hội.

-Vì tham ngủ nên khiến con người lúc nào cũng bần thần, chậm chạp, quên trước, quên sau dần trở thành kẻ ngu si đần độn không còn đủ trí tuệ để nhận định đúng sai thiện, ác…

-Vì tham ngủ mà khiến ý chí con người trở nên  sống thiếu nghị lực , thiếu lòng dũng cảm, gan dạ mà lại thường hay nhút nhát, rụt rè, sợ sệt, không dám đương đầu với thử thách nên không làm được việc lớn.

-Vì tham ngủ mà cũng khiến con người vô tình biến thành những tên sát thủ giết vật, giết người nên phải sống cảnh tù tội, thậm chí còn bị thiệt tính mạng bản thân .

  • Các Dục tham ngủ nó đã đem đến biết bao nhiêu tai hại cho đời sống vật chất tinh thần cũng như sức khoẻ con người, vậy “ Sướng Như Tiên” thế nào được? . “Sướng Như Tiên” hay lại là “ Khổ Như Điên”?

Ngay từ thời vua chúa, các vị Quan trong các triều đại có rất nhiều vị vì chạy theo dục lạc ăn uống ngủ nghỉ với các cung tần mỹ nữ này đến các cung tần mỹ nữ khác khiến sức khoẻ suy nhược, đầu óc lu mờ ám độn, nên mới bị mất nước, cướp ngôi, không thì đoản mạng chết sớm. Rồi cho đến thời nay, khi cuộc sống con người ngày càng đẩy đủ tiện nghỉ, luôn đáp ứng nhu cầu ngủ nghỉ mọi lúc, mọi nơi một cách quá thoải mái dễ chịu nên khiến cho con người ngày càng không chỉ bị chìm đắm mà còn bị trở thành kẻ Nô Lệ cho con Ma dục ngủ không sao thoát ra được. Thật đáng thương thay! Vậy nên đức Phật dạy “ Do hữu mà có Aí” tức là do có thân thì phải ngủ, mặt khác bên ngoài lại có nhiều đồ dùng, vật dụng, thiết bị và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu ngủ nghỉ của con người nên ai cũng chìm đắm trong lòng sự ham muốn được ngủ nghỉ. Đã là con người thì không ai là không Aí thân, mà có ái thân thì phải có Aí ngủ. Có Aí thì tất là có khổ điểu  này đức Phật đã dạy rõ “ Do Aí sinh sầu ưu, do Aí sinh sợ hãi” tức là do Aí sinh ra Thọ, có cảm thọ mới sinh ra 11 ác pháp sau:

  1. DO DUYÊN THỌ MÀ CÓ ÁI SINH

       Tức là ngay khi còn nằm trong bụng mẹ, khi bắt đầu hình thành thân người là đã ngủ suốt mấy tháng trời, đến khi vừa lọt lòng cất tiếng khóc chào đời được một lúc  là lại ngủ, thậm chí có những đứa trẻ khi chào đời vẫn còn ngủ say không chịu dậy làm bác sĩ phải nắn bóp, vỗ người cho tỉnh dậy để khóc mới lấy được oxy vào người, do đó con người khi còn nằm trong thai và khi vừa mới chào đời sinh ra đã mang theo cái Nghiệp Ngủ rồi, càng lớn lại càng huân tập cái Nghiệp Tham Ngủ nhiều hơn nữa. Lúc nhỏ thì còn được bố mẹ chăm sóc, thích ăn gì thì ăn, thích ngủ là ngủ, dậy lúc nào cũng được, lại còn được bố mẹ bế ẵm hát ru, kể chuyện vvv..cho dễ ngủ, rồi có lúc thì “ Ngủ ngày cày đêm” khiến bố mẹ phải thay nhau người ngủ, người thức để trông nom thật là khổ sở. Đến lớn khôn  đi học rồi đi làm.. nên thời gian ngủ không còn được nhiều, thường chỉ ngủ 8 tiếng/ ngày có lúc không tới. Thế nên hễ rảnh ra lúc nào là tranh thủ lúc đó, ăn xong là ngủ, tắm xong là ngủ, hay thậm chí không ăn để có thời gian ngủ. Bất kể lúc nào cũng ngủ được, lúc nào cũng buồn ngủ và thèm ngủ, ăn cơm cũng ngủ, đi vệ sinh cũng ngủ, đang làm việc, đang học mệt quá cũng ngủ. Rồi khi thời tiết thay đổi dễ gây buồn ngủ, rồi khi nghe một bản nhạc du dương, ngửi  một mùi thơm dễ chịu, hay nằm trong bóng tối vv… đều khiến con người dễ đi vào giấc ngủ mà hễ con người càng ngủ nhiều thì lại càng ham thích cái ngủ, lúc nào cũng thấy muốn ngủ và thèm ngủ. Nhất là khi tiếp xúc với một vật gì hay một việc gì khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải…hay cả khi thân tâm cảm thấy dễ chịu thoải mái…cũng đều khiến người ta buồn ngủ ngay liền, có khi ngủ trong vô thức, tức là quên bẵng đi không biết mình ngủ từ lúc nào. Vì vậy do Thọ mà Aí sinh ra là vậy mà Aí càng nhiều thì khổ càng tăng, tốn nhiều thời gian quý báu và biến con người trở thành người lười biếng ngu si, thụ động …

  1. DO ÁI MÀ CÓ TÌM CẦU

Tức  là do ham thích luôn muốn được ngủ nên nó thúc đẩy con người phải đi tìm chỗ hay các phương tiện phục vụ cho cái ngủ. Loài vật chúng chỉ ngủ lúc ban ngày hoặc ban đêm hay đến mùa Thu Đông hoặc là khi ăn no chúng mới ngủ, còn con người thì ngủ bất kể lúc nào(sáng, trưa, chiều, tối, đêm..) bất kể hoàn cảnh nào (khi đói cũng như khi no, lúc bận cũng như lúc rảnh..). Chính vì thế mà nó thúc đẩy người ta đi tìm kiếm bằng mọi cách bất kể thiện ác bất kể là gì miễn sao có được giấc ngủ ngon an lành, từ đông tây kim cổ nghe ai bảo ăn gì, uống gì, cũng không từ nan, xa xôi cực khổ mấy cũng gắng bò lết tìm kiếm cho bằng được. Rồi được bao nhiêu tiền dốc hết vào việc mua sắm cho các trang thiết bị cần thiết cho giấc ngủ. Ôi thôi! Thế giới vật chất thời nay thôi khỏi bàn chi chẳng khác gì cung vua điện chúa, cái gì cũng quá đẹp, chỉ cần nhìn thôi là đã thấy muốn ngủ rồi. Những cái gối ngủ đủ mầu sắc đủ hình dạng, gối ôm, gối kê, gối không mỏi đủ loại cứng mềm êm dịu, gối bằng thảo dược vừa gối êm lại chữa bệnh vvv.. đa dạng phong phú vô cùng, vô tận. Rồi mùng mền như đồ công chúa, Hoàng Phi, nệm cao, thấp đủ chủng loại quá ư đa dạng, quá ư hoàn hảo. Rồi nào là đèn ngủ, bóng ngủ, đủ mầu đủ loại đủ kiểu dáng, hình  hài….Giường ngủ cũng đủ loại chất liệu gỗ, nhựa, ván ép… khắc, vẽ, chạm trổ tuỳ theo nhu cầu từ bình dân đến thượng đẳng đều đáp ứng tất thảy phục vụ cho việc ngủ này, còn liên hệ tư vấn bởi các chuyên gia tâm linh, chuyên gia nước ngoài gọi là “ Liên doanh giấc ngủ tốt, ngủ khoẻ” nên có bao nhiêu tiền của ngốn sạch vào việc phục vụ cho giấc ngủ này. Rồi những người có điều kiện tìm đến các khách sạn 4-5 sao , du thuyền, villa biệt thự cách xa phố thị để tận hưởng giấc ngủ. Ở Hàn Quốc người ta còn tìm đến các phòng xông hơi để ngủ cho ngon, còn ở Châu Âu họ còn ra biển tắm nắng rồi ngủ luôn…Cho nên một khi đã yêu thích cái gì thì bất cứ nơi đâu bất luận chỗ nào khó khăn cực khổ bao nhiêu đi chăng nữa chúng ta cũng đều cam chịu để đạt được nó.

  1. DO TÌM CẦU MÀ LỢI SINH

Xuất phát từ việc yêu cái giấc ngủ nên phải đi tìm, đi kiếm lùng khắp nơi báo chí cập nhật tin tức thông tin mạng rồi qua sự chỉ bày của “ Kinh nghiệm” cha ông nên lợi sinh ra vô số kể. Để bình yên cố định cho giấc ngủ phải xây phòng ngủ, nhà có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu phòng cũng có khi phải ngủ chung nhau 1 phòng vì nghèo/ chật. Khi có phòng rồi thì mua sắm đồ đạc, thiết bị phục vụ cho giấc ngủ với nhiều kiểu loại khác nhau từ giường: Loại to, nhỏ, giường tầng, giường thông minh khi ngủ thì hạ xuống, khi dậy thì nâng lên thành phòng khách…nào là phản, võng, xích đu…..Chăn thì vô số loại: chăn bông, chăn lông, chăn điện, chăn 4 mùa  vvv..Gối: gối ôm, gối nằm, gối chèn, gối bằng nước, bông các loại vỏ gối thảo dược… Đệm : đủ loại không thua gì chăn, gối, đệm cứng, mềm, nước, xốp, bông lau, cao su, lò xo vv.. Chiếu: chiếu cói, nhựa, tre, trúc…Màn: màn treo, màn chụp, màn khung…Rồi để chống côn trùng không làm phiền trong khi ngủ người ta mua bình xịt muỗi, nhang muỗi, vợt muỗi , phấn diệt kiến, dán, đèn thiêu côn trùng, đèn cắm tường diệt muỗi và trồng cây diệt muỗi trong nhà (cây nắp ấm) lắp cửa lưới vv và vv. Tiếp đến là đồ trang trí: nào là hình dán trăng sao phát sáng, chuông gió, hay bên Hàn Quốc họ còn có loại vòng  “Dreams – vòng mơ ước” cho giấc ngủ ngon, rồi có người còn dán hình các em bé bụ bẫm đang ngủ say hoặc tranh ảnh các diễn viên, ca sĩ, thần tượng của mình trong phòng ngủ, rồi cả trồng cây trong phòng, ngoài sân vừa để trang trí vừa có thêm oxy cho dễ ngủ. Nói chung lại tất cả đồ trang trí và phục vụ cho giấc ngủ phải đẹp, bắt mắt. Sắm hết đồ dùng lại đến các thiết bị khác như lắp nguyên bộ dàn âm thanh để tận hưởng các bản nhạc cho dễ ngủ. Điều hoà, lò sưởi, quạt đủ thể loại quạt đứng, quạt ngồi, tường, trần, nước, quạt phun sương… Lúc trước , thời vua chúa trước khi đi ngủ có người cởi y phục, rửa mặt, tay chân, kẻ rải chăn,  người rải nệm…quạt hầu thâu đêm, thì lúc trước đó chỉ là dành cho vua chúa, quan quyền, còn bây giờ ai cũng có quyền “ làm vua” bởi các Khách Sạn, Nhà Nghỉ, Vila biệt thự, vô số các khu nghỉ dưỡng mọc lên khắp nơi trên rừng, dưới biển, đảo, sông, hồ…tất cả chỉ cần chúng ta có tiền là được làm Vua. Cho nên vì muốn có một giấc ngủ an lành sâu giấc mà lợi sinh ra vô số kể mà lợi sinh ra bao nhiêu thì con người vất vả khổ sở, cơ cực bấy nhiêu. Chung quy lại lợi càng nhiều thì khổ càng tăng.

  1. DO LỢI SINH NÊN PHẢI TIÊU DÙNG

Khi đã kiếm được nhiều phương tiện phục vụ cho giấc ngủ rồi thì phải xài, phải sử dụng, nào thuốc này thuốc kia, trong nước, ngoài nước, sữa này, nọ  đủ thứ phương tiện ăn để phục vụ cho giấc ngủ an lành, rồi về thân thì khi sắm được các trang thiết bị cũng phải xài như: Điều hoà trước khi ngủ phải bật trước 15 phút hoặc 20 phút ở nhiệt độ thấp nhất cho nhanh mát rồi mới ngủ được. Khi ngủ cũng phải kè kè cái điều khiển một bên để tăng nhiệt độ lên dần không dễ bị cảm lạnh, ngạt mũi, khô da…rồi lúc dậy cũng phải tắt trước 10-15 phút chờ cho cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài rồi mới rời khỏi phòng không sẽ dễ bị sốc nhiệt, dễ bị ốm. Thế nên làm mất bao nhiêu thời gian từ lúc ngủ đến lúc dậy, rồi tốn biết bao nhiêu là tiền của còn đâu được ngủ yên, phải lo canh chừng, sướng thì ít mà khổ thì nhiều, quả đúng Hiện đại – Hại điện. Rồi đến khi máy móc bị hư hao thì  phải sửa, bảo trì, giữ gìn cẩn thận, lau chùi, giặt giũ phải tốn biết bao nhiêu.

Các nước khí hậu lạnh – hàn đới như Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật  vv… thì họ phải tốn hao điện cho máy sưởi hoặc phải đốn cây gỗ để đốt lò sưởi trong nhà làm hao hụt vô số tài nguyên rừng, cũng vì vậy mà sức đề kháng con người ngày một yếu đi, thời tiết thay đổi là cảm, là ốm, hắt hơi, sổ mũi… làm cá tính con người trở thành rụt rè, nhút nhát, và lúc nào cũng sợ nóng, sợ lạnh, sợ gió mưa, bão bùng vv.. vì vậy nên khi làm việc hay học hành mới hay bị trì trệ, bỏ bê, không hoàn thành được công việc đúng thời hạn thì đó là cái khổ do dùng Hiện Đại. Còn đối với việc ngủ nghỉ thường ngày cũng bề bộn khá là “ vất vả”, trước khi ngủ thì bày ra đến khi dậy lại mắt nhắm mắt mở xếp cất, rồi có người lười thì cuộn tròn lại vất lại một góc giường hoặc để nguyên vậy, lúc khác ngủ tiếp và cái khổ nhất là cứ đến mùa  đông thì phải lo bày một đống chăn, gối, đệm … ra giường  một lúc 2,3 cái chăn; 4,5 cái gối. Rồi hè đến thì lại vất vả đổ mồ hôi, sũng quần áo để lột ra giặt, phơi, có những đồ giặt không được lại phải tốn tiền đem ra tiệm giặt, mất công tha đi rồi lại đi tha về, tiếp tục gấp, cất, rồi lau, rồi chùi..loanh quanh cái giường suốt ngày, suốt tháng, quanh năm thấy cực nhọc vất vả bao nhiêu. Tiếp đến sự tận hưởng các khu du lịch, nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ có những người sẵn sàng chi ra hàng chục triệu đến trăm triệu chỉ để phục vụ cho một giấc ngủ qua đêm. Như du thuyền trên Vịnh Hạ Long một đêm người ta chi ra 20 triệu cho một khoang buồng ngủ. Qua đây chúng ta thấy cái dục tham ngủ của con người nó tiêu  tốn không biết bao nhiêu tiền của mồ hôi công sức một cách lãng phí vô cùng, nhưng đâu phải vì vậy mà cơ thể được khoẻ khoắn, thư thái… mà ngược lại sau khi đi ngủ nghỉ về xong là cơ thể rời rạc, mỏi mệt, không muốn làm gì phải mấy ngày sau mới hồi phục lại. Và tệ nhất là từ khi có những nơi đó mới bắt đầu có nhiều cảnh “ông ăn chả – bà ăn nem” . “ Chán cơm thèm phở” nhiều đến vậy, cứ hễ ăn uống vui chơi no say xong tỉnh tỉnh mê mê đưa nhau về khách sạn, nhà nghỉ… còn nói dối là đi công tác xa để đi cặp kè ăn chả, ăn nem bên ngoài, hoặc những đôi vợ chồng trẻ, người yêu họ cũng chấp nhận nhịn ăn, nhịn tiêu tiết kiệm tiền để thỉnh thoảng “đổi gió”. Vì vậy lợi sinh càng nhiều thì tiêu dùng nhiều, mà tiêu dùng nhiều bao nhiêu thì khổ đau tăng theo nhiều bấy nhiêu.

  1.     DO TIÊU DÙNG MÀ THAM DỤC SINH

Càng  hưởng thụ thì lại càng ham muốn, đó là quy luật tất yếu của cuộc đời, của sự tiêu dùng, của guồng máy tham lam điều khiển. Tức là khi đã được ngủ ngon, ngủ đủ giấc (8 tiếng/ngày) nhưng người ta vẫn chưa biết đủ, họ còn muốn  ngủ cố, ngủ ráng. Đã đặt giờ báo thức nhưng đến đúng giờ thì lại tắt đi để ngủ thêm vài phút, có khi nguyên cả buổi vì đang trong “độ say”, nên đành bỏ học, quên làm. Những trường hợp này là sinh viên, học sinh, lao động tự do. Người ta thường nói: “việc hôm nay chớ để ngày mai”. Còn đối với thanh niên trẻ bây giờ thì toàn là ngược lại vì “ việc hôm nay chừa lại mai làm” mãi không hoàn thành được một việc gì tử tế, chỉ là hứa hẹn suông vậy nên mới khiến con người  ngày càng chậm chạp, lề mề, lười biếng…Làm cho mọi người không còn tin tưởng , trọng dụng, kính mến, thậm chí bị mọi người xa lánh bởi ai mà thích gần gũi người lười biếng bao giờ, hay có người vừa đi vệ sinh vừa ngủ, vừa đánh răng vừa ngủ, như còn có người mới đi làm về mệt thèm ngủ đến nỗi ăn cơm làm rơi cả bát đũa vì ngủ gật và nhất là những người được nghỉ học, nghỉ  làm họ lao vào ngủ triền miên, có lúc tỉnh dậy buổi tối tưởng buổi sáng, sáng lại tưởng tối, rồi ngủ đến lúc nào thấy đói thì mới dậy ăn, thậm chí ăn luôn trên giường để ăn xong ngủ luôn nên không tránh khỏi kiến bò lên giường, chẳng khác gì cái chuồng heo. Ngủ nhiều khiến cơ thể sanh nhiều bệnh, tâm trí bần thần, cơ thể mệt mỏi rã rượi …Khiến không làm được việc gì ra hồn. Như con có chị bạn làm kiến trúc sư, vì thường xuyên phải vẽ đồ án nên chị phải thức mấy ngày liền, nên đến khi buông bút giấy là chị “ ngủ như chết” không màng gì ăn uống, đến khi dậy thì giống như người trên mây, trên gió…đầu óc lẫn cơ thể cứ lờ mờ , lẩn thẩn không biết mình phải làm gì đi đâu do ngủ quá nhiều nên khi tỉnh dậy. Não hoạt động chậm nên chưa thể suy nghĩ hay làm bất kỳ việc gì ngay được. Và những người luôn ham thích việc đi chơi, đi nghỉ dưỡng thì hễ rảnh là họ lại rủ bạn bè người thân, người yêu… đi hết nơi này đến nơi khác từ trong nước ra nước ngoài để thay đổi không khí ngủ nghỉ. Ở các nước phát triển họ còn chế ra nhiều kiểu xe giống như cái nhà thu nhỏ, trong xe đầy đủ tiện nghi phục vụ cho việc ăn, ngủ, làm việc nên họ có thể đi đến bất cứ nơi đâu họ muốn. Còn ở Việt Nam thì trên tất cả phương tiện phục vụ cho việc đi đường dài, đi xa  thì có thể ngồi, có thể ngả lưng để ngủ, hoặc có xe giường nằm, xe vip 7-9 chỗ có ghế sofa êm để ngủ, rồi xe ô tô gia đình cũng vậy luôn có ghế êm, có chế độ hạ xuống thành giường nằm nghỉ, rồi tàu hoả, tàu thuỷ đề có khoang / buồng để ngủ và máy bay cũng có ghế hạng thương gia êm ái để ngủ ngon…nên tuy dân không giàu nhưng đi đến đâu cũng có chỗ ăn chỗ ngủ đầy đủ, vì vậy càng khiến người ta càng ham thích việc ngủ nghỉ nhiều hơn nữa. Nên ở nhà người ta thường sắm thêm nào các ghế võng tre, xích đu, ghế da, ghế sofa rộng, võng xếp, giường gấp, túi ngủ, ghế mát xa vv.. để ra lúc nào, bất cứ nơi đâu cũng có thể có được giấc ngủ. Chăn, ga , gối, đệm, cũng vậy không phải 3-4 bộ mà hàng chục bộ, mùa đông có kiểu mùa đông, mùa hè có kiểu mùa hè, khiến nhà ở giống như cái kho chứa hàng. Cho nên vì tham ngủ mà con người làm bao nhiêu cũng không đủ, được đồng nào sắm sửa cho giấc ngủ đồng ấy, vì thế tham dục càng nhiều thì khổ càng tăng, tốn nhiều thời gian, hại sức khoẻ, hại não, hại cả ý chí nghị lực tinh thần của con người.

  1. DO THAM DỤC SINH THÌ ĐẮM TRƯỚC SINH

Tức là do những cảm giác trong giấc ngủ sâu, ngon, dài, sảng khoái, thư thái…khiến mọi người sinh tâm đắm nhiễm vào đó. Từ thời các vua chúa lúc nào cũng có các ngự y luôn có nhiệm vụ lấy thuốc, sắc thuốc bổ cho vua uống để vua dễ ngủ, ngủ ngon, để có sức khoẻ lo việc Triều Chính. Thời nay các quan chức lớn họ cũng luôn lo cho sức khoẻ, lo cho cái ăn, ngủ phải được vẹn toàn , để họ sống hưởng thụ nên ở đâu có gì lạ, bổ, đắt đỏ, Linh chi, Nhân Sâm…là họ đều mua về tẩm bổ cho bằng được, còn chúng ta thì lúc nào cũng đóng khung, dính mắc, chấp chặt một ngày phải ngủ đủ 8 tiếng, nên hôm nào ngủ không đủ giấc là sẽ áp dụng chính sách “Đêm nay Bác không ngủ ngày mai Bác ngủ bù” bằng mọi cách phải ngủ lại cho kỳ được. Hay như ông bà, bố, mẹ ngày xưa khi xây nhà thì luôn muốn xây to, rộng để con cháu về chơi có chỗ ngủ nghỉ thoải mái nên có một số người nhà nghèo mà con cháu đông họ sợ con cháu về chơi không có chỗ ngủ nghỉ nên đi vay, mượn khắp nơi để xây sửa lại nhà, đến lúc nhà làm xong ngủ chưa được mấy giấc với con cháu thì đã ngã bệnh qua đời vì phải lo lắng trả nợ nhiều quá. Rồi con cháu phải gánh nợ thay cho ông, bà, bố, mẹ từ cái khổ này chồng chất thêm cái khổ khác, cũng chính vì mắc, đắm nhiễm vào cái ngủ. Còn ngày nay khi xây nhà thì luôn có một phòng trống để phòng có duyên sự gì đều sử dụng được không riêng gì phục vụ cho con cháu mỗi lúc đoàn tụ. Rồi có những người con họ sợ bố mẹ già khó ngủ, ngủ ít nên họ đầu từ vài trăm triệu mua ghế mát xa toàn thân cho bố mẹ dùng để dễ ngủ hơn. Những người trung niên còn phải lao động mà bị mất ngủ, thiếu ngủ là khiến họ lo lắng phải đi mua thuốc, ăn uống tẩm bổ các món ăn giúp cho dễ ngủ, uống sữa gì để giấc ngủ say vv..còn có người sợ ngủ gặp ác mộng nên khi ngủ họ bỏ cả dao dưới nệm , chiếu, hay còn tìm thầy vẽ bùa chú dán trong phòng ngủ, thậm chí còn mang trong người, vào gối nằm. Và nhất là trẻ em hầu như bố mẹ nào thấy con ngủ cứ hay giật mình, đổ mồ hôi trộm …là lo lắng con bị làm sao vội vàng đi tìm thầy, tìm thuốc hỏi han khắp nơi để chữa cho con vì vậy tốn hao không biết bao nhiêu là tiền của, mồ hôi công sức mà lại kèm theo cả sự bất an, lo lắng, sợ hãi vì con ngủ không ngon thì bố mẹ đâu có yên lòng. Cho nên vì quá xem trọng, dính mắc, đắm nhiễm mà khiến con người luôn sống bất an, bất ổn, vì họ luôn quý trọng giấc ngủ như vàng, như ngọc vậy nên mới nói “ăn được ngủ được là Tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo” là vậy.

  1. 7. DO ĐẮM TRƯỚC SINH RA CHẤP THỦ

Non sông dễ đổi

Bản tính khó chuyển dời.

         Một khi đã sinh tâm đắm nhiễm vào việc gì rồi thì chấp chặt, bảo thủ vô cùng  khó bề mà thay đổi, sự đắm trước này giống như cảm giác của những người “ Nghiện” bất luận là nghiện gì thì rất là khỏ bỏ được. Như chúng ta thường cho một ngày phải ngủ đủ 8 tiếng, không được ít hơn rồi chấp vào vị trí ngủ, ngủ lâu chỗ nào là phải ngủ đúng chỗ đó, nếu thay đổi là ngủ không được. Hay cả tư thế ngủ người ta cũng chấp nằm ngửa, nghiêng trái, phải, thì họ mới ngủ được, rồi chấp khi ngủ là phải có gối ôm, gác chân, có chăn đắp ngang bụng mới ngủ được, rồi phải có đèn ngủ, rèm cửa, bịt mắt hay nghe nhạc, xem tivi, rồi phải có người ngủ cạnh(trẻ em). Rồi trời lạnh thì đầy đủ chăn, ga, gối nệm, máy sưởi, lò sưởi v.v.. mùa hè thì phải có quạt điều hoà… mới ngủ được; thậm chí ở quê có người ban đêm trời nóng lại mất điện, họ còn ra ngoài nghĩa trang, ngoài ruộng lộng gió rồi nằm luôn trên mộ người chết để ngủ. Rồi nhiều người sạch quen rồi, giờ bẩn không ngủ được tức là chăn, ga, gối, đệm hơi có mùi là phải giặt liền, và họ còn chấp vào cả những nơi nghỉ dưỡng, khách sạn.. họ thường đến là tốt là chất lượng, thoải mái nhất nên rảnh ra là họ lại đến đó nghỉ dưỡng. Rồi những người hay phải làm việc, học tập suốt cả tuần đến ngày nghỉ là họ ngủ cả ngày vì họ chấp là họ phải ngủ bù cho cả tuần bận việc sẽ không có thời gian ngủ. Bởi vậy , vì chấp vào cái ngủ mà khiến con người trở nên kỹ tính, rườm rà, cầu kỳ, và còn hay cáu gắt linh tinh vì thế nên :

  1. DO CHẤP THỦ SINH RA ÍCH KỶ, NHỎ MỌN, HẸP HÒI

Sự thật là như vậy, không có gì đáng nói, khổ công chắt góp dành dụm mấy tháng lương mới mua được bộ ga gối như ý vậy mà chân bẩn đi đâu, lết đâu về không biết chui lên đây làm dơ bẩn hết cả, vậy là từ đó về sau ra vào khoá cửa phòng lại, không ai ra vào gì căn phòng của mình được, dầu cho gia đình có khách cũng không cho ngủ chung vì sợ nó đạp xơ, làm dơ bẩn, mồ hôi…dính vào, ai chết mặc ai coi vật dụng còn to hơn cả tình thân cốt nhục. Rồi một khi đã chuẩn bị đi ngủ, hay đang ngủ mà bị ai gọi nhờ gì thì vờ như không nghe, không biết gì mặc ai làm gì thì làm việc ta ngủ cứ ngủ. Hoặc đang ngủ mà có người gọi điện, gọi cửa thì cũng mặc kệ luôn. Như con có người Bá, Bá có 2 người con gái vì thương con nên luôn chiều chuộng từ bé đã chẳng phải làm gì chỉ lo ăn, ngủ, học hành, lo chơi, còn mọi việc trong nhà bố mẹ lo hết nên dần quen cái nếp sung sướng nhất là hễ nghỉ học là cho con ngủ thoải mái đến mấy giờ dậy cũng được, cho đến bây giờ 14-15tuổi  mà vẫn duy trì cái nếp ngủ nướng đó, đến nỗi bố mẹ thức dậy ăn cơm mà cứ lăn lóc qua lại, khó chịu, dục mãi mới chịu dậy làm bố mẹ phải phục vụ cho ăn, lại phải ngồi đợi, khiến nhiều lúc muốn cáu quay sang la mắng chửi con vì lười biếng, không giúp việc nhà cho bố mẹ mà chỉ biết ngủ, thậm chí không thích tiếp xúc với ai, chỉ thích ăn với ngủ, học có khi lấy lệ, dùng điện thoại suốt ngày, chẳng nói chuyện gì với bố mẹ khiến tình cảm gia đình trở nên xa cách, xã hội bị cười chê, dần biến mình thành kẻ ăn bám gia đình, gánh nặng cho xã hội, tất cả do sự chấp trước vào giấc ngủ.

  1. DO ÍCH KỶ, NHỎ MỌN, HẸP HÒI NÊN THỦ HỘ SINH

Phải giữ gìn từ giấc ngủ cho đến các phương tiện phục vụ cho giấc ngủ… đã gọi là ích kỷ, nhỏ mọn thì làm sao muốn chia sẻ cùng ai, giúp đỡ cho ai bằng mình được. Phòng ngủ của mình thì chỉ một mình sở hữu ra vào kháo cẩn thận , đồ dùng thì luôn sợ hư hao trầy xước, coi đồ vật còn hơn con người. Thuốc uống xong bỏ tủ, sữa uống xong cũng cất, ai có hỏi tên gì, hiệu gì cũng không muốn bày… đồ trong phòng ngủ của mình ai mượn cũng chẳng muốn cho mặc dầu mình không dùng đến. Rồi có người để bảo vệ giấc ngủ nên trước khi ngủ tắt điện thoại, khoá cổng, cửa để mọi người nghĩ mình đi vắng khỏi phải tiếp, rồi nhiều nhà thì chọn cách xây nhà tường dày, lắp cửa cách âm, còn có người khi ngủ đeo tai nghe, nghe nhạc ngủ để ai gọi không biết, mặc ai gọi mặc ai …Từ thời Vua chúa khi vua ngủ thì bên ngoài cũng có cả đội lính canh gác để vua ngủ được yên giấc. Thời nay nhà nào cũng kín cổng cao tường, gắn camera hay nuôi chó , còn các quan chức lớn thì khi ngủ cũng như thức luôn luôn có vệ sĩ bên cạnh bảo vệ suốt ngày lẫn đêm không sợ bị hãm hại thủ tiêu… Còn đến các loại phương tiện phục vụ cho giấc ngủ thì sắm đủ các loại tủ lớn, nhỏ, nhựa, gỗ thậm chí còn có nhà kho để chứa các loại này, mình không dùng, không xài cũng chẳng cho ai cứ để đầy tủ này tới tủ kia để làm đồ ăn cho chúng sinh (mối, mọt, kiến), có ai xin tỏ ra tiếc nuối, cứ giữ mãi đầy trong tủ, trong kho, đúng là ích kỷ, hẹp hòi.

        10-DO THỦ HỘ SINH NÊN MỘT SỐ ÁC PHÁP SINH:

Tức là do lúc nào cũng muốn bảo toàn cho giấc ngủ, không muốn ai làm phiền khi mình đang trong giấc ngủ nồng nên tìm cách như tắt điện thoại, khoá cửa phòng, nói dối bận việc…nên khi ai (bố mẹ) gọi điện mà thấy không nghe máy thì lo âu đủ thứ nên khi mở máy kiểu gì cũng bị la rầy. Hay như cảnh đi xe bus, xe khách… cũng vậy, người ta hay đeo tai nghe rồi ngủ nên không biết xe đi đến đâu rồi, vì vậy mà khiến không ít người bị móc túi, người thì vì ngủ quên để xe đưa đi mãi đến đâu cũng không biết, khiến khi dậy là giật mình rồi hớt ha hớt hải, vội vàng xuống xe, quên đồ trước sau, thậm chí còn bị lạc đường, không biết đi đường nào, lối nào, lại phải tốn tiền xe quay lại…

Rồi trong gia đình do chấp vật dụng ngủ nghỉ đó là của mình nên ai lỡ làm bẩn, hư hỏng thì ôi thôi! Giống như hoả hoạn cháy nhà, la hét om sòm, không còn gì trời đất bất kể là ai, lùa vào một mớ, khổ mình khổ người. Chửi lắm thì mệt, tăng huyết áp, tốn hơi tốn sức… còn người bị mắng, bị chửi thì bỏ đi mấy ngày, ngủ nhờ nhà bạn bè, anh em… cứ như vậy làm cho gia đình rạn nứt, chia lìa, dễ dẫn người ta đi vào những con đường tội lỗi nên nói : do thủ hộ mà một số ác pháp sinh là như vậy.

         11-DO MỘT SỐ ÁC PHÁP SINH THÌ TRƯỢNG KIẾM, ĐAO BÚA, TRANH ĐẤU, ĐẤU KHẨU, ÁC KHẨU, VỌNG NGỮ, NÊN MỚI CÓ ƯU BI SẦU KHỔ, GIEO THÙ KẾT OÁN NHIỀU ĐỜI. 

  • Trên thực tế cho chúng ta thấy:

Nghiệp dục ngủ của thân nó luôn chế ngự, sai khiến con người rất dễ dàng, dù bất cứ đâu hay thời gian nào, nên nó đã đem đến rất nhiều tai hại lớn cho con người một cách bất ngờ nhất, chỉ trong chớp nhoáng thôi là đã để lại vô số hậu quả khổ đau, khốc liệt cho cả đời sống vật chất lẫn tinh thần, thậm chí là phải bỏ cả tính mạng, khiến con người chỉ còn biết hoảng loạn rồi lãnh chịu hậu quả khổ đau đó chứ không thể nào trở tay kịp để có thể chống lại những sự hiểm nguy do dục tham ngủ gây ra. Bằng chứng chúng ta thấy rõ như: Từ thời vua chúa ngày xưa vì luôn đắm chìm trong cái ăn cái ngủ nên có nhiều vị bị mất nước, cướp ngôi, bị hoảng loạn nếu trong khi đang ngủ mà có thích khách đột nhập nên lúc nào cũng phải có lính gác cho vua ngủ được yên giấc. Rồi đến thời kỳ thế giới chiến tranh, ban đêm lính canh mà ngủ quên để địch lẻn vào doanh trại ăn trộm vũ khí, lương thực thì chắc chắn bị thủ tiêu luôn (làm gương cho người khác).         Hay thời kỳ chiến tranh của đất nước, chúng ta còn bị mang danh là “dân du kích- dân đánh lén” bởi do nhiều trận chiến, quân ta nghèo nên không có các thứ vũ khí bom, đạn, súng, ống… hiện đại để đánh giặc mà toàn là vũ khí thô sơ, vì vậy nên mới phải áp dụng “hạ sách” đánh lén, chờ cho địch ăn no ngủ say lơ là không đề phòng là quân ta ập đến đánh, khiến giặc trở tay không kịp, hoảng loạn bỏ tháo chạy để bảo toàn mạng sống. Kẻ thì bỏ mạng tại chỗ, vì tham ngủ mà bị thiệt mạng trong tích tắc là vậy.

Còn thời nay bởi cuộc sống quá ư bộn bề có quá nhiều thứ để người ta phải lo toan, tính toán, nên đầu óc con người không bao giờ được ngưng nghỉ, kinh doanh cái này, bán cái kia mở công ty này, lập nhà hàng nọ, thiết kế mẫu này, sản xuất cái kia vv…Trăm mối tơ vò liên doanh trong nước, nước ngoài. Nên đối với con người làm việc bằng trí óc nói riêng và tất cả mọi giai cấp trong xã hội ai ai cũng rất chú trọng cho giấc ngủ của mình cho nên mới dẫn đến tình trạng tham ngủ. Khổ vì cái ngủ, bởi sự ngủ nó là nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống con người, sau một giấc ngủ khoẻ sâu, dài thì mọi sự mệt nhọc lo toan cho cuộc sống dường như tan biến mà đem lại cho con người nguồn năng lượng sống mới, có thêm sáng kiến, đầu óc và thân thể được phục hồi. Cho nên có bao nhiêu tiền của con người lo sắm sửa thay đổi liên tục để phục vụ  cho sự ngủ nghỉ. Bởi họ quá mệt mỏi, quá tất bật, quá hối hả để chạy theo cuộc sống, chạy theo nhịp điệu tăng trưởng trong cuộc đời. Họ như con thiêu thân lao mình vào lửa dữ nên khi đã vào giấc ngủ mà bị ai đó làm phiền, làm thức giấc không thể ngủ lại được thì ôi thôi! Thiên đình nổi trận em còn không bằng. Tất cả chỉ vì cái tâm tham, phục vụ cho cái tấm thân này, nên dầu là người một nhà nhưng phòng nào biết phòng đó, không qua lại lấy đồ phòng này qua phòng kia gọi là “ Nước sông không phạm nước giếng” không được lộn xộn. Cùng trong một gia đình mà quanh năm suốt tháng ít khi nghe cười nói quá hơn là phòng trọ vì ai đâu biết đó chỉ có lúc ăn cơm là hội đủ gia đình, nhưng lắm lúc cũng thiếu người này hụt người  kia, hễ có chuyện gì thì  phòng trên gọi xuống phòng dưới nói dăm ba câu rồi lại thôi, đâu cần chạy lên chạy xuống chi cho mệt. Nhà 4-5 tầng leo được chừng đó cầu thang cũng hết hơi, cứ như vậy nên cuộc sống gia đình ngày càng xa cách. Bố mẹ  lo vùi đầu vào công việc rảnh được tý nào tranh thủ nghỉ ngơi, ngủ nghỉ, nên con cái ai nấy bảo vệ thế giới riêng của mình. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em ngày nay hư hỏng nhiểu. Bởi gia đình là nơi gắn bó  yêu thương, chia sẻ dạy dỗ chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ buồn vui trong cuộc sống nhưng do thời thế “Hiện Đại” đã lấy đi cái trách nhiệm này của những ông bố, bà mẹ lo vùi đầu kiếm tiền và chăm lo cho sự ngủ nghỉ của bản thân mà quên đi sự dạy bảo, yêu thương, chia sẻ…đến con cái là hư đi một thế hệ trong tương lai, tạo nên gánh nặng cho xã hội, cho đất nước.

Để thấu rõ hơn những sự khổ đau do tâm tham ngủ này chiêu cảm ra nó để lại hậu quả đau khổ thương tâm cho bản thân, gia đình và xã hội nhiều như thế nào chúng ta đi vào tìm hiểu xem một vài lãnh vực trong xã hội.

        – Ngành giao thông:

Đã có không ít những vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra vì tài xế đang lái vô tình ngủ gật. Làm mất kiểm soát tay lái để rồi gây ra biết bao cảnh tang thương về cả người lẫn của, thậm chí còn phải chịu tù tội. Như con có người em rể làm tài xế xe tải có lần phải đi làm đêm nên trong khi lái vô tình ngủ gật khiến đâm chết người, kết quả là phải ngồi tù 5 năm đã giảm án vì đầu thú để vợ mới mang bầu phải sống với bố mẹ chồng không có chồng bên cạnh phụ giúp làm ăn và phải một mình chăm con suốt mấy năm ròng rã, nhưng cái khổ tâm lớn nhất là đã khiến cho lương tâm của người em rể luôn bị cắn rứt, bị ám ảnh suốt cả cuộc đời vì đã tạo ra sai lầm quá lớn, chỉ do vài phút ham ngủ mà làm mất mạng người. Đó mới chỉ là một  mạng người bị chết do tham ngủ mà đã đem lại những sự khổ đau cho chính mình và cho nhiều người nhất là người nhà nạn nhân phải chịu cảnh mất đi người thân vậy mà còn có những vụ xe khách họ chạy đêm mỗi khi xảy ra tai nạn vì tài xế ngủ quên là hầu như vài chục  người chết, người bị thương nặng, còn có những vụ xe còn đâm vào cả người đi trên vỉa hè, lẫn vào cả nhà dân sinh sống, khiến họ hoảng sợ không dám sống mặt đường nữa vì họ sợ không biết bỏ mạng lúc nào, hoặc thời nay vẫn có nhiều cảnh đang ngủ trong nhà cũng bị tai nạn chết. Con có đọc báo có vụ xe khách 40 chỗ dang xuống chân cầu thì tài xế bất giác ngủ gật khiến mất kiểm soát lái lao luôn vào quán nước người đang ngồi uống nhưng họ nhìn thấy bỏ chạy kịp và xe đâm trực tiếp vào nhà dân sau cùng là đâm vào chú xe ôm đang ngồi ngủ trên xe  dưới gốc cây, khiến tài xế chết ngay tại chỗ, mấy chục mạng người trên xe người thì bị chết người thì bị thương nặng. Thật là thảm hoạ lớn lao, đau khổ vô cùng , vì một vài phút ngủ “ Khóc kẻ mất mạng cười cảnh bỏ mạng” thật ngang trái đúng là :

“ Sống tựa hồ như tuyết gá cành cây,

 Mới thấy đây sao lại mất đây,

Sáng còn đó đến chiều liền mất đó.

Đời giả đâu có chi gọi là có,

        Sống ngày nay ai biết được ngày mai”

         – Ngành y học :

        Trong các bệnh viện, các bác sĩ trong giờ làm việc cũng thường xuyên ngủ gà, gật , nhất là những người thường trực ca đêm, có khi ngủ tới độ bệnh nhân gọi cấp nước cũng không biết làm bệnh nhân phải bỏ mạng. Như con được nghe câu chuyện có thật đó là một vị thầy trước khi đi tu thầy đã có vợ và vợ đang mang bầu, đến ngày sinh nở đưa đi bệnh viện vào ban đêm nhưng vì bác sĩ trực ngủ say không biết gì nên khiến cả vợ và con của thầy đều bị chết luôn trên viện. Và còn có những ca phẫu thuật bác sĩ vừa mổ vừa ngủ gật làm rơi cả dụng cụ vào người bệnh nhân … thật không thể hiểu họ hành nghề cứu người hay giết người có bằng cấp  nữa!

         – Ngành giáo dục:

Trong các ngành thì ngành này có nhiều “ca” ngủ gà, ngủ gật, ngủ quên giờ giấc, ngủ quên tháng ngày… đối với tất cả từ giáo viên lẫn học sinh. Như thời con đi học, có lần trong giờ kiểm tra cô giáo đi coi được mấy vòng  rồi cô lên bục giảng ngồi dựng quyển sách đọc được một lát là ngủ gật luôn khiến học sinh tha hồ “Chép bài” kiểm tra chứ không phải “ Làm bài” kiểm tra. Rồi nhất là học sinh lúc nào cũng thích ngồi bàn cuối hoặc ngồi góc tường nào khuất có chỗ tựa lưng là y như rằng ngủ không cần biết giáo viên ở đâu, đang dạy cái gì,  hay mình bị ghi sổ, bị kiểm điểm ra sao bất chấp tất cả cứ ngủ rồi có lúc cô giáo đi xuống gõ bàn, đứng bên cạnh mãi vẫn cứ ngủ, khiến cô phải lay mình mới tỉnh dậy. Hay có nhiều người ngủ quên đến 6-7 giờ tối mới lết dậy. Đi học buổi trưa về ăn xong rồi ngủ mãi đến tối mới dậy thì lại tưởng là sáng rồi lật đật sắp sách vở thay quần áo để đi học và cũng có cảnh mắt nhắm, mắt mở chưa tỉnh hẳn, nên đi người không đến lớp tới nơi mới phát hiện không mang cặp lại hớt hải chạy về lấy…Nên vì tham ngủ mà khiến nhiều học sinh học hành chểnh mảng, sa sút vì ngủ nhiều não không làm việc, không có sự tư duy suy nghĩ nên khi kiểm tra hay thi cử là chỉ lo đi phô tô “ Tài liệu”, “ Phao” hoặc đành phải áp dụng định lý  “pitago”. Ta liếc + bí ta ngó chứ không thể nào tự làm bài được dần mới trở thành không thích học, chán học, lười học nhiều khi còn bị các bạn chê cười gọi là:  “Não Phẳng” thậm chí thầy cô nhiều lúc chán không muốn dạy rồi nói mỉa, nói móc, gọi điện cho bố mẹ trách móc không dạy con làm bố mẹ xấu hổ bực tức quay ra chửi mắng, đánh đập con rồi bắt đầu cấm đoán không được đi đâu khỏi nhà ngoài giờ đi học, không được dùng điện thoại lẫn xem ti vi quá giờ. Từ đó dẫn tới con bị ức chế, dẫn đến bỏ học đi chơi biệt tích khiến thầy cô, bố mẹ, bạn bè… phải khổ sở đi tìm, đi kiếm. Còn sinh viên thì khi học không học đến lúc thi thức trắng mấy đêm để cày nhưng đâu lợi ích gì vừa cày, vừa ngủ. Thôi đành nộp tiền học lại và còn có cả những người thuê, mượn người đi điểm danh, đi học hộ, còn mình ở nhà ngủ, thật đúng là sự cám dỗ của ‘ Ma ngủ”  khiến con người  lười biếng, dối trá, lừa lọc lươn lẹo, nên khi bước chân vào đời khiến họ phải nịnh bợ , ton hót, phải thiện xảo hơn qua việc đút lót, hối lộ vv…từ cái tham nhỏ sinh ra cái tham lớn, từ sai lầm nhỏ tạo thành cái sai lầm lớn khiến con người luôn sống vô trách nhiệm đối với chính mình, với mọi người, lúc nào cũng chỉ biết sống dối trá, lừa đảo, rồi hãm hại lẫn nhau, chà đạp lên nhau không thương tiếc để rồi người nào cũng sống trong cảnh khổ đau cả về thể chất lẫn tinh thần.

        – Ngành kinh tế:

        Cũng có không ít người, nhân viên nhập số liệu kiểm kê vào máy nhưng vì nhập số lượng lớn hoặc ngủ không đủ giấc nên khiến mắt mỏi mệt, rồi ngủ gà, ngủ gật, lúc tỉnh lúc mê, làm nhập sai số liệu, nên bị phạt, bị khiển trách, bị trừ lương rất nặng , thậm chí bị đuổi việc nếu ngủ quên trong giờ lẫn  làm sai nhiều lần. Còn có nhiều trường hợp công nhân điều khiển máy ngủ quên bị máy nghiền nát tay, chân, làm thiệt hại sinh mạng và tốn hao không biết bao nhiêu tài sản.

Và do khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên các loại gỗ rừng quý (Lim, táu, sến…) để làm giường,  tủ, sàn , rèm cửa…Khiến cho tài nguyên rừng, Lá Phổi xanh của Trái Đất của con người đang ngày một cạn kiệt, làm cho lượng các loại khí độc ngày một tăng và ứ đọng trong không khí cả ngày cũng như đêm khiến gây hại đến sức khoẻ con người và sức đề kháng trầm trọng, làm gây ra nhiều trận thiên tai, dịch bệnh khóc liệt như Sack (2003) , Ebola(2015) và gần đây nhất là Covid ( 2019)  hầu hết những con virut đó đều giết hại con người từ phổi, và chúng đang biến thể ngày một mạnh mẽ và kinh khủng hơn nữa, khiến số lượng người thiệt mạng cũng vẫn đang ngày một tăng chóng mặt, vì thế mà lại khiến cho các loại khí độc thải ra nhiều vô kể ở khắp mọi nơi trên Thế Giới vì lượng người chết bị đem đi thiêu quá lớn nên cũng làm cho Trái Đất thay đổi khí hậu một cách nhanh chóng theo chiều hướng tiêu cực. Khí hậu luôn thất thường , không còn đúng theo thời gian các mùa mà thay đỏi thất thường rất khắc nghiệt, khi nóng thì như lò thiêu, lò đốt, khi lạnh thì buốt thấu xương, cũng vì nạn chặt phá rừng bừa bãi mà phải hứng chịu những trận mưa lũ kéo dài liên tục suốt mấy tháng ròng, còn bị lụt nhấn chìm nhiều nơi làm thiệt hại về người và của rất lớn.

        – Ngành du lịch, nghỉ dưỡng:

Ngày nay ngành này đang là xu thế phát triển ở nhiều nơi, hiện tại ở Việt Nam phát triển nhất là ở Thành phố Hạ Long – Quảng Ninh. Từ một thành phố có nhiều đồi núi và cây xanh lâu năm giúp cho khí hậu ở đó lúc nào cũng mát mẻ, dễ chịu, còn được mệnh danh là “Hạ Long Xanh”, vậy mà đến những năm gần đây, vì được UNESCO công nhận là di sản văn hoá đứng thứ hai thế giới, mà từ đó không biết bao nhiêu nhà kinh doanh khắp trong ngoài nước đổ xô về đầu tư xây dựng lên các chuỗi các khu du lịch nghỉ dưỡng lớn nhỏ, nào là khách sạn, nhà nghỉ, homstay, khu sinh thái.v.v. Khắp trong thành phố đâu đâu cũng có chỗ phục vụ cho cái ăn, ngủ, chơi bời v.v.chủ yếu phục vụ cho các du khách khắp nơi trong nước và nước ngoài, họ rất thích đến Vịnh tham quan rồi vào Thành phố nghỉ dưỡng và khổ nỗi ai đến cũng khen và ca ngợi “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”, hay còn có người gọi là “Việt Nam thu nhỏ”. Chính vì vậy mà khiến các nhà đầu tư thích thú, họ lại càng xúc tiến quá trình thi công xây dựng đổi mới, san đồi, phá núi, lấp biển, làm đường, dựng đảo, chặt phá cây v.v. nhiều hơn và nhanh hơn nữa, họ làm không kể ngày đêm khiến Thành phố luôn tràn ngập trong khói bụi suốt mấy năm trời, vì thế chỉ trong vòng vài năm đã biến từ một “Thành Phố Xanh” trở thành “Thành Phố bê tông hoá”. Nhưng cả người dân lẫn du khách đều thích điều đó để rồi “nhìn ngoài thì bóng bẩy, bên trong thì bệnh tật”. Bởi do bây giờ hễ cứ mưa lớn là ngập lụt, đó là điều rất hiếm thấy, hiếm khi xảy ra với Thành phố trước kia. Thậm chí có trận lụt kỷ lục mà suốt 40 năm chưa hề xảy ra (2017), mưa lụt nhấm chìm mọi ngõ ngách trong Thành phố không đi lại được từ nơi này sang nơi khác cũng đều do đồi núi bị san, cây cối bị chặt phá quá nhiều để làm khu nhà nghỉ, khách sạn, chung cư, khu vui chơi trên đỉnh đồi, và nhất là không khí ngày một ô nhiễm và còn kèm theo sự oi bức, nóng nực, khó chịu, khắc nghiệt, tất thảy đều do phục vụ cho nhu cầu ăn ngủ của con người mà chiêu cảm ra.

         -Trong gia đình:

Như đã nói ở phần trước, do đời sống vật chất quá phát triển khiến mọi người chạy theo các bóng danh lợi ấy mà quên đi mất mình đang là ai và phải có trách nhiệm như thế nào trong gia đình, trong việc dạy bảo con cái. Bố mẹ chỉ biết lao đầu vào kiếm tiền và thật nhiều tiền khiến không màng gì tới con cái như thế nào… nên suốt ngày chúi đầu vào ăn, ngủ, chơi bời, không lo học hành, ra xã hội đua đòi lêu lổng, ăn chơi trác táng, thầy cô phản ánh, lối xóm chê cười. Lúc đó mới ngó ngàng tới con cái đâu còn kịp nữa, chửi mắng cũng vậy thôi, chứng nào vẫn tật đó, ngủ cứ vẫn ngủ, chơi cứ việc chơi…lớn lên thành kẻ bê tha, lười biếng không chịu làm gì, tụ tập chơi bời, phá làng, phá xóm, ăn bám gia đình…

Rồi cũng vì cái tật ham ngủ nên vừa nấu ăn vừa ngủ nên khi ngửi thấy mùi khét mới giật mình tỉnh dậy chạy vội chạy vàng, có lúc còn bị bỏng, thậm chí còn xảy ra hoả hoạn.

Hay cũng có những trường hợp tai hoạ ập đến do dùng thiết bị hiện đại để phục vụ cho giấc ngủ như trường hợp bà con ở quê bị bệnh, chỉ có ông bà ở với nhau nên mẹ con phải về chăm bà, đúng mùa đông nên phải mua đèn sưởi để sưởi cho bà ban đêm, có lần bà đang ngủ thì chăn bông rơi vào đèn sưởi khiến bốc cháy nguyên góc phòng bà, bà cũng sém chết cháy nếu mẹ không cứu kịp thời. Còn ông ngủ say tới nỗi mẹ gọi cửa phòng ông báo cháy mà ông cũng không tỉnh, tới sáng dậy ông mới biết nhà bị cháy (vì ông kêu mất ngủ nên tối hôm dó mẹ massage cho ông nên khi ngủ được là ông ngủ tới nỗi không biết gì như vậy). Rồi biết bao gia đình do ngủ say nên bị trộm lẻn vào nhà trộm hết đồ đạc mà không hề hay biết gì.

Cũng do dùng quá nhiều thiết bị hiện đại ,nên cơ thể chúng ta dễ bị cảm, ốm, sốt, ho liên miên khi đến hè và do khai thác quá nhiều khiến đất trống đồi trọc do vậy thiếu sự quân bình. Lượng chất độc thải ra trong không gian quá lớn mà lượng oxy lại thiếu hụt nên khiến con người hay bị ho hen, mắc các bệnh về phổi, khiến khí hậu ngày càng trở lên khắc nghiệt, có những nơi mùa lên tới 49-50 độ vậy nên mới hay xảy ra những trận bão tố, dông lốc, mưa đá, lũ lụt, tất cả đều xuất phát từ lòng tham của con người. Có những cảnh gia đình đang ngủ thì nước lũ ập đến bất ngờ cuốn trôi luôn cả người lẫn của chỉ trong một đêm như ở Sơn la, Lào cai (2017) hay như ở Hạ Long Quảng Ninh từ những năm thành phố bị “bê tông hóa” từ đỉnh đồi xuống, khiến  những nhà ở vùng đất sát đồi, chân đồi ban đêm mưa lớn sạt lở đất, làm cho nhà cửa sụp đổ, có nhà bị bỏ mạng .v.v.. còn những nhà sát ở dưới đồng bằng sát chân đồi thì cứ hễ mưa lớn là đất đá trôi từ đỉnh đồi xuống khiến đường đi nhà cửa lúc nào cũng bẩn thỉu toàn là đất và còn tạo thành những “ổ voi, ổ trâu” ngoài đường khiến hay xảy ra tai nạn giao thông.v.v… tất thảy do chúng ta sử dụng lượng điện nước quá lớn cho việc ngủ nghỉ, không nhà nào không có điều hòa, bao nhiêu phòng thì bấy nhiêu máy rồi quạt phun sương, quạt nước v.v… nên chiêu cảm ra những thiên tai bão lụt khiến con người không sao chống cự hay trở tay không kịp khiến mất của, thiệt mạng, thật là đau khổ.

-Đối với giới văn nghệ sĩ:

Thì việc ngủ nghỉ bội phần cực khổ , vì lưu diễn chỗ này chỗ kia, vùng này miền nọ, nước trong cho tới nước ngoài, nên thời gian ngủ không nhất định, múi giờ chênh lệch họ không thể ngủ được thì tinh thần rã rượi, mệt mỏi, uể oải, như vậy làm sao “Cống hiến” tài khả năng của mình cho khán giả cho nên khiến họ phải tìm đến các loại thuốc nhẹ thì an thần, thuốc ngủ…hoặc rượu, bia, nặng hơn thì sử dụng chất cấm vì vừa ngủ được lại phục hồi sức khỏe  nhanh cứ như vậy dần già họ trở thành  “con nghiện”. Thật đáng thương thay sự nghiệp giới văn nghệ sĩ này như hoa phù du sớm nở tối tàn, chỉ được một vài năm đỉnh cao của sự nghiệp sau rồi mãi núp mình sau ánh đèn sân khấu lại mang biết bao bệnh tật hiểm nghèo, sanh nghiện ngập bia, rượu … tất cả cũng khởi nguồn từ sự ngủ nghỉ mà ra.

Đối với mỗi tự thân ( các thành phần khác trong xã hội)

Những con người “nhàn cư vi bất thiện” thì đâu có việc gì làm chỉ còn biết mỗi việc là ngủ thôi, ngủ nhiều cơ thể sinh ra lười biếng, chẳng muốn làm gì, mà đói thì cũng không sao ngủ được, còn cách vửa khỏe, vừa nhanh là đi ăn trộm, ăn cắp, bởi ông cha đã dạy “một đêm ăn trộm bằng ba năm làm” nên tính đường trộm cắp là mau ăn nhất, mới đầu thì sơ sơ, sau quen dần thành ăn cướp rồi tạo lập băng đảng chuyên hà hiếp người khác, làm điều bất nghĩa, bất lương lại thành kẻ ác nhơn quái đản ai cũng sợ, ai cũng lánh xa, do bởi sự tham ngủ nghỉ cả thôi.

–       Những thành phần “cái bang” trong xã hội vì sống cảnh vô gia cư lấy cầu cống, công viên làm nơi trú ngụ, mái hiên, lề đường ngủ qua đêm, nên họ thường tranh giành nhau “lãnh thổ”, ai to khỏe thì bắt nạt người ốm yếu dành chỗ khô ráo, kín đáo, bằng phẳng v.v… nên nhiều người tối không ngủ được đợi sáng ngày mấy người kia (to khỏe) đi thì mình mới ngủ nên chúng ta thường thấy các buổi sáng có nhiều cảnh còn ngủ dưới các chân cầu, đường đi bộ v.v.. sau này các thành phố bắt đầu áp dụng các chính sách 3-0 để thành phố đó được gọi là thành phố trực thuộc trung ương, nên dần dần mới bớt (chưa hết hẳn) các cảnh ngủ lê lết công viên, chân cầu, vỉa hẻ…đó là mỹ quan, là nét đẹp, nét văn hóa của một đất nước hay sao?

Cuộc trần thế biết bao nỗi khổ triền miên vô cùng vô tận, bởi họ đâu có nơi nào giải tỏa, đâu có ánh sáng nào soi đường chỉ lối cho họ đi, nên cuộc đời cứ từ bóng tối đi vào bóng tối, từ khổ đau muồn phiền dẫn đến sự quên thân,..cuộc đời thật oan trái, bể dâu!

*  Còn chúng ta những con người thích tử , luôn có ánh sáng soi đường tỏ lối thì hành xử như thế nào đối với việc ngủ nghỉ này, chúng ta hãy theo dọc hành lang cùng tìm hiểu một đôi nét về “ mặt trời lặn sau ngưỡng cửa thiền môn”.

Dầu là ai đi chăng nữa thì chũng ta vẫn là con người cùng đầu đen máu đỏ như nhau, cùng lòng dục, lòng tham đâu khác, nhưng hôm nay đầy đủ phước duyên rẽ lối đời khoác nâu sòng nhập đạo, với chí thượng giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau, sớm tối lắng tâm mình theo lời kinh tiếng kệ, nhưng nào hay đạo đời trong làn tơ kẽ tóc “phật nhất xích, ma cao nhất trượng”, nào đâu thoát được lưới danh lợi bủa vây, lại đường cũ theo lối chân xưa, chôn vùi mình vào miếng ăn, giấc ngủ, lời phật dạy tan tành mây khói. Còn đâu nữa những người con thích tử ba y, một bát sống đời thong dong, ngày hành thiền tối gốc cây tĩnh tọa thay vào đó đời xa hoa, phù thế, đắm lợi, danh sâu như vực thẳm, niên cao lạp trưởng bao nhiêu thì danh lợi càng nhiều, phải chăng đây là đời sống “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo” hay mượn đạo tạo đời sống đời xa hoa?

Ngay bản thân con khi còn ở Chùa là một con “ma ngủ”. Tối nào học bài cũng ngủ gà, ngủ gật, ngủ không kịp tắt đèn, nhiều lúc bị sư phụ la “ làm gì tới nỗi không tắt được cái đèn mà ngủ” rồi tới giờ dậy đi công phu khuya, đã ra đánh răng rồi vậy mà không hiểu sao lại leo lên ngủ lại, vậy là được “ hưởng quả” ngay liền chưa dừng lại ngang đó, cũng vì cái nghiệp ngủ này mà thay vì người ta học 3-4 tháng là thuộc hai thời công phu còn con 3 lần 9 tháng  mà chưa ra gì vậy là đâu được thọ giới, rồi những buổi chiều (vào hạ) tụng kinh gió mát mát cũng ngủ quên cả đánh mõ, làm ảnh hưởng tới công phu của chúng, rồi các bạn cùng  lớp do ở Chùa mỗi lần các ngày lễ lớn rất nhiều việc, phật tử đông nên dầu qua lễ rồi nhưng “dư âm” mỏi mệt, thiếu ngủ, ôi thôi đi học ngồi khoanh tay trên bàn ngủ ngon lành, không biết gì trời đất, tối sáng, thầy giáo gọi dậy “treo mùng ngủ khỏi muỗi” còn các học tăng thì trốn vào trong liêu (phòng) của các sư huynh trong trường ngủ qua tiết rồi mới ra học tiếp.

Cho đến lúc con vào tu viện nhập thất lần đầu tiên 1 tuần ôi thôi! ở Chùa ngủ quen mắt rồi nên vào đó có bao nhiêu “chiêu trò” đưa ra áp dụng hết để chiến đấu lại với “ma trận ngủ” này, vậy mà có hôm không thể qua nổi con phải chui vô trong góc bàn ngủ được chừng 5-7 phút gì đó nó mới qua, mới tĩnh hồn trở lại. Còn cô Thanh Như kể với con “cô buồn ngủ tới độ đi trên thềm thất mắt nhắm, mắt mở bước hụt chân té xuống đất trầy trụa tay chân, đau ơi là đau nhưng xấu hổ quá “bò”nhanh vào thất …còn có tu sinh đi đụng đầu vào bờ rào thép, cứ đi trong vô thức vậy, thân thì đi mà tâm ngủ đến khi đụng đầu vào mới tỉnh. Đúng là “ dục ngủ, ma ngủ” nó gắn liền theo sát với con người chúng ta như hình với bóng không hào ly tách rời, chỉ sơ hở tích tắc là nó hạ gục chúng ta liền. Điều này đã được phân tích trong phần 11 ác pháp và dẫn chứng một vài ngành nghề trong xã hội trong nếp sống già lam. Qua đó cho chúng ta thấy sự tham ngủ nghỉ đem tới cho mỗi con người vô cùng to lớn, nếu một người mà quá tham đắm ngủ nghỉ thì sẽ sanh ra vô minh, trở thành lười biếng, chậm chạp, nhút nhát, lề mề…và còn trở thành con người sống vô trách nhiệm với chính mình và với tất cả mọi người xung quanh. Làm mất đi tư cách sống đạo đức của một con người, mất đi ý chí nghị lực, trí tuệ, còn về sức khỏe thì lúc nào cũng uể oải, bần thần, mỏi mệt rã rượi còn hay bị mắc bệnh béo phì, đi lại khó khăn càng thêm lười biếng, dần trở thành kẻ đần độn, ngu si, không biết suy nghĩ chín chắn, nên không làm được việc gì lớn và còn trở thành kẻ ăn bám gia đình, gánh nặng xã hội. Sống như cây tầm gửi, mang tiếng gia đình, hổ danh đất nước, còn đối với người tu hành chúng ta nó khiến ta không còn tỉnh táo để phán xét mọi việc đúng sai, thiện ác trên bước đường ly dục ly ác pháp, ở điểm này đức Trưởng Lão đã dạy trong thiền căn bản : “chính nó khiến tâm ta không tỉnh giác nên thường ở trong tà niệm, sanh ra nhiều duyên làm đau khổ cho mình, cho người. Chính nó khiến tâm ta làm càn, làm bậy, thiếu suy tư, thiếu cẩn thận, nên thường mắc phải lỗi lầm, chính nó khiến tâm mù mờ, không thanh thản an lạc vô sự vì thế sanh ra loạn tưởng, trạo hối. Chính nó khiến tâm ta mất bình tĩnh, thiếu sáng suốt, vì thế dễ sinh ra giận hờn, đau khổ, nghi nan, phiền toái, không thấu rõ các ác pháp. Chính nó khiến cho tâm chúng ta rơi vào 5 loại vô ký:.

1.Vô ký hôn trầm: tức là ngồi một lúc gục xuống rồi lại ngẩng lên.

2.Vô ký thùy miên: tức là cúi dần xuống , quẹo cổ qua một bên và ngủ thiếp đi

3.Vô ký mộng tưởng: tức là chợt quên, khi quên thì tâm không còn tỉnh giác , vọng niệm liền khởi.

4.Vô ký hôn tịch: tức là lúc mê, lúc tỉnh, mơ mơ, màng màng, lúc nhờ lúc quên trong khi tu tập.

5.Vô ký ngoan không: tức là trạng thái mộng tưởng kéo dài gọi là ngoan không (không mơ) . Đây là nguyên nhân phát sanh trí tuệ tưởng giải.

Chính nó lặng đi, khiến ta tọa thiền mất tự chủ, thân nhúc nhích, rung động, làm cho thân không bất động khó nhập chánh định rơi vào tà định và cũng chính nó khiến cho chúng ta không giữ gìn giới luật đức hạnh một cách nghiêm chỉnh được, sẽ không tránh khỏi việc bị phạm vào cả 10 giới đức thánh sa di đó là:

       (1)Giới đức thánh hiếu sinh:

Chúng ta ngủ nhiều sẽ làm hại chính thân tâm mình và còn khiến cho mọi người xung quanh trở nên ác cảm, khó chịu, khi tiếp xúc với một con người lười biếng chỉ biết ăn với ngủ, rồi vì muốn ngủ nhiều nên phải ăn ngon, ăn nhiều “ăn no ngủ kỹ”, vì thế mới khiến người ta giết hại mạng chúng sanh nhiều đến vậy. Khi ngủ say nằm lăn qua, lăn lại, làm chết chúng sinh, hoặc có người đi kinh hành mất tỉnh thức té ngã gãy chân hoặc đập đầu vào gốc  cây v.v..

       (2) giới đức thánh ly tham ( không trộm cắp):

Tham ngủ sẽ khiến chúng ta ngủ quá giờ giấc tu tập hoặc ngủ phi thời trong giờ tu, đó chính là “ ăn trộm giờ tu, ăn trộm giờ Phật”.

       (3) giới đức thánh thanh tịnh:

Vì ăn chơi nhiều mới sinh ra ngủ nhiều, mà ngủ nhiều sinh ra lòng dục nhiều, do vậy người tu mà ngủ nhiều, ngủ say sẽ không giữ được giới đức này trọn vẹn.

        (4) giới đức thánh thành thật :

Tham ngủ sẽ khiến đầu óc chúng ta lu mờ, không còn tỉnh táo, nó sẽ khiến chúng ta chui vào chỗ nào kín, khuất để nó bắt ta ngủ, khi bị người kiểm tra gọi dậy lại nói dối là tôi bị bệnh hoặc đêm qua tôi mất ngủ vv…

       (5)Giới đức thánh minh mẫn:

Chắc chắn ngủ nhiều sẽ kiến đầu óc chúng ta ngày càng trở nên ngu si, đần độn, không còn nhanh nhẹn, mà trở thành lười biếng, chậm chạp, lề mề, rụt dè, nhút nhát, sợ sệt…không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, không làm được việc lớn, và không thể tu hành giải thoát.

       (6)Giới đức thánh tự nhiên:

Để phục vụ cho cái ngủ thì phải bày ra đủ thứ đồ dùng, vật dụng, thiết bị hiện đại, cái gì cũng phải đẹp, sịn nên khiến ta không giữ gìn được giới đức này.

       (7)Giới đức thánh trầm lặng, độc cư:

Tham ngủ cũng sẽ khiến chúng ta thích nghe nhạc buồn, du dương thì ngủ mới ngon, dễ ngủ. Và còn một số người thích đến nhà nghỉ, khách sạn, như một số tu sĩ và Phật tử đại thừa.

       (8)Giới đức thánh thanh bần:

Vì muốn cho giấc ngủ thật ngon giấc thì lúc nào cũng muốn nằm giường êm, nệm ấm, gối mền mềm mại… rất là cầu kỳ, rườm rà để phục vụ cho việc ngủ.

       (9)Giới đức thánh không ăn uống phi thời:

Thường ngủ nhiều khi dậy sẽ hay đói bụng, rồi sẽ ăn linh tinh, ngủ dậy lúc nào là ăn luc đó y như loài động vật (heo).

       (10)Giới đức thánh không cất giữ của cải tài sản, tiền bạc:

Chắc chắn phải có tiền mới mua được đồ đạc, tiện nghi, mới đi khách sạn, nhà nghỉ để phục vụ cho cái dục tham ngủ.

Vậy nên, nếu chúng ta còn tham đắm, dính mắc vào cái ngủ thì nó sẽ khiến chúng ta vi phạm cả 10 giới đức thánh Sa Di này. Mà nếu chúng ta vi phạm vào giới cấm thì con đường tu hành cầu giải thoát không bao giờ có ngày tới đích.

Vì vậy, dầu ở môi trường nào, đời hay đạo, Tăng hay Tục, nếu chúng ta cứ mãi đắm chìm trong sự ngủ nghỉ, lấy đó làm niềm vui thì thật là nguy hiểm vô cùng, tai hại vô tận bởi nó đem đến rất nhiều sự khổ cho thân cũng như tâm, ảnh hưởng đến sức lực cũng như trí lực cho tự thân, ảnh hưởng đến gia đình, gánh nặng cho xã hội. Cuộc đời này có gì vui đâu, cười đó, khóc đó, một ngày trôi qua là một ngày cận kề với cái chết, vậy há còn ham chi ngủ nghỉ.

              Ngày nay lại đã qua rồi

                Mạng căn huyết mạch lần hồi khô khan

            Dường như cá cạn ở ao

    Khổ thêm thì có lại nào vui đâu

           Cần tu như lửa cứu dầu

              Chớ nên phóng dật hàng đầu nhớ cho

                           Chiếc thân mỏng mảnh vô thường

    Sáng còn tối mất lo phương tu hành.

        Vì thế, chúng ta cần phải ĐẬP DẸP, TRỪ KHỬ cho bằng được tâm THAM NGỦ, đừng để nó RÌNH RẬP rồi vùng lên điều khiển chúng ta, biến chúng ta thành kẻ nô lệ của nó, tức là chúng ta phải ĐOẠN DIỆT TẬN GỐC ÁITHỌ về NGỦ, mà muốn đoạn diệt ÁITHỌ về NGỦ thì chúng ta phải đi thứ tự từng bước như: TỨ CHÁNH CẦN, TỨ VÔ LƯỢNG TÂM, TỨ BẤT HOẠI TỊNH. Mà muốn tu tập ba pháp này thì phải đi thứ tự các pháp như : PHÒNG HỘ – NGĂN CHẶN – TRAU DỒI – ĐOẠN DIỆT. Có tu tập theo các pháp này thì mới giúp chúng ta đoạn dứt được lòng tham đắm ngủ nghỉ. Sau đây là phương pháp thực hành cụ thể:

                          1-CÁCH PHÒNG HỘ (HỘ TRÌ):

Do bởi nhu cầu ngủ nghỉ là điều không thể thiếu đối với con người nói riêng và tất cả muôn loài hữu tình nói chung nên nó dễ lôi cuốn, cám dỗ chúng ta đi vào sự tham đắm, vậy nên chúng ta không nên giao lưu, thân cận đối với những người không cần thiết vì từ sự giao tiếp này là nguyên nhân để chúng ta luôn chìm sâu vào sự ham ăn, ham ngủ. Gặp gỡ rồi thì chén tạc, chén thù, no say lăn ra ngủ ngày này qua ngày khác. Ăn luôn đi kèm với ngủ, không tách rời nhau. Không nghe nhạc nặng, nhạc nhẹ vì đó là môi trường cho chúng ta đi vào giấc ngủ triền miên. Không dùng đồ ăn, thức uống có chất kích thích bởi đo cũng là nguyên nhân dẫn đến mê say giấc ngủ v.v…Nói chung không gì hơn là chọn môi trường “độc cư” để có sự phòng hộ tốt nhất như lời của đức Phật:

 

“ Với thân không hộ trì                   Nhiếp phục cùng chế ngự

  Bị tà kiến chi phối                         Hôn trầm và thuỳ miên

  Bị hôn trầm thuỳ miên                 Vị Tỳ Kheo như vậy

  Nhiếp phục cùng chế ngự            Vượt qua khỏi ác thú

  Kẻ ấy bị rơi vào                             Với thân tâm an trú

  Uy lực của Ma Vương                  Đi đứng hay ngồi xuống

  Do vậy hộ trì tâm                          Tỳ Kheo An Trú Niệm

  Sở hành Chánh Tư Duy              Trước sau được thù thắng

  Đặt Chánh Kiến hàng đầu           Vượt tầm mắt Ác Ma

  Rõ biết tánh SANH DIỆT

  • è Qua những lời dạy trên đây của đức Phật đã cho chúng ta thấy: muốn phòng hộ không để cho giặc thuỳ miên, hôn trầm chế ngự thì chúng ta cần hộ trì thật vững vàng nơi thân tâm. Có như vậy thì mới mong có ngày chiến thắng được giặc Ngu Si, Ám Độn, Thuỳ Miên, Hôn Trầm này. Bằng không chúng ta mãi mãi là kẻ chiến bại trên bước đường tu hành giải thoát. Có làm chủ được thân tâm, làm chủ được sinh tử, luân hồi cũng từ đó. Cho nên chúng ta cần phải siêng năng phòng hộ, hộ trì bằng các cách sau:

Về thân : Gồm có 2 phần cần phòng hộ đó là:

+       a/ Thuộc về khẩu Ăn Uống:

Không nên ăn uống quá nhiều những thực phẩm có tính chất mát, an thần, và khi ăn uống thì không nên ăn uống quá ít hay quá nhiểu.Bởi ăn ít khiến cơ thể mau đói làm nguột người sinh buồn ngủ trong trạng thái mệt mỏi, mất sức, còn ăn nhiều quá cũng sẽ khiến sinh ra dục nhiều, dẫn đến việc lúc nào cũng thèm ngủ, ngủ gà, ngủ gật như người nghiện.Làm cho đầu óc ám độn , không còn minh mẫn , sáng suốt mà lúc nào cũng uể oải , lờ đờ, bần thần, lười biếng…

        b/ Thuộc về thân Hành Động

không nên lao động nhiều và lao động quá sức. Nên nhớ : Lao động để mà tu chứ không phải lao động để Hết Công Việc. Tu tập là sự lao động rất lớn về TRÍ nếu lao động cơ thể quá nhiều không thể náo tránh khỏi hôn trầm.

+ Không nên tu tập nhiều vì tinh thần sẽ mệt mỏi dễ đưa đến hôn trầm.Nên dựng thời khóa tu tập hợp với sức mình thì sẽ hết hôn trầm và càng tu càng thấy thích thú hơn

+Cũng không nên tu ít quá ( có nhiều thì giờ nhàn rỗi) dễ đưa đến hôn trầm và còn sinh ra lười biếng, cơ thể luôn lờ đờ, nên mới dễ bị hôn trầm tấn công. Nên tu đúng thời khóa biểu thì sẽ hết hôn trầm.

+ Người mới Sống Độc Cư, cô đơn không nên ngồi thiền nhiều, đừng nên ở thất không, phải lao động vừa sức nhẹ nhàng, thì hết hôn trầm.

+ Thân bệnh sinh ra hôn trầm: Nên tịnh dưỡng trị bệnh, tu ít lại, xả nghỉ thì sẽ hết hôn trầm.

+ Nếu thấy do thời tiết lạnh, mát, mưa, bão.. hoặc thấy gần đến giờ đi ngủ mà ma chướng hôn trầm nổi lên thì nên đi kinh hành, dùng pháp hướng nhắc tâm tỉnh táo, đem hết nghị lực chiến đấu bằng cách ĐỘNG THÂN, hoặc rửa mặt, chạy, tắm…Mục đích là giữ đúng giờ không đi ngủ trước nếu không sẽ dẫn đến việc ngủ quên luôn sang cả giờ xả ( nhất là lúc 22h và 5h) và đặc biệt là để chúng ta rèn NGHỊ LỰC chiến đấu với Tâm mình Ly Dục, Ly Ngã, Ly bất thiện pháp trước mọi nghịch cảnh ( ÁC PHÁP).

Sở dĩ chúng ta phải phòng hộ (hộ trì) tốt nơi THÂN bởi nếu không phòng hộ tốt nơi thân thì tâm sẽ sinh ra các lý luận thiện xảo (tà kiến) làm thân càng trở nên lười biếng và sẽ bị Tâm chi phối bắt tìm chỗ kín, khuất, tối để ngủ.

Một số ví dụ về “ Tà Kiến” của Tâm như “ thôi hôm nay làm nhiều nên ngồi tu thôi”, “thôi mưa to, trời lạnh, nóng…không ra ngoài đi kinh hành”. “Đêm ngủ ít quá, thôi cho mày 5p lấy lại sức”, rồi ngủ luôn cả 5-30p  không biết gì. V.v..

  • Đây chính là Nghiệp Ngu Si, Mê Muội, Lười Biếng, Hèn Nhát, không dũng cảm, gan dạ… để chiến đấu làm chủ thân Tâm, làm chủ Sanh, Già, Bệnh, Chết vẫn còn chấp Ngã ÁI THÂN. Nó chính là “Ma Vương”. Do vậy chúng ta cần phải “HỘ TRÌ TÂM” tức là khi bị hôn trầm thùy miên (bị rơi vào uy lực của Ma Vương Ngu Si) nó ngự trị mình sai khiến, bị hôn trầm, thùy miên làm thân không còn Hộ Trì được để rồi bị Tà Kiến chi phối, cho nên ta phải Hộ Trì Tâm bằng cách tư duy: đặt niệm “ Hôn Trầm Thùy Miên” ra trước mắt để quán xét xem nó TỪ ĐÂU SINH RA?(dùng chánh kiến để quán xét ) nếu là :

+ Thân : thì hình thành từ ĐẤT (sắc uẩn)  không biết ngủ

+ Tâm: vốn vô thường, lúc thế này, lúc thế khác, không vững vàng không thể ngủ

  • Cho nên tác ý: “Hôn Trầm, thùy miên đều không thuộc cả 2 nơi thân và tâm, mà chỉ do Vô Minh, lười biếng, thiếu tinh tấn, nên mới thọ sanh, thọ này vốn vô thường, lúc có lúc không, vậy thọ này phải chấm dứt ngay, không được tái diễn nữa”. Rồi ta phải đứng dậy đi kinh hành ngay, không được cố ngồi lì!

–    Chúng ta phải biết rằng để chiến thắng được nghiệp Ngu Si này là khó vô cùng và phải trong một thời gian dài nó mới hết, tức là ta mới làm chủ được nó vì vậy nên phương pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để chiến thắng được Nghiệp Ngu Si tham ngủ này như trên đã nói không gì hơn chỉ có Sống Độc Cư Một Mình nơi thanh vắng, núi rừng ít người qua lại, ít phải tiếp duyên với ai để thân tâm không bị phóng dật đuổi theo DỤCÁC PHÁP của PHÁP TRẦN vì nó sẽ khiến ta ngày càng tham  đắm ngủ nghỉ nhiều hơn hoặc không thì nó sẽ khiến ta luôn TỈNH THỨC trong TÀ KIẾN. Luôn suy nghĩ, hành động theo dục và ác pháp, tức là bị MA VƯƠNG nhiếp phục vì vậy chúng ta cần phải hiểu “Mục Đích của việc TỈNH THỨC là gì ? Đó là để HỘ TRÌ các căn, hộ trì tâm, bảo vệ tâm luôn trong trạng thái thanh thản – an lạc – vô sự. Cho nên ta phải thường xuyên nhắc tâm: “ Thân tâm ta luôn phải tỉnh thức , tỉnh táo trong bất kể thời gian nào, từ lúc ngủ nghỉ , để tâm ta luôn được minh mẫn , sáng suốt, có như vậy ta mới kiểm soát được thân tâm, không để cho nó chạy theo một niệm DỤC và ÁC PHÁP nào trong tâm khởi lên, phải nhờ là dù cho bất cứ niệm gì khởi lên ta cũng phải giữ tâm trong trạng thái thanh thản  – an lạc – vô sự , chứ không được buồn , vui ,yêu , ghét, giận hờn… theo những vọng niệm đó là trạng thái Ly Dục, Ly Ác pháp cho nên ta phải bảo vệ đến cùng không được sao lãng dù bất kể lúc nào và ta hãy sống kéo dài trạng thái tâm thanh thản  – an lạc – vô sự này ra vĩnh viễn và mãi mãi lúc sống cũng như khi bỏ thân mạng này”.

  • TÓM LẠI:

Muốn vượt thoát ra khỏi TÂM THAM NGỦ để cho THÂN TÂM chúng ta luôn được Tỉnh Táo, Minh Mẫn, Sáng Suốt trong sự tu tập quán xét DIỆT NGÃ, XẢ TÂM, LY DỤC, LY ÁC PHÁP thì chúng ta phải nên gấp rút CẮT ĐỨT, DỨT BẺ NGAY những ý NIỆM khởi lên thèm muốn ngủ nghỉ phi thời và cả trạng thái lờ đờ con mắt bằng phương pháp TỨ CHÁNH CẦN

 

   2.CÁCH NGĂN CHẶN(TỨ CHÁNH CẦN):   

Khi thấy có dấu hiệu mắt hơi lim dim, lờ đờ Ma Vương đến là chúng ta phải lập tức đứng dậy đi kinh hành ngay không được cố ngồi lì, và vừa đi vừa nhắc tâm “Tâm phải tỉnh thức, thân phải tỉnh táo ngay, không được lừ đừ nữa”. Nếu hôn trầm mạnh thì chúng ta phải chạy bộ đường dài hoặc chạy tại chỗ dở chân lên cao, hạ xuống cho mạnh rồi nhắc: “Tâm phải tỉnh thức, tâm phải sáng suốt như ban ngày, thân phải tỉnh táo, không được buồn ngủ”.

Chúng ta phải ra lệnh liên tục và phải nhắc cho thật Mạnh Mẽ dùng cái lực của TINH THẦN để nhắc cho sức tỉnh càng lúc càng tăng lên cho đến lúc nào cơn hôn trầm tan biết hết mới thôi.

  • Khi đối trị với Hôn Trầm thì phải sáng suốt thông minh tùy theo đặc tướng của mình không phải chỉ rập khuôn một kiểu, nếu không thì chứng buồn ngủ càng tăng và càng vất vả hơn khi chống trả lại nó. Tu hành theo đạo Phật là phải SIÊNG NĂNG, BỀN CHÍ, KINH HÀNH NHIỀU (đức Phật ngày xưa đi kinh hành rất nhiều về ban đêm, ngày ngủ rất ít )
  1. CÁCH TRAU DỒI

a, BẰNG TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

  • Trau dồi bằng tâm : Từ Vô Lượng

Ta là người tu tâm từ, vậy ta luôn phải sống trong trạng thái tỉnh thức trong mọi hành động Thân – Khẩu – Ý để tránh không làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài chúng sinh. Và phải tỉnh thức thì ta mới giữ gìn và bảo vệ được tâm Thanh Thản – An Lạc – Vô Sự, giữ gìn tâm thanh thản, an lạc, vô sự là ta đang giữ gìn lòng Từ Vô Lượng cũng đồng thời là “ lòng Từ Vô Lậu”. Bởi trạng thái đó là nơi không Nhân- Không Quả một trạng thái vượt ra khỏi mọi sự khổ đau, vậy ta phải luôn ở trong trạng thái này khi còn sống , cũng như khi chết”

  • Trau dồi bằng tâm : Bi Vô Lượng

“ Ta hãy xót thương cho tất cả mọi người trên thế gian này đang luôn bị Ma Dục Ngủ sai khiến như những tên Nô Lệ trong sự Vô Minh , khiến cho họ luôn sống trong ÁC PHÁP, trong TÀ KIẾN, trong sự KHỔ ĐAU triền miên, bất tận. Vậy ta hãy ước nguyện cho họ có đủ duyên lành gặp được chánh pháp để thấu rõ được tâm tham ngủ nó đem đến tai hại to lớn đến thế nào và cũng để họ biết cách vượt thoát làm chủ được thứ tâm dục lạc, khổ đau này”

  • Trau dồi bằng Hỷ Vô Lượng Tâm

“Ta hãy luôn cảm thấy vui mừng khi ta đã có đầy đủ phước duyên được gặp chánh pháp, được gặp Minh sư chỉ dạy cho ta từ cái ăn, cái ngủ, giúp cho ta như được lột xác biến từ kẻ phàm phu lười biếng, nhút nhát, sợ sệt. Luôn sống trong dục lạc và ác pháp khổ đau, để rồi đến hôm nay ta được tu tập rèn luyện trở thành một con người hiền lương biết sống có đạo đức, biết ăn ngủ có chừng mực để tinh thần, trí tuệ luôn được tỉnh táo, minh mẫn, được sống trong thiện pháp và ngày một tăng trưởng thiện pháp, giúp cho cuộc đời ta sống trong đau khổ mà vượt thoát khỏi khổ đau, vậy ta hãy ước nguyện cho tất cả mọi loài mọi người cũng sẽ gặp được chánh pháp để được vượt thoát ra khỏi khổ đau giống như ta”.

  • Trau dồi bằng tâm Xả Vô Lượng

“Ta là người tu tâm xả, vậy ta phải xả cho thật sạch, cho bằng hết tâm tham đắm ngủ nghỉ, ngủ phải có tiết độ, để đầu óc luôn được tỉnh táo, sáng suốt thì mới làm nên việc lớn, là làm chủ thân tâm, làm chủ nhân quả, làm chủ sinh, già, bệnh, chết”

b, BẰNG TỨ BẤT HOẠI TỊNH

       *Niệm Phật Bất Hoại Tịnh:

        “Đức Phật từng là Thái tử sống trong cung vàng điện ngọc, ngày đêm được ngủ trong chăn ấm, nệm êm, có người phục vụ tận nơi, vậy mà Ngài còn buông bỏ hết để tìm con đường giải thoát, chấp nhận cuộc sống rày đây mai đó, lấy bãi tha ma làm nhà, lấy gốc cây làm giường, lấy trời làm màn, lấy tay làm gối. Vậy mà Ngài vẫn có thể ngủ được, vậy ta hãy noi theo gương hạnh của Ngài, dù ở bất cứ đâu ta cũng có thể ngủ được và ta phải tập sống như Phật, ít ngủ, không ham ngủ, làm chủ ngủ”.

        *Niệm Giới Bất hoại Tịnh

        “Trong mười giới và ba đức ba hạnh ta phải tu tập rèn luyện cho bằng được trọn vẹn hạnh ngủ này, là ngày chỉ được ngủ 5 tiếng không hơn. Và đồng thời trong Giới Bổn Đức Phật dạy: “Không nằm giường cao rộng lớn, giới đức Thánh thanh bần”. Vậy ta phải xả cho bằng được tâm tham ngủ, không còn chấp đắm vào cái ngủ là phải đầy đủ tiện nghi, có như vậy ta mới giữ gìn được trọn Giới Đức Thánh này”.

  • Hàng ngày phải siêng năng tu tập sự dụng các câu pháp hướng này, phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần để phòng hộ thân tâm. Bởi chúng ta chỉ cần sơ hở một tí là cả Thân và Tâm sẽ bị Ma Vương Hôn Trầm, Thùy Miên nhiếp phục, chế ngự ngay, cho nên nếu bước đầu tu tập không nương vào Phật- Pháp –Tăng- Giới làm gương hạnh sống thì không thể đạt được giải thoát .Vì vậy chúng ta phải siêng năng cần mẫn dùng câu pháp hướng mãi thì nó sẽ thấm được cái lý cho đến khi trong giờ tu tập hay xả nghỉ ta cũng không còn bị giặc, tham ngủ sai khiến nữa, ta sẽ làm chủ được việc ngủ nghỉ đến giờ ngủ là ngủ ngon, giờ thức thì luôn tỉnh táo sáng suốt, luôn nhận định đúng mọi việc đúng sai, thiện ác. Do sự tác ý này mà nó làm cho thân tâm được thanh tịnh, không còn đắm nhiễm, ham muốn ngủ nhiều nữa .
  1.        CÁCH ĐOẠN DỨT ( Định vô lậu )

Chọn một nơi thanh vắng ngồi kiết già hoặc bán già rồi đặt niệm Ngủ ra trước mặt mà quán xét xem Ngủ từ đâu mà có, từ đâu mà không, do đâu mà nó hoại diệt và nó đến cho chúng ta những sự khổ đau như thế nào?

Mục đích của việc quán xét này giúp cho chúng ta có được sự hiểu biết như thật về sự ngủ nghỉ là vô thường, là khổ đau cảm thọ của sự ngủ nghỉ ấy là vô thường, không có gì là trường tồn mãi mãi cả. Không có gì Là Ta, của Ta , là bản ngã của Ta. Nó là ác Pháp đưa đến khổ đau cho tự thân, cho mọi người, cho xã hội. Từ sự ham mê ngủ nghỉ này mà tác thành bao nhiêu là pháp ác làm cho mọi người, mọi loài điêu linh, tàn tạ, cái sống không bằng Sự chết dây dưa mãi như trong kinh đức Phật dạy:

“ Đêm dài cho kẻ thức,

   Đường dài cho kẻ mệt,

   Luân hồi dài, kẻ ngu,

   Không biết Chơn Diệu Pháp”

Vậy từ đây về sau ta phải có sự hiểu biết về việc Ngủ bằng CHÁNH TRI KIẾN, bằng NHÂN QUẢ, bằng sự hiểu biết của người giác ngộ, có như vậy thì chúng ta mới không bị cám dỗ, bởi sự sảng khoái, mê say…của sự ngủ nghỉ lôi cuốn, không còn muốn chạy theo tìm cầu của sự ngủ nghỉ rườm rà, cầu kỳ, không ngủ trong những nơi sang trọng nữa vì chúng ta đã quá rõ, quá hiểu bản chất của nó là đau khổ là nguy hiểm là bất hạnh…chứ chẳng có gì là sung sướng, hạnh phúc khi ta tham đắm dính mắc vào nó cả.Vậy nên từ nay về sau bất luận là trong giờ tu tập hay xả nghỉ ta đều phải nỗ lực chiến đấu để làm chủ được cái Ngủ, có như vậy thì chúng ta mới an nhiên tự tại, không câu nệ, không mệt mỏi, chán chường, bực bội vv… khi không có được một giây, phút nào ngủ nghỉ.

  • Bây giờ chúng ta tự đặt câu hỏi: Vì sao mà người nào bất luận là ai già, trẻ, lớn bé, giàu hay nghèo, bình dân hay trí thức…cũng không ai có thể thoát khỏi sự quyến rũ, đắm trước thoát được “Nanh Vuốt” của dục Ngủ này?
  • Trả lời: Nguyên nhân gốc chính là do chấp thân nàycó thật là cao quý, là thường hằng nên ai cũng muốn ăn chơi, ngủ nghỉ cho thân này luôn được hưởng thụ những sự khoái lạc, thích thú. Cho nên muốn đoạn dứt tận gốc lòng ham muốn này thì chúng ta phải quán xét cho thật sâu, cho tường tận về thân con người nói chung, thân chúng ta nói riêng.

+ Quán xét về sắc thân con người hay chính thân ta:

Sắc thân con người được sinh ra do Vô Minh Duyên hợp của môi trường sống mà có. Trong môi trường sống gồm có : Đất, nước, gió, lửa, các từ trườngcác chất khí cấu tạo hợp thành vì vậy: Khi thân này tan rã thì : Đất trả về cho đất, Nước trả về cho nước, Gió trả về cho gió, Lửa trả về cho lửa. Khi trả xong thì chằng còn gì vì :

Đất đâu phải là ta, của ta, là bản ngã của ta. Nước đâu phải là ta, của ta, là bản ngã của ta, Lửa đâu phải là ta, của ta, là bản ngã của ta. Thân ta là do DUYÊN HỢP lại mà thành, hết duyên tan rã thì chẳng còn gì, mà lúc đó chỉ còn lại TỪ TRƯỜNG THIỆN ÁC tiếp tục tái sinh luôn hồi. Khi thì mang thân người, khi thì mang thân các loài vật nên đức Phật dạy: “Nghiệp là cha đẻ ra con người, con người là kẻ thừa tự của Nghiệp”. Do VÔ MINH không hiểu biết nên mới lầm chấp, dính mắc, chấp đắm thân này là TA, là CỦA TA, là BẢN NGÃ của TA. Do sự lầm chấp này nên chúng ta mới luôn chăm chút cho cái thân này, luôn làm mọi cách, mua mọi thứ cho thân này hưởng thụ, được ngủ nghỉ thoải mái rồi mới sinh ra vô số ác pháp, từ các ác pháp đó mới có Sanh, Già, Bệnh, Chết, Ưu Bi , sầu khổ từ kiếp này sang kiếp khác.

+ Trong khi ấy thân ta do thừa tự nghiệp lực mà có (là từ Nhân Quả sinh ra, sống trong Nhân Quả, chết trở về với Nhân Quả), thân này là vật vô thường, là bất tịnh, là khổ, là biến hoại, không thường hằng thay đổi liên tục, như chúng ta thấy rõ qua việc ngủ nghỉ khi còn bé thì chúng ta luôn có thể ngủ rất nhiều, thích ngủ lúc nào cũng được. Nhưng càng lớn lên thì chúng ta ngủ không còn được nhiều và cũng không ngủ được theo ý muốn của mình nữa, nhất là khi về già, có thời gian muốn ngủ nhiều nhưng không thể ngủ nổi vì bệnh tật, vì có tuổi…Cho nên chúng ta càng tham đắm, dính mắc vào việc ngủ nghỉ thì chúng ta càng khổ đau, nếu chúng ta không tiết độ trong việc ngủ nghỉ vừa đủ khi còn trẻ, còn có đủ sức lực và TRÍ LỰC để có thể tự chủ động tạo thành một nếp sống MINH MẪN, TỈNH TÁO mà lại cứ ngủ, tham đắm ngủ nhiều sẽ khiến SỨC LỰC, TRÍ LỰC của chúng ta ngày một giảm sút, hao mòn, trở nên ám độn, lu mờ trí tuệ thì lớn tuổi từ lúc trung niên trở đi sẽ hay quên trước, quên sau, hay cả hiện tại còn trẻ nếu cứ ham ngủ nhiều là đã bị rồi huống chi là đợi lúc lớn tuổi hay lúc già. Khi đó chúng ta sẽ trở thành người lẩn thẩn, có khi không còn nhận ra ai, nhất là khi gặp bệnh đau thì ta sẽ không còn đủ sức , đủ ý chí nghị lực và cũng không còn đủ tỉnh táo để chống chọi lại bệnh, sẽ bị nó đánh gục rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh, khiến khi bỏ thân mạng chúng ta sẽ bị Nghiệp Lực THIỆN ÁC chi phối tiếp tục phài đi tái sanh luân hồi trong vô lượng kiếp khổ đau.

Và chúng ta phải thấy rõ rằng thân này chỉ là do các duyên Nhân Quả tạo thành theo nghiệp lực của nó làm nên chứ không phải do đấng tạo hóa hay thần thức, linh hồn đi tái sanh luân hồi như các tôn giáo tưởng tượng khi thân này tan hoại thì 6 thức hoại diệt, không còn thức nào tồn tại, chỉ cần một hơi thở ra không vào lại là đã qua một đời chỉ còn lại Thây Ma Vô Tri cho nên dù ta có ngủ đủ giấc hay thiếu giấc hoặc ngủ trên giường ấm, nệm êm, sang trọng đẹp đẽ suốt mấy mươi năm thì đến cuối cùng các thây ma này cũng chỉ được năm trong “Giường gỗ 6 mặt, giải đệm chè xanh, chăn mảnh vải trắng” để người ta khiêng đi chôn xuống lòng đất lạnh, cho thật kín hoặc không nữa cho vào “ Lò sưởi” 1000 độ thiêu cho thật sạch mà thôi, vậy ta còn gì, cát bụi lại trả về cho cát bụi!

Ngày xưa đức Khổng Tử nói rằng “ Ta có khổ, có họa lớn là do ta có thân” và ai ai trong cuộc đời cũng cho rằng quả thật đúng như vậy!

Nhưng dưới lăng kính con mắt của nhà Phật thì chúng ta có khổ là do “CHẤP THÂN”. Bởi sao, bởi lẽ thân của đức Phật của các bậc Thánh Tăng, Thánh Ni cũng đều là thân con người như chúng ta, cũng giống như thân này ở ngàn năm về trước và cũng không khác ở ngàn năm về sau. Hay như trong bài Kinh Tứ Diệu Đế đức Phật đã khẳng định ở phần khổ đế chính là NGŨ THỦ UẨNKHỔ. Do sự chấp thân nên mới sinh ra muôn vàn sự khổ đau, trôi lăn, chìm đắm trong vạn nẻo luân hồi.

Cho nên để giải thoát mọi sự khổ đau trong cuộc đời này do CHẤP THÂN rồi khởi lên mọi tâm tham cụ thể ở đây là tham ngủ nghỉ thì chúng ta phải thấu rõ, thấy đúng như thật về thân tâm con người là Duyên Hợp, là Vô Thường, là Bất Tịnh, là Khổ, không có gì là Ta, là của Ta, là bản Ngã của Ta. Dầu ở bất kỳ thời gian nào, không gian nào luôn là như vậy, không bao giờ đổi khác, tất thảy đều chung một quy luật này, càng quán xét kỹ bao nhiêu thì chúng ta càng phá tan được kiến chấp, ngã chấp bấy nhiêu và lại càng quét sạch phiền não, mây mờ đau khổ trong lòng bấy nhiêu, có như vậy thì chúng mới phá, đập tan tâm tham ngủ nó không còn sai khiến chúng ta được nữa, là nhờ vào sự siêng năng tu tập, học hỏi nên chúng ta có được sự hiểu biết bằng CHÁNH TRI KIẾN về tâm tham ái (Ngũ Triền Cái) nói chung về tâm tham ngủ nói riêng.

Càng suy tư, quán xét kỹ bao nhiêu thì lại càng IN ĐẬM, CÀNG KHẮC GHI MÃI TRONG TÂM bấy nhiêu thì nào đâu còn phiền não (Ngũ Triền Cái) tham tâm (Ngủ Nghỉ) có thể quật ngã, lôi cuốn chúng ta được nữa, bởi con người chúng ta đã thấm nhuần, nhuần nhuyễn với Pháp vị của Như Lai, hơi thở của chúng ta là hơi thở Chánh Pháp, từng tế bào của Chánh Pháp và dòng máu Chánh Pháp chảy trong con người chúng ta thì làm sao còn một ác pháp, một sự khổ đau nào tác động hay thâm nhập được vào thân tâm chúng ta được nữa. Đây chẳng phải là tâm Bất Động – Thanh Thản – An Lạc –Vô Sự hay là tâm giải thoát hoàn toàn hay sao ?

  • TÓM LẠI:

Thái quá và Bất cập, ép xác khổ hạnh hay hưởng thụ dục lạc là hai cực đoan mà đạo Phật không chấp nhận. Từ bỏ hai cực đoan ấy đức Phật Thuyết Trung đạo là con đường chơn chánh đưa đến đoạn tận khổ đau.

Vậy nên phương châm sống của những người con Phật luôn luôn sống với đời sống Thiểu dục –Tri túc đối với tất cả mọi nhu dụng cần thiết cho đời sống hàng ngày từ việc ăn, mặc, ngủ nghỉ, tất cả chỉ là phương tiện như qua sông cần phải mượn đò, chứ không phải để “ lụy đò” hay làm Nô Lệ cho con “ đò” ấy như người thế gian. Nếu không sống với đời sống ít muốn – biết đủ này thì không bao giờ chúng ta những người con Phật có thể đạt đến bờ bến giải thoát, có thể thoát được mọi sự muộn phiền, khổ đau. Nếu cứ mải mê đắm trước tham lam nhu dụng, vật thực, ngủ nghỉ  thì chúng ta đâu khác gì người thế gian, vậy nên hãy nghe lời dạy của đức Từ  Phụ  Thích Ca:

 

 

“ Tinh cần giữa phóng giật                            và           “ Những người thường giác tỉnh

   Tỉnh thức giữa quần mê                                         Ngày đêm siêng tu học

   Người trí như ngựa phi                                         Chuyên tâm hướng Niết Bàn

   Bỏ sau con ngựa hèn”                                          Mọi lậu hoặc được tiêu”

 

Há còn đâu thời gian để chúng ta ham mê ngủ nghỉ. Làm sao chúng ta có thể phá tan màn Vô Minh che phủ để đạt đến Niết Bàn, nếu đêm ngày ham ngủ, cũng vì lẽ đó phải luôn tinh cần, tinh tấn tu học, muốn sự tu học đó có kết quả thì chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức, để làm được điều này thì phải sống cho trọn vẹn giới hạnh Ngủ và giới đức Thánh Thanh Bần, để xa lìa, yểm ly, đoạn diệt tận gốc, đoạn diệt hoàn toàn tâm tham ngủ nghỉ, bởi khi chúng ta ngủ nghỉ có giờ giấc, có tiết độ thì mới giúp cho tâm trí đầu óc của chúng ta có được sự tỉnh táo, minh mẫn, bình tĩnh và sáng suốt để có thể phòng hộ thân tâm không bị phóng dật đuổi theo DỤCÁC PHÁP, có như vậy thì mới tự cứu bản thân , cho nhân quần vạn loại, mới không còn bị sự cám dỗ lôi cuốn bởi các dục lạc trong cuộc đời, mới có thể sống trong đời mà không bị đời lôi cuốn. Sống trong dục mà vượt lên tất cả dục, sống trong đau khổ mà tâm hồn chẳng hề khổ đau sống trong yêu thương mà lòng chẳng vấn vương, luôn Bất Động trước các cảnh đời đầy biến động,…Có như vậy mới xứng đáng là người con Phật , không có phụ công ơn Đàn na, thí chủ, công sanh thành, dưỡng dục cù lao, công dạy bảo của Thầy rất vất vả, ơn quốc gia, xã hội .vv..

Nhưng đây là một việc làm vô cùng khó, bởi đó là hạnh sống Ly Dục, Ly ác Pháp của các bậc Thánh hiền, nên nó trái ngược hoàn toàn với nếp sống ngủ nghỉ phi thời của người thế gian, luôn sống trong dục và ác pháp, họ luôn coi giấc ngủ là vàng ngọc nên nói họ ly dục ngủ là họ quá sợ hãi, chính vì vậy mới khiến cho họ cứ mãi sống trong sự VÔ MINH, THIẾU TRÍ TUỆ thường sống trong TÀ TRI KIẾN nên dễ sinh tâm giận hờn, yêu thương, buồn ghét, nghi nan, phiền toái, hay lo lắng, sợ hãi, rồi khiến tâm họ trở nên mù mờ không sao thấy được các nghiệp ác mà họ đã và đang luôn tạo ra, vì vậy cuộc sống của họ vẫn mãi khổ đau. Còn những ai biết giác ngộ thực hành trọn vẹn ngủ nghỉ có tiết độ , có giờ giấc, không ngủ phi thời, nhớ lời dậy của đức Phật thì đến một ngày không xa, người đó sẽ có đủ đạo lực để làm chủ thân tâm, làm chủ Nhân Quả , làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Muốn làm được điều này đòi hỏi phải có đủ LÒNG TIN, đẩy đủ Ý CHÍ NGHỊ LỰC, đầy đủ DŨNG MÃNH GAN DẠBỀN CHÍ thì mới dám đi theo con đường này. Nhưng xin quý vị hãy tin và hành theo sẽ có kết quả. Như bản thân con trải qua gần 1 năm nhờ có lòng tin sắt đá với chánh pháp cùng với việc noi theo gương hạnh của các bậc Thánh, giữ gìn giới luật tinh nghiêm, tiết độ trong sự ngủ nghỉ, kiên trì chiến đầu trường kỳ với tâm tham ngủ trong giờ tu cũng như giờ xả nghỉ, đã bị nó khuất phục biết bao lần hết từ cảnh “ gà mổ thóc” lại đến cảnh “ há miệng chờ sung” … để rồi hôm nay từ một người ngủ nghỉ vô độ, không thời gian, vô địa điểm, học tập, làm việc luôn cẩu thả quên trước, lộn sau…khi mới 20 tuổi đầu, rồi tâm trạng thì luôn buồn phiền, lo lắng, sợ sệt và thường có nhiều sự giận hờn vô cớ, bực tức trong nội tâm vv.. và rồi hôm nay con đã rút thời gian ngủ nghỉ xuống còn 5h/ngày (tuy hôn trầm vẫn còn lai vãng) nhưng không kéo dài lâu như trước và con nhận thấy rõ sự thay đổi của thân tâm con rất nhiều., giờ đây trước khi làm bất cứ việc gì con đều có thời gian suy xét kỹ càng hơn, nếu xét thấy không khổ cho bản thân, cho mọi người xung quanh, ảnh hưởng mọi loài thì con mới làm, rồi những tâm lý mà đã làm con khổ đau trước kia đã muội lược trong con rất nhiều, bởi hễ khi xúc sự gì con đều suy tư, quán xét rồi mới hành động, không làm theo phản xạ (không suy tư, không quán xét) và vẫn đồng thời bên cạnh con luôn có thầy chỉ dạy, sách tấn, khai mở cho con tri kiến giải thoát nên đã giúp con xả được tâm khi gặp các chướng ngại rất nhanh và ngày một vững vàng hơn vì vậy mà giúp được cho thân tâm con gần như luôn được sống trong trạng thái Thanh Thản – An Lạc –Vô Sự, nhưng vì trạng thái đó chưa hiện tiền mọi lúc mọi nơi nên con vẫn đang cố gắng tiếp tục rèn luyện sức tỉnh thức cho trọn vẹn hơn nữa để con có thêm được nhiều thời gian quán xét xả tâm LY DỤC, LY BẤT THIỆN PHÁP ngày một tốt hơn để tiến gần đến cảnh cửa giải thoát Niết Bàn, để con có thể báo đáp, báo đền Tứ Trọng Ân trong muôn một này.

  • PHỤ LỤC:

Chúng ta hãy luôn ghi nhớ và áp dụng theo lời dạy của đức Trưởng Lão rằng: “ Ngủ là một thứ dục lạc rất khó trị thế nên lúc nào cũng phải đề cao cảnh giác, chiến đấu với nó bằng tất cả nghị lực của mình. Nếu quý vị không chiến đấu hết sức, chừng đó nó sẽ thành thói quen lười biếng quý vị sẽ thất bại ê chề trong cuộc đời tu hành. Biết bao nhiêu người tu hành đã qua cũng vì nó mà tu hành chẳng tới đâu. Quý vị nên nhớ : Ngủ là một thứ dục lạc trong thân, nên phải thường xuyên tu tập đi kinh hành và siêng năng hướng tâm như Lý Tác Ý tỉnh táo mới ly nó được, phải trường kỳ đấu tranh với nó, đến khi nhập định xả bỏ thân này mới hết được .

  • Phải khéo léo, linh động, tùy theo sức mình tu tập dần dần, không được ép chế không ngủ. Ngủ phải đúng giờ khắc. Ngủ phải có tập luyện hướng tâm ngủ, không được muốn ngủ hồi nào là ngủ, muốn tu hồi nào là tu. Ngủ đúng cách là ta tập đúng, ngủ không đúng cách là tu tập sai. Cho nên ta tập đúng cách là làm chủ Ngủ. Hành động làm chủ ngủ là Tu, tức là tỉnh thức, hành động tu là làm chủ ngủ, tức là ly dục, ly ác pháp, ly dục, ly ác pháp là tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh tức là tâm định” .

Trong Kinh Pháp Cú đức Phật có dạy:

“ Nếu biết yêu tự ngã

  Phải khéo bảo vệ mình

  Người trí trong ba canh

  Phải luôn luôn tỉnh thức”

  • KẾT LUẬN VỀ NGŨ DỤC

                    Hoàng lương nhất mộng phù du kiếp

                    Sanh tử bi hoan thục giác chi !

Sống với chết là cái chi chi, Lý huyền nhiệm ngày xưa mấy ai từng hay biết!

Đúng thật vậy, cuộc đời bèo nổi mây trôi đắp đổi xoay vần qua lại. Sống chết nào đâu có gì ngăn cách, phút trước còn, phút sau thành nấm mồ xanh đồng cỏ như tuyết gá cành cây. Nhưng đã mấy ai, mấy ai trong cuộc đời giác tỉnh được sự sống chết này.Tất cả còn đắm chìm mê say cuồng nhiệt cho sự sống đang lao mình vào đi tìm bóng hạnh phúc trong sự khổ đau của cuộc đời. Tất cả đang cố gắng để xây lên một thiên đường cát bụi, đang miên man đi tìm an lạc, hạnh phúc trong cõi mộng trần ai…Nên ai cũng đắm, ai cũng say trong danh lợi tiền tài, sắc dục, uống ăn và ngủ nghỉ. Tất cả mọi người trên thế gian này không luận là ai, không chừa người nào mà không lao mình vào tìm kiếm năm món dục lạc ấy, như con thiêu thân nhào vào lửa dữ. Mọi người đều ôm ấp, nâng niu quý trọng nó hơn cả bản thân, gia đình…Nó khiến mọi người trên thế gian này phát cuồng điên, ngây dại khi đối mặt với Danh –Lợi –Tình này. Nó che mắt bít tai nó biến tất cả thành kẻ Nô Lệ khát ái, một kẻ đầy tớ trung thành, không còn biết gì tàm quý, không biết gì lễ nghĩa nhân tình, không còn gì đạo đức lễ tiết gia phong. Tất cả đều tan biến tan vào hư vô khi danh, lợi, tình, ăn uống ngủ nghỉ đang  ngự trị trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Nó là hố sâu vực thẳm vùi lấp cuộc sống chúng ta, là những “lỗ huyệt” chôn vùi cuộc sống của mỗi con người khi còn đang thở. Cuộc sống luôn bị cuốn trôi, nhấn chìm, ngột ngạt vv…khi chạy theo năm món dục lạc này sự khổ đau tận cùng, tột đỉnh, e rằng sự chết còn vạn lần hơn, đọa đầy thân tâm, bức bách tâm hồn. Năm món dục này biến tất cả mọi người trên thế gian này thành những Loài dã thú, Loài khát máu, tàn sát hãm hại lẫn nhau, chà đạp lên sự sống của nhau. Biến cuộc sống hiện tại thành địa ngục trần gian, nhà nhà bất an, vạn loài bất ổn, biến cảnh thanh bình thịnh trị thành máu chảy, nước mắt rơi, con cái chia lìa, vợ chồng cách biệt, ơn cha cũng tuyệt, nghĩa mẹ đành quên. Ôi ! Lời nào có thể diễn bày, bút giấy nào có thể viết lên hết nỗi khổ đau này. Bởi loài người đang thở trong những hơi thở tham danh lợi, bạc tiền, mở mắt ra thấy toàn danh lợi vv.. đâu thấy chúng ta đang sống trong  “cõi mộng”. Một giấc  “mộng vàng” nên ai cũng mê, cũng say, ai cũng đắm chìm mộng tình, mộng tiền, mộng danh lợi, say ăn, say uống, say giấc nồng.

                  Lúc nào cũng nửa mộng.

                   Lúc nào cũng nửa say.

                   Thoát ra khỏi cơn mộng

                   Chìm đắm vào cơn say

                    Biết đời là không thật

                    Vẫn ưa nửa mộng say.

Đây là bản chất cố hữu, là đời sống thực tại của hết thảy chúng sinh trên cuộc đời này. Nào đâu đã mấy ai giác tỉnh. Cuộc sống chúng ta là một tấn tuồng bi, hài, kịch, khóc đó, cười cũng đó. Vậy mà ai cũng mê, cũng đắm trước, đâu biết được rằng sau những cuộc vui trần thế ấy là cả một bầu trời cô quạnh. Sau những trận cười thâu đêm là những giọt đắng lệ sầu. Tiếng cười của thế gian là tiếng khóc khô không lệ, há có gì vui để đắm nhiễm mong cầu. Sống vùi lấp trong đau khổ, chết lại vùi dập trong khổ đau….

Nhận chân được điều này và trải qua thời gian làm bài triển khai tri kiến nhân quả giải thoát để xả bỏ năm thứ tâm tham dục của con người đó là : Tài –  Sắc – Danh – Thực – Thuỳ đã giúp cho con thấu rõ, thấm nhuần, hiểu biết ĐÚNG NHƯ THẬTTIN CHẮC, QUYẾT CHẮC đúng như thật rằng: “ĐÂY LÀ KHỔ, VÀ ĐÂY LÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN SINH RA MỌI SỰ KHỔ ĐAU CỦA KIẾP NGƯỜI”, đúng như lời Đức Phật đã khẳng định: “Lòng ham muốn của con người là nguyên nhân sinh ra muôn thứ khổ đau”. Và đã cho con nhận ra rằng trong 5 thứ dục lạc ấy thì tham Danh Vọng, Tiền Tài, Sắc Dục hay còn gọi Danh – Lợi – Tình là cội gốc của TÂM nên tu tập dễ xả ly hơn hai tâm tham còn lại là Ăn Uống và Ngủ Nghỉ, bởi nó là cội gốc, mầm mống của THÂN, nếu không ăn, không ngủ thì thân này sẽ chết. Chỉ khi nào chúng ta nhập định xả bỏ thân này thì mới hết được. Vậy nên đối với bản thân con nói riêng và cho tất cả những ai muốn giải thoát cuộc đời đầy đau khổ này thì phải: ĐOẠN TUYỆT – DỨT HẲN – TỪ BỎ không một tơ tóc nào nhớ nghĩ, dính dáng gì tới Danh – Lợi – Tình này nữa… bởi nó là rắn độc, là mũi tên độc, là bất hạnh, làm dơ bẩn, làm uế tâm, là xiềng xích trói buộc chúng ta trong vạn nẻo luân hồi không có ngày an lac, giải thoát.

Còn đối với Ăn Uống, Ngủ Nghỉ thì luôn sống với đời sống thiểu dục – tri túc (ít muốn – biết đủ) như lời dạy của Đức Trưởng Lão: “Muốn chiến thắng được sự ham muốn ở thế gian thì phải có sức quán thông suốt và trí tuệ minh mẫn mới mong thành tựu được HẠNH THIỂU DỤC. Nhờ đó mà chúng ta có thể sống được một cuộc đời tự túc, đơn giản, thanh tao và an nhàn. Đây là cuộc cách mạng tư tưởng, giúp cho chúng ta thoát cảnh nghèo đói, đau khổ”.

Và với nhận thức tu tập diệt trừ tâm tham dục thế gian không có nghĩa là cuộc sống chúng ta mất đi, hay là sống như một người chán đời, tiêu cực… không tham dục nghĩa là không tham đắm, không dính mắc, không bảo thủ.v.v. chứ không phải là đem quăng hết tài sản, của cải, hoặc làm biếng, trây lười, không làm ăn sinh sống như mọi người. Sự sống của chúng ta là trả nghiệp chứ không phải là sự tham đắm, si mê về DỤC LẠC.

Nhờ vào sự giữ gìn giới luật tinh nghiêm và nương vào lời chỉ dạy của Đức Trưởng Lão và bên cạnh lúc nào cũng có Minh Sư nên trải qua một thời gian tu học quán xét, triển khai tri kiến giải thoát để xả bỏ những thứ tâm tham dục này mà đã giúp cho con ngày một thấm nhuần được lý ly tham nên làm cho con luôn cảm thấy thanh thản, an vui, giải thoát và dần trong con như có một nội lực nào đó mà hễ khi có một chướng ngại pháp nào liên quan đến năm thứ dục lạc này tác động đến thân tâm là ý thức con tự khởi lên những luồng tri kiến giải thoát để xả bỏ những thứ tâm tham dục đó ngay liền. Càng quán xét con lại càng thấy ý thức con càng được thêm thấm nhuần sâu hơn về các pháp thế gian, ngày càng hiểu rõ hơn về sự thật của các pháp thế gian là khổ, là vô thường, đều do nhân quả chi phối, không có gì là ta, của ta, vạn vật thì luôn luôn tuân theo qui luật vận hành của THÀNH – TRỤ – HOẠI – KHÔNG. Vì vậy không có pháp nào là thật, là trường tồn vĩnh cửu. Tất cả mọi sự, mọi việc, đều do các duyên. Hội đủ duyên thì vạn hữu được hình thành, hết duyên thì vạn hữu hoại diệt. Cho nên bất kể việc gì thành, bại, vật gì còn hay mất cũng đều không DO AI mà “VẠN SỰ TUỲ DUYÊN”… Do những tri kiến giải thoát như vậy mà ngày càng giúp cho con vượt thoát ra ngoài những suy nghĩ làm chấp, kiến chấp, ngã chấp, chấp có  (thường kiến), chấp không (Đoạn kiến). Càng hiểu thấu đến đâu thì con lại cảm thấy thân tâm con được giải thoát, an nhàn, thanh thản tới đó. Quả đúng như lời Đức Phật dạy: “Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”. Vậy nên chúng con xin thành tâm ước nguyện cho tất cả mọi người, mọi loài trên thế gian này sớm gặp được chánh pháp, để được tu tập trau dồi, rèn luyện thân tâm để vượt thoát mọi sự khổ đau của kiếp người. Còn những ai đã đủ duyên lành thì ngày càng tinh tấn, dõng mãnh, siêng năng tu tập xả tâm ly dục ly ác pháp để chấm dứt con đường sinh tử luân hồi này, bởi được thân người là khó, gặp được chánh pháp tu tập lại càng khó hơn. Cho nên mong rằng tất cả hãy: “Khéo tu kẻo phí một kiếp người”.

  • PHỤ LỤC:

Và có một vài điểm cần LƯU TÂM khi chúng ta đã trải qua một thời gian quán xét, phân tích, mổ xẻ… các tâm tham dục (TÀI, SẮC, DANH, THỰC, THUỲ) đã giúp cho con thấu rõ được:

Lòng tham là một ác pháp ghê gớm, nó thường sai khiến mọi người làm những điều BẤT TRUNG – BẤT NGHĨA – BẤT HIẾU – BẤT NHÂN. Nó đưa đến cha mẹ kiện tụng con cái, con cái kiện tụng cha mẹ… Lòng tham nó còn sai khiến và biến con người trở thành những kẻ gian tham, trộm cắp, cướp giật và giết người bằng mọi âm mưu thủ đoạn. Lòng tham nó biến từ con người hiền lương, chân chất, thật thà, không tham lam trở thành những con người gian ác, gian xảo, hung dữ, xấu xa, hẹp hòi, ti tiện, ích kỷ, nhỏ mọn, lừa gạt, móc túi, trộm cắp, cướp giật, tham ô, hối lộ, cờ gian, bạc lận.v.v..Lòng tham có nhiều hành động rất VI TẾ. Nếu một người có quyết tâm muốn diệt trừ lòng tham mà không chịu khó tập luyện TĨNH GIÁC từng hành động THÂN – KHẨU – Ý của chính mình thì rất khó mà hàng phục và diệt trừ được nó. Vì vậy chúng ta:

 

  • CẦN LƯU Ý các điều sau:

(+) THỨ NHẤT: Chúng ta cần lưu ý từng hành động ăn uống. Chính ăn uống là một đối tượng sinh ra lòng tham lam nhiều nhất.Nếu chúng ta còn thích ăn một món ăn ngon nào cho khoái khẩu, chê món kia dở, ăn món này bổ, chê món kia không bổ …thì đó là lòng Tham Lam xuất hiện

(+) THỨ HAI: Chúng ta cần lưu ý từng hành động Thân Tâm hàng ngày, nếu thấy thân tâm còn lười biếng, thích ngủ, thích nằm dật dờ, hay thường bị hôn trầm thùy miên là chúng ta biết ngay tâm tham của mình chưa hết. Tức là người nào còn thích ngủ là người đó còn tham.

(+) THỨ BA: Nếu chúng ta còn thích vui chơi, đi nói chuyện này, chuyện khác, thường tranh luận hơn thua với người này, người kia…là chúng ta biết ngay mình còn tham.

(+) THỨ TƯ: Nếu chúng ta thích khoe khoang điều này, điều kia thì chúng ta biết ngay mình còn tham

  • Þ Lòng Tham Lam rất là vi tế, chúng ta cần phải cảnh giác, nếu chúng ta thiếu cảnh giác là lòng Tham dễ “qua mặt” chúng ta, khiến chúng ta lầm tưởng rằng tâm mình không còn tham lam nhưng kỳ thật làm chúng ta vẫn còn Tham –Sân – Si- Mạn – Nghi  đầy đủ. Nó chỉ khéo ẩn núp và thể hiện một cách vi tế để đánh LẠC HƯỚNG NHẬN XÉT CỦA CHÚNG TA vì vậy trên bước đường tu tập nếu chúng ta thấy : TỨ THẦN TÚC VÀ CÓ TAM MINH chưa xuất hiện là lòng  Tham –Sân – Si-  Mạn – Nghi  vi tế vẫn còn.

Mọi sự khổ đau xảy ra trên cuộc đời này đều do lòng tham lam bởi vì:

–      Nếu không có tham lam thì không bao giờ có sân hận và nghi ngờ, cho nên tham lam là gốc của Sân hận và nghi ngờ.

–      Nếu không có si mê(vô minh) thì không bao giờ có tâm tham ăn, tham ngủ, thân tâm con người thường tỉnh thức, sáng suốt, minh mẫn, cho nên tâm si mê (vô minh) là gốc của tham lam.

–      Nếu không có tâm tham lam thì không bao giờ có tâm ngã mạn, kiêu căng. Vì vậy tâm cống cao, ngã mạn có là do lòng tham lam.

–      Nếu không có tâm tham lam thì không bao giờ có tâm nghi ngờ , nên tâm nghi ngờ có là gốc do bởi tâm tham lam.

  • Þ Như vậy tham lam là cội gốc sinh ra các tâm: Sân – Si – Mạn – Nghi, bởi vậy khi nói đến mọi sự đau khổ xảy ra trên cuộc đời này đều do “ THỦ PHẠM LÀ LÒNG THAM LAM KHÔNG ĐÁY CỦA CON NGƯỜI”, khi chúng ta đã biết rõ tường tận, gốc rễ của nó là như vậy, thì chúng ta phải mở một mặt trận truy quét tất cả lòng tham muốn bằng các pháp PHÒNG HỘ – NGĂN CHẶN –TRAU DỒI – ĐOẠN DIỆT. Chúng ta phải biết phối hợp các pháp trên để mở CHIẾN DỊCH TRUY QUÉT NĂM ĐỘI QUÂN GIẶC SINH TỬ LUÂN HỒI đó là năm triền cái, mà năm món DỤC LẠC LÀ GỐC Cho nên người Tu Sĩ Đạo Phật phải chấp hành nghiêm chỉnh giới ĐỨC THÁNH LY THAM , giới đức THÁNH BUÔNG XẢ bằng cách cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không gia đình, không nhà cửa, thiểu dục tri túc, 3y một bát…hàng ngày ôm bát đi xin ăn, mượn nhà tránh nắng, trú mưa, không còn mang theo vật gì cả, người Tu Sĩ nào nghiêm chỉnh chấp hành hai giới đức trên thì lòng tham lam không còn đất đứng, nhưng muốn KHÔNG BỊ ỨC CHẾ thì chúng ta phải học tập TRIỂN KHAI CHÁNH KIẾN nhờ TRIỂN KHAI CHÁNH KIẾN thì chúng ta mới có sự hiểu biết tất cả vật chất, của cải, tài sản đều là các pháp vô thường nay còn, mai mất, như bóng câu qua cửa sổ, như mây nổi giữa trời, như nước chảy qua cầu vv…Tất cả các pháp đó không có pháp nào “LÀ TA – CỦA TA – LÀ BẢN NGÃ CỦA TA”, tất cả đều là do DUYÊN  HỢP mà thành , mà đã có thành ắt phải có hoại, vì thế không có vật chất nào là thường còn, bất di bất dịch cả, khi triển khai học tập như vậy thì lòng tham sẽ bị diệt trừ. Lòng tham lam diệt trừ thì Sân – Si-  Mạn – Nghi không còn chỗ đứng. Cho nên người Tu Sĩ lúc nào cũng phải CHÁNH TRI KIẾN đê phán xét, soi rọi các pháp thế gian. Nhờ có CHÁNH TRI KIẾN soi rọi tới đâu thì  Tham –Sân – Si-  Mạn – Nghi rã rệu tới đó vì vậy mà muốn diệt tâm tham thì phải triển khai TRI KIẾN về NHÂN QUẢ và triển khai TRI KIẾN về GIỚI LUẬT ĐỨC HẠNH.
  • Tóm Lại:

Chúng ta muốn diệt trừ lòng tham muốn của mình thì phải siêng năng tu tập và rèn luyện ĐỨC LY THAM khi nào ĐỨC LY THAM hiện tiền trong các THÂN HÀNH – KHẨU HÀNH –Ý HÀNH thì tâm Tham –Sân – Si –  Mạn – Nghi bị triệt tiêu hoàn toàn. Muốn được vậy thì phải tu tập ĐỊNH CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC.Lúc nào tâm cũng phải tĩnh giác để quán xét từng giây, từng phút nơi THÂN HÀNH –  KHẨU HÀNH –Ý HÀNH khi chúng mới vừa bắt đầu khởi niệm tham lam thì diệt ngay liền, hành động diệt ngay liền đó là chúng ta đang thực hành ĐỨC LY THAM

 

  • Sau đây là bài học áp dụng để xả tâm tham:

Muốn có được CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC trong tất cả các hành động như Đi – Đứng – Nằm – Ngồi và trong khi tu tập, hay làm các công việc thì chúng ta phải thường xuyên sử dụng pháp NHƯ LÝ TÁC Ý ví dụ tác ý câu

“ QUÁN LY THAM TÔI BIẾT TÔI ĐANG ĐI KINH HÀNH” hoặc “QUÁN LY THAM TÔI BIẾT TÔI ĐANG ĂN CƠM”

+ “ QUÁN LY THAM TÔI BIẾT TÔI HÍT VÔ, QUÁN LY THAM TÔI BIẾT TÔI  THỞ RA”

(chúng ta phải thiện xảo để sử dụng câu tác ý )

  • ® ở đây chúng ta cần phải LƯU Ý chữ QUÁNBIẾT

         QUÁN : có nghĩa là quan sát, tư duy, xem xét, suy nghĩ về một pháp gì, một việc gì, một điều gì?

         BIẾT: có nghĩa là TĨNH GIÁC – TỈNH THỨC biết rõ mọi việc, mọi cử chỉ, hành động một cách như thật, cụ thể rõ ràng, ví dụ  như khi chúng ta tác ý câu “ QUÁN LY THAM TÔI BIẾT TÔI HÍT VÔ, QUÁN LY THAM TÔI BIẾT TÔI  THỞ RA” hoặc câu “QUÁN LY THAM TÔI BIẾT TÔI ĐANG ĂN CƠM”

  • Câu pháp hướng (tác ý) trên có 3 ý nghĩa và kết quả trong một hành động tu tập

         1)Ý nghĩa và kết quả thứ nhất :

Nhắc nhở tôi quan sát, xem xét tâm tôi hiện tại có khởi lên tham muốn cái gì không, nếu có thì tôi phải tỉnh thức quán xét tâm ham muốn đó để xả ngay niệm ham muốn ấy đi, để cho tâm luôn được tỉnh thức trong khi tôi đang ăn cơm hay đi kinh hành, hay đang làm công việc hay hít thở ra vô.

          2)Ý nghĩa và kết quả thứ hai

Nếu hiện tại tâm tôi không có khởi niệm ham muốn bất cứ thứ thì thì câu pháp hướng (tác ý) sẽ giúp tôi TỈNH THỨC trên tâm tôi vì biết rất rõ là tôi hoàn toàn KHÔNG CÓ HAM MUỐN tức là biết rõ tâm mình đang ở trong trạng thái THANH THẢN – AN LẠC –VÔ SỰ. Như vậy mặc dù đang ăn cơm hay đang làm các công việc mà mình vẫn đang ở trong trạng thái GIẢI THOÁT vậy.

         3)Ý nghĩa và kết quả thứ ba :

Nếu tâm tôi không có khởi lên niệm ham muốn gì thì câu pháp hướng (tác ý) trên sẽ giúp tôi THẤM NHUẦN LÝ LY THAM và sau này sẽ trở thành một NỘI LỰC KHÔNG HAM MUỐN nó sẽ giúp tôi ĐOẠN DIỆT LÒNG HAM MUỐN

  • Tóm lại : Câu pháp hướng tác ý trên chỉ cho chúng ta phải thực hành 2 nhiệm vụ chính đó là QUÁN và BIẾT.Tức là trong một hành động tu tập chúng ta kết hợp cả 2 pháp Quán và Biết

Quán: tức là dụng Định Vô Lậu

        Biết : tức là dùng Định Chánh Niệm Tĩnh Giác

Như vậy quán xét để biết tâm bị tham hay tâm đang Thanh Thản – An Lạc – Vô Sự là CHÍNH còn hành động đang ăn cơm, hoặc đang làm các công việc hay đang thở ra, thở vô là PHỤ có nghĩa là chúng ta nương vào hành động của Nội hay Ngoại của thân để biết tâm tham của mình dễ dàng hơn để xả bỏ. Biết hành động NỘI hay NGOẠI của thân để xả tâm tham là có lợi ích vì nó giúp cho tâm được Thanh Thản – An Lạc – Vô Sự thì đó là tâm GIẢI THOÁT. Còn ngược lại nương hành động NỘI hay NGOẠI của thân để NHIẾP TÂM , ỨC CHẾ TÂM không có niệm khởi là sai, là diệt ý thức.

Sự tu tập quan trọng chỗ Xả Tâm là chính chứ không phải tỉnh thức là chính. Tức thức giúp cho chúng ta xả tâm, chứ tỉnh thức không có giải thoát. Nếu người nào xả hết 5 món DỤC LẠC thì sức tỉnh thức rất cao. Tỉnh thức cao thì 5 món DỤC LẠC ấy không có cơ hội cám dỗ những con người này được nữa thì đó là chúng ta đang trên quỹ đạo của sự giải thoát vậy ..

Hết

Tu sinh khu tịnh dưỡng An Lạc thực hiện